Phƣơng pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân vi sinh bio – king bón qua gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa om4900 trồng trong chậu ở vụ thu đông 2013 (Trang 33)

Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và chạy thống kế bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm. Phân tích phương sai ANOVA để so sánh số liệu trung bình giữa các nghiệm thức.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. NHỮNG GHI NHẬN TỔNG QUÁT

3.1.1 Điều kiện khí hậu

Nhìn chung nhiệt độ trung bình từ tháng 9 đến tháng 12 là 26,90C và ẩm độ là 83%, với nhiệt độ và ẩm độ như vậy rất thích hợp cho cây lúa phát triển, tuy nhiên ẩm độ mức 83% cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Với lượng mưa trung bình ở các tháng 9, 10, 11 và 12 là 143,2 mm là khá cao, lượng mưa thấp dần qua các tháng, bên cạnh đó kết hợp với số giờ nắng trung bình qua các tháng khá thấp là 164,7 giờ tạo điều kiện mầm bệnh phát triển, đặc biệt là vào tháng 9 và 10 lượng mưa cao, ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của cây lúa, nhưng với điều kiện khí hậu ở bảng 3.1 cũng thích hợp cho sự phát triển của cây lúa.

Bảng 3.1 Đặc điểm khí hậu TP. Cần Thơ năm 2013 (Trung tâm khí tƣợng thủy văn Thành phố Cần Thơ, 2013) Tháng Nhiệt độ TB (0C) Giờ nắng (giờ) Lƣợng mƣa/tháng (mm) Ẩm độ (%) 9 27,1 155,7 336,7 86 10 27,3 183,9 138,9 85 11 27,5 201,7 94,6 82 12 25,6 117,6 2,5 79 Trung bình 26,9 164,7 143,2 83 3.1.2. Tình hình sinh trƣởng

Giai đoạn từ sau khi sạ đến 20 ngày sau sạ cây lúa phát triển khá đồng đều, không có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Thời gian trổ của giống lúa OM4900 trong thí nghiệm khoảng 69 ngày sau khi gieo, thời gian trổ ở các nghiệm thức khá đồng đều.

3.1.3. Tình hình sâu, bệnh

Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis): Xuất hiện rãi rác vào lúc 30 ngày sau khi sạ. Giai đoạn này không cần phun thuốc để phòng trị, vì sâu cuốn lá nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cây lúa và cây lúa có thể tự phục hồi. Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal): Xuất hiện vào lúc 65 ngày sau khi sạ, một số cây lúa đã có biểu hiện ngẹn đòng, ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất.

Đạo ôn (Pyricularia oryzae): Xuất hiện vào lúc ngày 12 sau khi sạ, nhưng kịp thời khắc phục bằng các loại thuốc đặc trị.

Cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae): Bệnh cháy bìa lá xuất hiện từ khi lúa làm đòng đến thu hoạch, bệnh phát triển mạnh, vết bệnh chiếm từ 30 – 50% diện tích lá.

Nhìn chung bệnh đạo ôn, được điều trị kịp thời. Riêng đối với bệnh cháy bìa lá phát triển cao gây cản trở việc hấp thu ánh sáng của lá. Theo Hoshikawa (1990), quang hợp không bình thường, sự vận chuyển carbohydrate về hạt bị trở ngại, hô hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ dẫn đến hạt lép nhiều, năng suất giảm.

3.2. CÁC CHỈ TIÊU NÔNG HỌC 3.2.1. Chiều cao cây 3.2.1. Chiều cao cây

Từ kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây lúa từ khi sạ đến thu hoạch phát triển đồng đều và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, ngoại trừ giai đoạn 60NSS

Giai đoạn 20 NSS chiều cao cây ở các nghiệm thức phát triển khá đồng đều giao động từ 37,41 – 39,31 cm. Giai đoạn này cây lúa tập trung phát triển lá, rễ và bắt đầu đẻ nhánh, tuy nhiên việc vươn lóng tăng chậm.

Giai đoạn 40 NSS chiều cao cây lúa đạt từ 53,54 – 56,30 cm, chiều cao cây lúa giai đoạn này tăng khá mạnh, tăng gấp 1,4 lần so với giai đoạn sau sạ đến 20 ngày, giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng của cây lúa, cây lúa chủ yếu tập trung vào việc hút dưỡng chất để phát triển và đẻ nhánh.

Giai đoạn từ 60 NSS chiều cao cây lúa giao động từ 69,32 – 73,29 cm, giai đoạn này chiều cao cây lúa tăng chậm hơn so với các giai đoạn trước, vì cây lúa tập trung dinh dưỡng vào việc nuôi đòng. Ở nghiệm thức 2 (giảm 10% N) và nghiệm thức 3 (giảm 20% N) cho kết quả khác biệt so với đối chứng ở mức 5 %, điều này cho thấy việc sử dụng phân vi sinh có chứa vi khuẩn Azopirillum lipoferum và Peseudomonas

giúp tăng chiều cây lúa. Kết quả trên cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Baldani và Dobereiner (1980) cho rằng vi khuẩn Azopirillum có tác dụng tăng chiều cao cây.

Chiều cao cây lúc thu hoạch là lúc cây lúa đạt chiều cao tối đa, chiều cao cây lúc thu hoạch biến động từ 57,66 – 63,33 cm. Giữa các nghiệm thức bón phân vi sinh và nghiệm thức đối chứng không khác biệt về mặt thống kê.

Chiều cao cây là một đặc tính di truyền của cây lúa nhưng cũng chịu tác động rất nhiều vào kỹ thuất canh tác và điều kiện môi trường. Nếu kỹ thuật canh tác tốt và môi trường thuận lợi thì chiều cao cây lúa tăng hơn mức bình thường. Ngược lại, kỹ thuật canh tác kém điều kiện môi trường canh tác không tốt sẽ làm cho chiều cao cây lúa thấp hơn so với bình thường. Trồng ở nước cạn (10 – 20 cm) chiều cao của các giống lúa biến thiên từ 50 cm đến trên 190 cm, tập trung nhiều ở khoảng 110 – 130 cm thuộc nhóm mùa lỡ và mùa muộn (Trần Hữu Phúc, 2008). Như vậy việc sử dụng phân vi sinh trong sản xuất vẫn đảm bảo sự phát triển chiều cao cây lúa.

Bảng 3.2 Chiều cao (cm) của giống lúa OM4900 vụ Thu Đông 2013

Nghiệm thức

Chiều cao cây

20 NSS 40 NSS 60 NSS Thu hoạch 1 37,85 54,44 69,32b 57,66 2 37,41 56,30 73,10a 61,48 3 39,00 53,54 73,29a 63,33 4 39,31 55,88 69,63ab 60,80 F ns ns * ns CV(%) 3,45 4,17 3,61 5,69

Ghi chú: ns= không khác biệt ý nghĩa

3.2.2. Số chồi trên chậu

Vào thời điểm 20 NSS số chồi cây lúa biến động không nhiều, số chồi giao động từ 7,80 – 8,40 chồi/chậu, quá trình hình thành chồi ở các nghiệm thức khá đồng đều và không có sự khác biệt. Vào thời điểm 20 NSS cây lúa cơ bản phát triển hoàn thiện các bộ phận và có thể sử dụng chất dinh dưỡng được cung cấp từ bên ngoài nên bắt đầu nảy chồi. Do đó trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng cây lúa cần nhiều dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho quá trình đẻ chồi (Nguyễn Như Hà, 2006). Thời điểm 20 NSS chưa phải là giai đoạn đẻ chồi mạnh nhất (Nguyễn Hữu Hợp, 2010).

Giai đoạn 40 NSS là lúc cây lúa phát triển và có sự hình thành chồi mạnh mẽ nhất, vì trong giai đoạn này hệ thống rễ cây phát triển mạnh, giúp cây hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho sự tăng trưởng và đẻ chồi, số chồi ở giai đoạn này biến động trong khoảng từ 25,80 – 29,60 chồi/chậu, số chồi hình thành giai đoạn này gấp 3,3 lần so với giai đoạn 20 NSS. Thời điểm cây lúa đạt chồi tối đa có thể cùng lúc hoặc sau khi phân hóa đòng (Võ Tòng Xuân, 1986). Do đó cần cung cấp dinh dưỡng sớm để cây có thể đạt số chồi hữu hiệu sớm, ngược lại nếu cung cấp trễ dẫn đến hình thành nhiều chồi vô hiệu như vậy năng suất khi thu hoạch sẽ không cao. Sự hình thành chồi ở các nghiệm thức giai đoạn này tương đối đều và không có khác biệt về mặt thống kê.

Số chồi/chậu ở thời điểm 60 NSS thấp hơn so với giai đoạn 40 NSS. Sự sụt giảm số chồi ở giai đoạn này cây lúa tập trung dinh dưỡng để nuôi chồi hữu hiệu, tập trung nuôi đòng, nuôi hạt trong thời kỳ trổ bông, số chồi giao động từ 18,00 – 23,60 chồi/chậu, số chồi ở nghiệm thức đối chứng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại và khác biệt ý nghĩa ở mức 5%. Ở giai đoạn này số chồi nhiều không đảm bảo năng suất sau này sẽ cao mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như số bông trên chậu, số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc trên bông.

Theo Nguyễn Thành Phước (2003), ở cây lúa thì khoảng 10 – 30 chồi có thể được sinh ra trong điều kiện hợp lý, nhưng chỉ có 2 – 5 chồi được hình thành trong lúa sạ thẳng. Số chồi ở các nghiệm thức bón phân vi sinh vẫn nằm trong khoảng nhận định của Nguyễn Thành Phước là từ 2 – 5 chồi/cây đối với sạ thẳng, như vậy việc giảm lượng phân hóa học và kết hợp bón phân vi sinh có chứ vi khuẩn Azopirillum lipoferum

và Peseudomonas vẫn giúp cây lúa đạt số chồi thích hợp. Kết quả ghi nhận trên khá

phù hợp với thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hiệp và Ngô Ngọc Hưng (2012) về khả năng cố định đạm của chủng vi khuẫn Azospirillum lipoferum R29B1 kết hợp với liều lượng phân đạm khác nhau và thí nghiệm của Ngô Thanh Phong (2011) về xác định mức độ thay thế phân đạm của vi khuẫn Pseudomonas sp. BT1 và BT2 vẫn đạt số chồi tương

đương với nghiệm thức bón hoàn toàn phân hóa học

Bảng 3.3 Số chồi/chậu của giống lúa OM4900 vụ Thu Đông 2013

Nghiệm thức Số chồi/ chậu 20 NSS 40NSS 60NSS 1 8,20 29,60 23,60a 2 7,80 26,40 19,60b 3 7,80 25,80 18,00b 4 8,40 26,00 19,40b F ns ns * CV(%) 7,93 9,96 12,14

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ns= không khác biệt ý nghĩa, * = khác biệt ý nghĩa ở mức 5%.

3.2.3. Chiều dài bông

Qua kết quả ghi nhận cho thấy chiều dài bông biến động từ 20,48 – 22,68 cm, chiều dài bông ở các nghiệm thức 2 và 3 (bón giảm 10% và 20% N so với đối chứng kết hợp bón thêm phân vi sinh) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó nghiệm thức thứ 2 đạt chiều dài cao nhất 22,68 cm và nghiệm thức 3 đạt 21,86 cm, nghiệm thức còn lại không khác biệt so với đối chứng. Như vậy việc bón phân vi sinh giúp gia tăng chiều dài bông và có khả năng tăng năng suất. Kết quả trên khá phù hợp với thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hiệp và Ngô Ngọc Hưng (2012) về khả năng cố định đạm của chủng vi khuẫn Azospirillum lipoferum R29B1 kết hợp với liều lượng phân đạm khác nhau và thí nghiệm của Phạm Thị Ánh Loan (2002) về phân lập một số dòng Pseudomonas và khả năng tổng hợp kích thích tố tăng trưởng, cho thấy

Chiều dài bông lúa và mật độ đóng hạt phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, điều kiện canh tác, chăm sóc và thời tiết (Vũ Văn Liết, 2004; Vũ Thị Thu Thủy, 2009). Và chiều dài bông cũng góp phần gia tăng năng suất (Vũ Văn Liết, 2004).

Bảng 3.4 Chiều dài bông (cm) ở các nghiệm thức thí nghiệm vào vụ Thu Đông 2013

Nghiệm thức Chiều dài bông

1 20,86b 2 22,68a 3 21,86a 4 20,48b F ** CV (%) 3,17

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ns= không khác biệt ý nghĩa, ** = khác biệt rất ý nghĩa ở mức 1%.

3.3. THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT 3.3.1 Số bông trên chậu 3.3.1 Số bông trên chậu

Qua kết quả ghi nhận Bảng 3.5 cho thấy số bông/chậu giao động từ 15,00 – 18,60 bông/chậu, số bông/chậu cao nhất ở nghiệm thức 1 (đối chứng) đạt 18,60, không khác biệt so với nghiệm thức 4 (bón giảm 30% N so với đối chứng và bón thêm phân vi sinh) đạt 17,20 bông/chậu, các nghiệm thức còn lại khác biệt ý nghĩa mức 5% so với đối chứng. Ở thí nghiệm của Nguyễn Văn Măng (2010) về hiệu quả của vi khuẫn cố định đạm Azospirillum lipoferum, vi khuẩn hòa tan lân Pseudomonas stutzeri trên lúa cao sản cũng cho kết quả tương tự.

Số bông trên m2

có thể đóng góp 74% năng suất (Nguyễn Đình Giao và ctv.,

1997). Số bông trên bụi có quan hệ nghịch với số hạt trên bông và trọng lượng hạt (Nguyễn Thị Lang, 1994).

Bảng 3.5 Thành phần năng suất và năng suất thí nghiệm ở các nghiệm thức vào vụ Thu Đông 2013 Nghiệm thức Số bông/ chậu Số hạt chắc/ bông Phần trăm hạt chắc Trọng lượng 1000 (g) Năng suất lý thuyết (g/chậu) Năng suất thực tế (g/chậu) 1 18,60a 65,06bc 65,22 24,70 29,89 25,28a 2 15,20b 69,66ab 64,89 24,84 26,13 23,31ab 3 15,00b 72,22a 67,55 24,53 26,55 23,62ab 4 17,20ab 59,84c 63,00 25,22 25,95 20,33b F * ** ns ns ns * CV(%) 9,87 7,41 6,44 2,46 11,39 10,16

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê theo phép thử Duncan, ns= không khác biệt ý nghĩa, * = khác biệt ý nghĩa ở mức 5%, **= khác biệt rất ý nghĩa ở mức 1%.

3.3.2 Số hạt chắc trên bông

Số hạt chắc/bông là yếu tố quan trọng góp phần ảnh hưởng làm tăng hay giảm năng suất lúa. Qua kết quả ở Bảng 3.5, số hạt chắc trên bông biến động từ 59,84 – 72,22 hạt/bông. Nghiệm thức 3 (giảm 20 % N so với đối chứng và kết hợp với phân vi sinh) đạt cao nhất 72, 22 hạt/bông, khác biệt rất ý nghĩa so với đối chứng mức 1%, các nghiệm thức còn lại không khác biệt so với đối chứng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Boddey và Dobereiner (1988) khi chủng vi khuẩn Azoprillium có tác dụng

thúc đẩy tăng tỷ lệ hạt chắc/bông.

Số hạt chắc/bông chịu sự ảnh hưởng của giống lúa, điều kiện thời tiết và kỹ thuật canh tác (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008; Trần Ngọc Chủng, 2010). Thời kỳ quyết định số hạt chắc/bông chủ yếu là thời kỳ phân hóa đồng đến cuối thời kỳ giảm nhiễm (Đinh Văn Lữ, 1978).

3.3.3 Phần trăm hạt chắc

Theo Yoshida (1981), những gống lúa có năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc trên bông phải đạt được 80% trở lên. Qua kết quả ghi nhận ở Bảng 3.5 cho thấy phần trăm hạt chắc ở các nghiệm thức giao động từ 63,00 – 67,55%, nhưng không khác biệt so với đối chứng.

Phần trăm hạt chắc cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa. Trong điều kiện các thành phần năng suất khác ổn định, tỷ lệ hạt chắc trên bông tỷ lệ thuận với năng suất lúa. Phần trăm hạt chắc trên bông chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trong suốt thời kỳ từ khi cây lúa làm đồng đến khi vào hạt chắc, nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).

Phần trăm gié hoa chắc được xác định trước, trong và sau khi trổ gié (Yoshida, 1981). Các điều kiện không thuận lợi khi chín có thể ức chế sinh trưởng trực tiếp của vài gié hoa cho những gié hoa lép. Từ kết quả ghi nhận cho thấy việc sử dụng phân vi sinh cho kết quả phần trăm hạt chắc không khác biệt so với nghiệm thức đối chứng sử dụng 100% phân vô cơ.

3.3.4 Trọng lƣợng 1000 hạt (g)

Qua kết quả trình bài ở Bảng 3.5 cho thấy trọng lượng 1000 hạt giao động từ 24,53 đến 25,22g giữa các nghiệm thức không khác biệt qua phân tích thống kê.

Trọng lượng 1000 hạt là chỉ tiêu ít biến động, do ảnh hưởng của yếu tố di truyền cao và ít chịu tác động của môi trường (Matsushima, 1970; Mai Thành Phụng, 2004; Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Ở phần lớn các giống lúa trọng lượng 1000 hạt thường dao động từ 20 – 30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

3.3.5 Năng suất lý thuyết

Năng suất thực tế được cấu thành và chịu tác động của bốn thành phần: phần trăm hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt, số hạt chắc/bông và số bông/chậu (đối với thí nghiệm trên chậu). Bốn thành phần trên chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong phạm vi giới hạn khi các thành phần cấu thành năng suất lý thuyết đạt tối hảo, thì năng suất đạt tối đa.

Từ kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy năng suất lý thuyết giao động trong khoảng từ 25,95 – 29,89 g/chậu. Nghiệm thức 1 (đối chứng) cho năng suất cao nhất (29,89 g/chậu), năng suất thấp nhất (25,95 g/chậu) ở nghiệm thức 4 (giảm 30% N so với đối chứng và kết hợp phân vi sinh) và không có khác biệt giữa các nghiệm thức có bón phân vi sinh với nghiệm thức đối chứng. Như vậy việc sử dụng phân vi sinh vẫn đảm bảo cây lúa phát triển tốt như sử dụng hoàn toàn phân vô cơ.

3.3.6 Năng suất thực tế

Năng suất thực tế do đặc tính giống quy định bên cạnh đó nó vẫn chịu ảnh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân vi sinh bio – king bón qua gốc đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa om4900 trồng trong chậu ở vụ thu đông 2013 (Trang 33)