Vào thời điểm 20 NSS số chồi cây lúa biến động không nhiều, số chồi giao động từ 7,80 – 8,40 chồi/chậu, quá trình hình thành chồi ở các nghiệm thức khá đồng đều và không có sự khác biệt. Vào thời điểm 20 NSS cây lúa cơ bản phát triển hoàn thiện các bộ phận và có thể sử dụng chất dinh dưỡng được cung cấp từ bên ngoài nên bắt đầu nảy chồi. Do đó trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng cây lúa cần nhiều dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho quá trình đẻ chồi (Nguyễn Như Hà, 2006). Thời điểm 20 NSS chưa phải là giai đoạn đẻ chồi mạnh nhất (Nguyễn Hữu Hợp, 2010).
Giai đoạn 40 NSS là lúc cây lúa phát triển và có sự hình thành chồi mạnh mẽ nhất, vì trong giai đoạn này hệ thống rễ cây phát triển mạnh, giúp cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho sự tăng trưởng và đẻ chồi, số chồi ở giai đoạn này biến động trong khoảng từ 25,80 – 29,60 chồi/chậu, số chồi hình thành giai đoạn này gấp 3,3 lần so với giai đoạn 20 NSS. Thời điểm cây lúa đạt chồi tối đa có thể cùng lúc hoặc sau khi phân hóa đòng (Võ Tòng Xuân, 1986). Do đó cần cung cấp dinh dưỡng sớm để cây có thể đạt số chồi hữu hiệu sớm, ngược lại nếu cung cấp trễ dẫn đến hình thành nhiều chồi vô hiệu như vậy năng suất khi thu hoạch sẽ không cao. Sự hình thành chồi ở các nghiệm thức giai đoạn này tương đối đều và không có khác biệt về mặt thống kê.
Số chồi/chậu ở thời điểm 60 NSS thấp hơn so với giai đoạn 40 NSS. Sự sụt giảm số chồi ở giai đoạn này cây lúa tập trung dinh dưỡng để nuôi chồi hữu hiệu, tập trung nuôi đòng, nuôi hạt trong thời kỳ trổ bông, số chồi giao động từ 18,00 – 23,60 chồi/chậu, số chồi ở nghiệm thức đối chứng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại và khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Ở giai đoạn này số chồi nhiều không đảm bảo năng suất sau này sẽ cao mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như số bông trên chậu, số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc trên bông.
Theo Nguyễn Thành Phước (2003), ở cây lúa thì khoảng 10 – 30 chồi có thể được sinh ra trong điều kiện hợp lý, nhưng chỉ có 2 – 5 chồi được hình thành trong lúa sạ thẳng. Số chồi ở các nghiệm thức bón phân vi sinh vẫn nằm trong khoảng nhận định của Nguyễn Thành Phước là từ 2 – 5 chồi/cây đối với sạ thẳng, như vậy việc giảm lượng phân hóa học và kết hợp bón phân vi sinh có chứ vi khuẩn Azopirillum lipoferum
và Peseudomonas vẫn giúp cây lúa đạt số chồi thích hợp. Kết quả ghi nhận trên khá
phù hợp với thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hiệp và Ngô Ngọc Hưng (2012) về khả năng cố định đạm của chủng vi khuẫn Azospirillum lipoferum R29B1 kết hợp với liều lượng phân đạm khác nhau và thí nghiệm của Ngô Thanh Phong (2011) về xác định mức độ thay thế phân đạm của vi khuẫn Pseudomonas sp. BT1 và BT2 vẫn đạt số chồi tương
đương với nghiệm thức bón hoàn toàn phân hóa học
Bảng 3.3 Số chồi/chậu của giống lúa OM4900 vụ Thu Đông 2013
Nghiệm thức Số chồi/ chậu 20 NSS 40NSS 60NSS 1 8,20 29,60 23,60a 2 7,80 26,40 19,60b 3 7,80 25,80 18,00b 4 8,40 26,00 19,40b F ns ns * CV(%) 7,93 9,96 12,14
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ns= không khác biệt ý nghĩa, * = khác biệt ý nghĩa ở mức 5%.
3.2.3. Chiều dài bông
Qua kết quả ghi nhận cho thấy chiều dài bông biến động từ 20,48 – 22,68 cm, chiều dài bông ở các nghiệm thức 2 và 3 (bón giảm 10% và 20% N so với đối chứng kết hợp bón thêm phân vi sinh) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó nghiệm thức thứ 2 đạt chiều dài cao nhất 22,68 cm và nghiệm thức 3 đạt 21,86 cm, nghiệm thức còn lại không khác biệt so với đối chứng. Như vậy việc bón phân vi sinh giúp gia tăng chiều dài bông và có khả năng tăng năng suất. Kết quả trên khá phù hợp với thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hiệp và Ngô Ngọc Hưng (2012) về khả năng cố định đạm của chủng vi khuẫn Azospirillum lipoferum R29B1 kết hợp với liều lượng phân đạm khác nhau và thí nghiệm của Phạm Thị Ánh Loan (2002) về phân lập một số dòng Pseudomonas và khả năng tổng hợp kích thích tố tăng trưởng, cho thấy
Chiều dài bông lúa và mật độ đóng hạt phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện canh tác, chăm sóc và thời tiết (Vũ Văn Liết, 2004; Vũ Thị Thu Thủy, 2009). Và chiều dài bông cũng góp phần gia tăng năng suất (Vũ Văn Liết, 2004).
Bảng 3.4 Chiều dài bông (cm) ở các nghiệm thức thí nghiệm vào vụ Thu Đông 2013
Nghiệm thức Chiều dài bông
1 20,86b 2 22,68a 3 21,86a 4 20,48b F ** CV (%) 3,17
Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ns= không khác biệt ý nghĩa, ** = khác biệt rất ý nghĩa ở mức 1%.