Định hƣớng phát triển của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 34)

Kông chi nhánh Cần Thơ

- Đối với khách hàng: luôn sãn sàng đáp ứng nhu cầu và giá trị gia tăng mang lại cho khách hàng.

- Đối với nhân viên: luôn là môi trƣờng phát triển sự nghiệp và gắn bó lâu dài cùng đại gia đình MDB chi nhánh Cần Thơ.

- Đối với xã hội: luôn tham gia chia sẻ và tham gia đóng góp trong công tác xã hội.

3.1.6 Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông chi nhánh Cần thơ

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển Mê Kông chi nhánh Cần thơ luôn đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình, lợi nhuận là hiệu số giữa thu nhập và chi phí bỏ ra của Ngân hàng, giúp xác định đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức hoàn thành mục tiêu của năm sau so với năm trƣớc, từ đó thấy đƣợc điểm mạnh điểm yếu để tìm cách phát huy và khắc phục. Trong năm qua với nhiều cơ hội và thách thức, cùng nỗ lực của toàn thể nhân viên và lãnh đạo Ngân hàng, đến nay Ngân hàng đƣợc xem là một trong những Ngân hàng vững mạnh trên địa bàn.

24

Bảng 3.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông chi nhánh Cần thơ

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 (Triệu đồng) 2012 (Triệu đồng) 2013 (Triệu đồng) 6th 2013 (Triệu đồng) 6th 2014 (Triệu đồng) 2012-2011 2013-2012 6th 2014-6th 2013 (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Thu nhập 34.414 53.735 70.373 40.056 56.963 19.321 56,14 16.638 30,96 16.907 42,21 Chi phí 28.837 44.014 59.967 32.982 49.503 15.177 52,63 15.953 36,25 16.521 50,09 Lợi nhuận 5.577 9.721 10.406 7.073 7.433 4.144 74,31 685 7,05 306 5,09

25

Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại MDB chi nhánh cần thơ

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông chi nhánh Cần thơ

Bảng 3.1 cho thấy thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2012 thu nhập tăng 19.321 triệu đồng tƣơng ứng tăng 56,14% so với năm 2011. Thu nhập tăng tập trung chủ yếu vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng (thu từ lãi). Nguyên nhân là do Ngân hàng đẩy mạnh chính sách cho vay mua xe trả góp (Imotor) và đạt đƣợc hiệu quả cao. Năm 2013, thu nhập đạt 70.373 triệu đồng tăng 16.638 triệu đồng tƣơng ứng 30,96% so với năm 2012, là do việc kinh doanh của Ngân hàng dần ổn định hơn so với những năm đầu thành lập có rất nhiều khó khăn và có chính sách kinh doanh hiệu quả nhƣ hạn mức tín dụng cao, phân công từng cán bộ tín dụng quản lý từng khu vực cụ thể do đó việc thu lãi, gốc đến hạn đạt hiệu quả và công tác kiểm soát món vay hạn chế đƣợc các khoản trả chậm.

Cùng với sự tăng lên của thu nhập cũng đã kéo chi phí không ngừng tằng lên. Năm 2012, chi phí là 44.014 triệu đồng tăng 15.177 triệu đồng tƣơng ứng tăng với tỷ lệ 52,63% so với năm 2011. Năm 2013, chi phí là 59.967 triệu đồng tăng 36,25% so với năm 2012. Chi phí vẫn tăng qua các năm là do những năm đầu thành lập cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nên chi phí mua sắm tài sản, đầu tƣ hàng năm đều tăng là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, Ngân hàng thực hiện chính sách trần lãi suất huy động (14%) theo quy định của NHNN nên đã gây khó khăn trong công tác huy động vốn, cùng mục tiêu tăng thu nhập của Ngân hàng đã gây ra tình trạng thiếu hụt vốn, buộc Ngân hàng phải điều chuyển vốn từ Hội sở làm cho chi phí Ngân hàng tăng lên.

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 2011 2012 2013 6th đầu 2013 6th đầu 2014 thu nhập chi phí lợi nhuận

26

Sáu tháng đầu năm 2014, chi phí có sự gia tăng tốc độ tăng 50,09% nhƣng đáng chú ý là tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập (42,21%). Từ đó cho thấy công tác quản lý chi phí 6 tháng đầu năm 2014 của Ngân hàng chƣa hiệu quả.

Bảng 3.1 cho thấy kết quả kinh doanh cảu Ngân hàng tƣơng đối cao, lợi nhuận tăng liên tục qua các năm. Cụ thể lợi nhuận năm 2012 tăng cao đạt 9.721 triệu đồng tăng 4.144 triệu đồng so với năm 2011 tƣơng ứng mức tăng 74,31%. Đạt đƣợc kết quả này là do chính sách tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, ngoài ra Ngân hàng còn chú trọng cắt giảm những chi phí không cần thiết. Năm 2013, lợi nhuận đạt 10.406 triệu đồng tăng 7,05% so với năm 2012, lợi nhuận tăng liên tục là do tỷ lệ tăng của thu nhập cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí, trong khoảng thời gian này Ngân hàng đã ổn định đƣợc vị trí trong ngành, số lƣợng khách hàng tăng lên, nguồn thu về từ hoạt động cho vay đa dạng nhƣ: Trả góp tiêu dùng, cho vay trả góp đối với cán bộ công nhân viên chức, tiểu thƣơng, chợ... cung cấp các dịch vụ tăng thu nhập.

Trong nửa đầu năm 2014 nền kinh tế đã ổn định và phát triển trở lại do vậy lợi nhuận Ngân hàng cũng tăng 306 triệu đồng, với mức tƣơng ứng 5,09% so với cùng kì năm 2013.

Tóm lại kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khá tốtt với thu nhập với thu nhập cũng nhƣ lợi nhuận tăng qua các năm. Tuy nhiên kéo theo đó là sự tăng lên của chi phí do những năm đầu thành lập nên Ngân hàng cần phải đầu tƣ trang thiết bị phục vụ sự phát triển của Ngân hàng.

27

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG

CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng

4.1.1 Phân tích tình hình biến động vốn của Ngân hàng

Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định sự tồn tại của Ngân hàng. Nguồn vốn tăng trƣởng ổn định sẽ góp phần tích cực trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, bởi vì nguồn vốn có đủ lớn thì mới có thể đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra kịp thời, nhằm tăng thêm thu nhập, uy tín cho Ngân hàng.

Hinh 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông chi nhánh Cần thơ năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông chi nhánh Cần thơ

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2011 2012 2013 6th 2013 6th 2014 vốn điều chuyển vốn huy động

28

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông chi nhánh Cần thơ

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 (Triệu đồng) 2012 (Triệu đồng) 2013 (Triệu đồng) 6th 2013 (Triệu đồng) 6th 2014 (Triệu đồng) 2012-2011 2013-2012 6th 2014-6th 2013 (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Vốn huy động 156.848 343.500 474.600 443.030 660.189 186.652 119,00 131.100 38,17 217.159 49,02 Vốn điều chuyển 30.943 55.846 69.674 38.321 34.841 25.751 85,57 13.828 24,76 -3.480 -9,08 Tổng 186.943 399.346 544.274 481.351 695.030 212.403 113,62 144.928 36.29 213,679 44,39

29

Bảng 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm từ 186.943 triệu đồng năm 2011 đến 695.030 triệu đồng vào 6 tháng đầu năm 2014, tăng 508.087 triệu đồng tƣơng ứng 271,79% so với năm 2011. Qua đó cho thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng chuyển biến một cách tích cực và quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng. Cụ thể tình hình nguồn vốn huy động năm 2012 tăng 186.652 triệu đồng, tức tăng 119,00% so với năm 201 và năm 2013 tăng 113,100 triệu đồng tức tăng 38,17% so với năm 2012. Năm 2012 và năm 2013 đƣợc xem là khó khăn về tài chính, nền kinh tế biến động về giá cả, vàng, và ngoại tệ nhƣng số vốn Ngân hàng huy động vẫn tăng tỷ lệ cao, đó là nhờ chính sách huy động vốn với mức độ ƣu đãi lãi suất, các chƣơng trình tiền gửi tiết kiệm, quà tặng hấp dẫn đã thu hút đƣợc khách hàng có vốn nhàn rỗi cao. 6 tháng đầu năm 2014 tình hình huy động vốn vẫn khả quan và tiếp tục tăng cao so với 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể tăng 217.159 triệu đồng tƣơng ứng tăng 49,02%.

Bên cạnh sự tăng lên của nguồn vốn huy động, thì nguồn vốn điều chuyển cũng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2012 vốn điều chuyển tăng 25.751 triệu đồng tƣơng ứng 85,57% so với năm 2011. Và tiếp tục tăng lên 69.674 triệu đồng vào năm 2013, tăng 13.828 triệu đồng tƣơng ứng tăng 24,76% so với năm 2012. Nguồn vốn này tăng là do nhu cầu tín dụng tăng cao, nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, buộc Ngân hàng phải điều chuyển vốn từ Hội Sở.

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng

Với chức năng “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và của MDB nói riêng. Công tác huy động vốn đã đƣợc xác định là một trong những mục tiêu quan trọng đặc biệt trong hoạt động tín dụng, do đó trong những năm qua chi nhánh đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức nhƣ: Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn với mức độ ƣu đãi lãi suất, các chƣơng trình tiền gửi tiết kiệm, quà tặng hấp dẫn đã thu hút đƣợc khách hàng có vốn nhàn rỗi cao, thƣờng xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút đƣợc nguồn vốn khá lớn để đầu tƣ cho vay phát triển kinh tế địa phƣơng.

Sự tăng trƣởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

30

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông chi nhánh Cần thơ

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 (Triệu đồng) 2012 (Triệu đồng) 2013 (Triệu đồng) 6th 2013 (Triệu đồng) 6th 2014 (Triệu đồng) 2012-2011 2013-2012 6th 2014-6th 2013 (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tiền gửi của

TCKT 6.876 11.077 15.244 11.824 14.968 4.201 61,10 4.167 37,62 3.144 26,59 TGTK của DC 149.972 332.432 459.356 431.206 645.221 182.451 121,66 126.933 38,18 214.015 49,63 Vốn điều chuyển 30.095 55.846 69.674 38.321 34.841 25.751 85,57 13.828 24,76 -3.480 -9,08 Tổng 186.943 399.346 544.274 481.351 695.030 212.403 113,62 144.928 36,29 213.679 44,39

31

Bảng 4.2 cho thấy tiền gửi của TCKT có sự tăng trƣởng liên tục qua 3 năm. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào không vì mục đích nhận lãi suất, chỉ nhằm phục vụ cho việc kinh doanh và giao dịch của mình. Cụ thể năm 2012 tăng 4.201 triệu đồng tƣơng ứng tăng 61,10% so với năm 2011. Sang năm 2013 khoản mục này tiếp tục tăng cụ thể tăng 4.167 triệu đồng tƣơng ứng tăng 37,62%. Nguyên nhân của sự tăng lên là do trong những năm gần đây các doanh nghiệp trên địa bàn làm ăn ngày càng hiệu quả và giữa các doanh nghiệp này có nhu cầu cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trình kinh doanh cũng nhƣ bảo quản tài sản an toàn sau mỗi chu trình sản xuất kinh doanh. Ngân hàng có mối quan hệ tốt với các công ty, doanh nghiệp, tạo đƣợc uy tín và cung cấp các dịch vụ tiện ích nên thu hút đƣợc lƣợng tiền gửi từ các đơn vị này và là khách hàng thân thiết với ngân hàng. Đối với 6 tháng 2014 so với 6 tháng cùng kỳ năm trƣớc khoản tiền gửi này có sự tăng trƣởng với tốc độ tăng 26,59%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế dần đi vào quỷ đạo nên có nhiều doanh nghiệp thành lập dẫn đến nhu cầu thanh toán lẫn nhau cũng tăng lên, thêm vào đó Ngân hàng không ngừng nổ lực tuyên truyền quảng bá sản phẩm dịch vụ tiện ích này đến các doanh nghiệp, nên đã góp phần làm tăng khoản mục tiền gửi này.

Bênh cạnh đó tiền gửi của dân cƣ cũng có sự tăng trƣởng một cách mạnh mẽ qua các năm và đƣơc thể hiện cụ thể qua bảng 4.2. Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, đa phần gửi vào vì mục đích sinh lời. Nguồn vốn này khá ổn định nên thƣờng là nguồn vốn chính cho nghiệp vụ tín dụng. Năm 2012, khoản mục này đạt 332.432 triệu đồng, tăng 182.451 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 121,66%. Nguyên nhân do trong năm 2012 thông tin lãi suất huy động đã đƣợc dự báo giảm đầu năm nên nhiều ngƣời dân mang tiền gửi tại Ngân hàng thêm vào đó là Ngân hàng đã áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn, tăng khả năng linh hoạt đối với tiền gửi của khách hàng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đƣợc mở rộng và đa dạng đã làm cho loại tiền gửi này tăng nên thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Sang năm 2013 đến 6 tháng đầu 2014 khoản tiền gửi này tiếp tục tăng trƣởng nhanh chỉ trong 6 đầu năm 2014 khoản mục này tăng cao hơn so với cả năm 2013 là do trong khoản thời gian này điều kiện sản xuất kinh doanh của dân cƣ đạt hiệu quả hơn mang lại thu nhập nhiều hơn cho họ nên nhu cầu tiết kiệm cũng gia tăng. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn chủ động đa dạng hóa hình thức cũng nhƣ biện pháp huy động về thời gian và lãi suất để thu hút khách hàng, không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ của mình, phong cách phục vụ ân cần chu đáo tạo lòng tin uy tín đối với khách

32

hàng, chính điều đó đã mạng lại những thành công trong công tác huy động khoản mục tiền gửi này.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm thực hiện rất tốt, luôn đạt kế hoạch đề ra. Có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do chi nhánh luôn phấn đấu nỗ lực tìm mọi biện pháp tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng với phƣơng thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, nên ngân hàng cần tăng cƣờng công tác huy động vốn và gia tăng các dịch vụ tiền gửi để giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

4.2 Khái quát tình hình cho vay của Ngân hàng

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, MDB chi nhánh Cần thơ cũng đã từng bƣớc mở rộng hoạt động cho vay không những về địa bàn Cần thơ mà còn mở rộng cho vay sang các tỉnh lân cận nhƣ: Hậu giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long... Nơi có nhiều tiềm năng kinh tế nhƣng thiếu hụt nhiều nguồn vốn, đồng thời còn mở rộng đối tƣợng cho vay từ những khách hàng là hộ sản xuất nông nghiệp đến nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhƣ: Các tổ chức kinh tế, hợp tác xã hay các cơ quan ban Ngành, doanh nghiệp. Sự gắn bó giữa Ngân hàng và khách hàng tạo nên sự tin cậy trong suốt thời gian qua làm cho hoạt động của Ngân hàng càng đƣợc mở rộng, tăng trƣởng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn tƣơng đối thấp và ở mức cho phép. Tình hình hoạt động tín dụng của MDB chi

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông chi nhánh cần thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)