Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trongthức ăn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEINVÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢSỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓACỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG (Trang 51)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài

3.3.1. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trongthức ăn

ăn đến tăng trưởng theo khối lượng của cá chim vây vàng

Kết quả nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng theo khối lượng của cá chim vây vàng trong thí nghiệm được thể hiện trên Bảng 3.8

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá chim vây vàng ở các CTTN khác nhau

CTTN Các chỉ tiêu

Mức P/E Tỷ lệ P/E W đầu (g) W cuối (g) SGRw (%/ngày) 1 39,1/21,5 18,2 33,5 ± 0,3a 104,8 ± 1,7a 1,7 ± 0,07a 2 39,0/23,1 16,9 35,0 ± 1,3a 120,1 ± 9,3ab 1,9 ± 0,04ab 3 40,5/25,0 16,2 36,0 ± 1,2a 118,9 ±13,1a 1,8 ± 0,05ab 4 46,6/20,2 23,1 35,3 ± 1,3a 130,2 ± 18,7ab 2,1 ± 0,08bc 5 43,9/23,1 19,0 33,9 ± 1,0a 121,4 ± 1,1ab 2,1 ± 0,03c 6 45,4/24,9 18,2 34,1 ± 0,6a 116,5 ± 6,2a 2,0 ± 0,06ab 7 53,1/20,7 25,1 34,5 ± 2,6a 128,8 ± 4,7ab 2,1 ± 0,08cd 8 49,1/23,2 21,2 35,5 ± 1,0a 145,3 ± 5,6b 2,3 ± 0,05de 9 49,6/25,2 19,7 36,2 ± 0,3a 129,2 ± 3,6ab 2,1 ± 0,03bc ANOVA hai nhân tố

P p<0,05 p<0,05

E p<0,05 p<0,05

P x E p>0,05 p>0,05

Ghi chú: các số liệu trong cùng cột có các chữ mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05

Kết quả thu được ở Bảng 3.8 cho thấy cá chim vây vàng sinh trưởng khá nhanh trong thời gian thí nghiệm. Khối lượng trung bình ban đầu của cá từ 33,5 ± 0,3 đến 36,2 ± 0,3 (g) khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các công thức thí

nghiệm (p>0,05). Sau 63 ngày thí nghiệm khối lượng cá tăng lên từ 104,8 ± 1,7 g đến 145,3 ± 5,6 g. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng đặc biệt (% g/ngày) dao động từ 1,7 ± 0,07 đến 2,3 ± 0,05 %/ngày, khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) sau khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá ăn thức ăn số 8 (tỷ lệ CP/GE là 49,1/23,2), tức là ở mức protein cao nhất và mức năng lượng trung bình, có khối lượng thân cuối (145,3 ± 5,6 g) và tốc độ tăng trưởng theo ngày (2,3 ± 0,05 %/ngày), cao nhất có ý nghĩa. Trong khi đó, cá cho ăn bằng công thức thức ăn 1 (mức protein và năng lượng thấp nhất, tỷ lệ CP/GE là 39,1/21,50) có khối lượng cuối cùng và tốc độ sinh trưởng thấp nhất, có ý nghĩa (p<0,05).

Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố cho thấy mức protein và năng lượng có ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá thí nghiệm (p<0,05) nhưng không có sự tác động tương hỗ qua lại giữa chúng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và khối lượng cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (p>0,05).

Ảnh hưởng của các loại thức ăn có cùng hàm lượng protein thiết kế 40 % với các mức năng lượng 21, 23 và 25 (MJ/kg) tương ứng với các thức ăn số 1,2, 3; hàm lượng protein thiết kế 45 % với các mức năng lượng 21, 23 và 25 (MJ/kg) tương ứng với các thức ăn số 4,5,6; hàm lượng proten thiết kế 50 % với các mức năng lượng 21, 23 và 25 (MJ/kg) tương ứng với thức ăn số 7,8,9 lên tốc độ tăng trưởng theo khối lượng của cá chim vây vàng được thể hiện ở Hình 3.5

Hình 3.5. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng lên tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá chim vây vàng trong các CTTN khác nhau

Kết quả ở Hình 3.5 cho thấy, trong thức ăn ở mức protein 40 %, năng lượng thấp 21,5 MJ/kg thì tốc độ tăng trưởng của cá là thấp nhất, đạt 1,7 (%/ngày) tương ứng công thức 1. Trong thức ăn ở mức protein 45%, năng lượng cao nhất 24,9 MJ/kg thì tốc độ tăng trưởng của cá đạt trung bình là 2,0 (%/ngày) tương ứng với công thức 6. Trong thức ăn ở mức protein 50 %, năng lượng trung bình 23,2 MJ/kg thì tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá là cao nhất, đạt 2,3 (%/ngày) tương ứng với công thức thứ 8. Kết quả thí nghiệm cho thấy, mức năng lượng 23,2 MJ/kg trong thức ăn với mức protein 50% là tối ưu, phù hợp cho cá chim sinh trưởng.

3.3.2. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thứcăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng ăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng

Hiệu quả sử dụng thức ăn được thể hiện qua hệ số chuyển đổi thức ăn. Nếu hệ số thức ăn thấp chứng tỏ cá nuôi sử dụng có hiệu quả về thức ăn. Kết quả thí nghiệm được thể hiện qua Bảng 3.9 như sau: Ở các công thức thí nghiệm hệ

số chuyển đổi thức ăn dao động từ 1,1 – 1,6. Cá chim vây vàng cho ăn theo công thức thứ 6, 8 và 9 đạt hệ số chuyển đổi thức ăn thấp nhất 1,1, giữa chúng khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05) và cho cá ăn bằng công thức thức ăn thứ 1 đạt hệ số chuyển đổi thức ăn cao nhất 1,6, sai khác có ý nghĩa thống kê so với các công thức thức ăn thí nghiệm khác (p<0,05).

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng trong các CTTN

CTTN Mức P/E Tỷ lệ P/E FCR 1 39,1/21,5 18,2 1,6 ± 0,06 cd 2 39,0/23,1 16,9 1,3 ± 0,03ab 3 40,5/25,0 16,2 1,3 ± 0,07ab 4 46,6/20,2 23,1 1,4 ± 0,06bc 5 43,9/23,1 19,0 1,2 ± 0,05ab 6 45,4/24,9 18,2 1,1 ± 0,04a 7 53,1/20,7 25,1 1,4 ± 0,06bc 8 49,1/23,2 21,2 1,1 ± 0,04a 9 49,6/25,2 19,7 1,1 ± 0,06a

ANOVA hai nhân tố

P p< 0,05

E p<0,05

P x E p>0,05

Ghi chú: các số liệu trong cùng cột có các chữ mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05

Ảnh hưởng của các loại thức ăn có cùng hàm lượng protein thiết kế 40 % với các mức năng lượng 21, 23 và 25 (MJ/kg) tương ứng với các thức ăn số 1,2, 3; hàm lượng protein thiết kế 45 % với các mức năng lượng 21, 23 và 25 (MJ/kg) tương ứng với các thức ăn số 4,5,6; hàm lượng proten thiết kế 50 % với các mức năng lượng 21, 23 và 25 (MJ/kg) tương ứng với thức ăn số 7,8,9 lên hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng được thể hiện ở Hình 3.6

Hình 3.6. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chim vây vàng trong các CTTN

Kết quả nghiên cứu cho thấy thức ăn có mức protein 40 % và mức năng lượng thấp 21,5 MJ/kg cho hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) cao nhất đạt 1,6, có ý nghĩa thống kê so với các công thức ăn còn lại (p<0,05); thức ăn có mức protein 50% với mức năng lượng 23,2 và 25,2 tương ứng công thức 8 và 9, thức ăn có mức protein 45% mức năng lượng cao 24,9 MJ/kg tương ứng công thức 6 lại có FCR như nhau (p>0,05) là thấp nhất đạt 1,1. Kết quả phân tích ANOVA 2 nhân tố cho thấy không có tác động tương hỗ giữa hàm lượng protein và mức năng lượng có trong thức ăn đến FCR của cá thí nghiệm (p>0,05).

3.3.3. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn đến hiệu qủa sử dụng protein của cá chim vây vàng

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn đến hiệu qủa sử dụng protein của cá chim vây vàng trong các công thức thí nghiệm

CTTN Mức P/E Tỷ lệ P/E PER

1 39,1/21,5 18,2 1,7 ± 0,07ab 2 39,0/23,1 16,9 2,1 ± 0,05cd 3 40,5/25,0 16,2 2,0 ± 0,08cd 4 46,6/20,2 23,1 1,6 ± 0,08ab 5 43,9/23,1 19,0 2,0 ± 0,05cd 6 45,4/24,9 18,2 2,0 ± 0,04cd 7 53,1/20,7 25,1 1,5 ± 0,06a 8 49,1/23,2 21,2 2,0 ± 0,09cd 9 49,6/25,2 19,7 1,9 ± 0,06bc

ANOVA hai nhân tố

P P < 0,05

E P < 0,05

P x E P > 0,05

Ghi chú: các số liệu trong cùng cột có các chữ mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.10 và Hình 3.7 cho thấy hàm lượng protein trong thức ăn có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng protein của cá chim vây vàng giai đoạn cá giống trong thí nghiệm. Cá cho ăn theo thức ăn có công thức số 1, 4 và 7 có hiệu quả sử dụng protein PER từ 1,5 đến 1,7, thấp hơn rõ rệt so với cá ăn thức ăn theo các công thức còn lại, dao động từ 1,9 đến 2,1 (p<0,05).

Hình 3.7. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn đến hiệu quả sử dụng protein của cá chim vây vàng trong các công thức thí nghiệm

Protein và năng lượng là những thành phần và yếu tố dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Nếu năng lượng trong thức ăn thấp, không đáp ứng nhu cầu của cá, protein có thể bị sử dụng để cung cấp năng lượng cho cá [12]. Ở mức năng lượng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá, protein trong thức ăn có thể dành cho quá trình đồng hóa, giúp cá tăng trưởng [22]. Điều này có thể lí giải vì sao cá ăn thức ăn thấp có hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR, PER) và tăng trưởng thấp hơn cá sử dụng thức ăn có mức năng lượng cao hơn ở trong thí nghiệm này.

3.3.4. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thứcăn đến tỷ lệ sống của cá chim ăn đến tỷ lệ sống của cá chim

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.11 cho thấy: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng khá cao khi cho ăn các loại thức ăn có các mức tỷ lệ CP/GE khác nhau trong thí nghiệm dao động từ 94,0% đến 100%, nhưng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê về trung bình (p>0,05). Điều này có thể kết luận rằng mức protein và năng lượng

trong các công thức thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây vàng trong thí nghiệm này.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của mức protein và năng lượng trong thức ăn đến tỷ lệ sống cá chim trong các công thức thí nghiệm

CTTN Mức P/E Tỷ lệ P/E Tỷ lệ sống (%) 1 39,1/21,5 18,2 94,0 ± 4,0 2 39,0/23,1 16,9 94,3 ± 1,4 3 40,5/25,0 16,2 97,3 ± 2,3 4 46,6/20,2 23,1 96,0 ± 0,0 5 43,9/23,1 19,0 100,0 ± 0,0 6 45,4/24,9 18,2 96,0 ± 2,0 7 53,1/20,7 25,1 97,3 ± 2,3 8 49,1/23,2 21,2 98,7 ± 1,2 9 49,6/25,2 19,7 98,7 ± 1,2

ANOVA hai nhân tố

P P > 0,05

E P >0,05

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEINVÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢSỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓACỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w