Tình hình nghiên cứu cá chim ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEINVÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢSỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓACỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG (Trang 25)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài

1.4.2. Tình hình nghiên cứu cá chim ở Việt Nam

Cá chim vây vàng có phân bố tự nhiên ở vùng biển Việt Nam nhưng rất ít khi bắt gặp. Nhận thức được giá trị kinh tế của loài cá này, năm 2003 Viện nghiên cứu thủy sản đã tiến hành nhập cá hương chim vây vàng từ Đài Loan nuôi thành cá giống. Năm 2005 Viện đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi thương phẩm và tạo đàn cá hậu bị của 5 loài cá biển kinh tế” trong đó có cá chim vây vàng. Kết quả của đề tài cho thấy sau 6 tháng nuôi cá chim vây bằng thức ăn Proconco và cá tạp, với cỡ cá thả là 22g cá đạt 450 g. Sau khi cá đạt 120 g cá ăn thức ăn tổng hợp Proconco có xu thế sinh trưởng chậm hơn so với cá ăn thức ăn cá tạp [6].

Năm 2008, được sự hỗ trợ của Dự án Hợp phần Hỗ trợ Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA), Trường Cao đẳng Thủy sản thực hiện đề tài “Nghiên

cứu xây dựng quy trình công nghệ nuôi thâm canh cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède 1801) trong ao bằng thức ăn công nghiệp”. Đề tài đã bố trí thí nghiệm ở hai mật độ nuôi 1,5 con/m2 và 2,5 con/m2 mỗi công thức lặp lại 3 lần. Sau 12 tháng nuôi ở mật độ 1,5 con/m2 chiều dài trung bình đạt 32,63 ± 0,12 cm/con, khối lượng trung bình đạt 621,23 ± 2,55g/con, tỷ lệ sống 92%, năng suất đạt 8,57 tấn/ha, lãi ròng trên 76 triệu đồng/ha. Mật độ 2,5 con/m2 chiều dài trung bình đạt 32,41 ± 0,17 cm/con, khối lượng trung bình đạt 593,37 ± 2,6g/con, tỷ lệ sống 91%, năng suất đạt 13,63 tấn/ha, lãi ròng đạt hơn 120 triệu đồng/ha. Kết quả bước đầu cho thấy ở mật độ nuôi 2,5 con/m2 cho hiệu quả kinh tế cao hơn mật ñộ nuôi 1,5 con/m2. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tăng trưởng và tỷ lệ sống giữa hai mật độ nuôi.

Thí nghiệm về mật độ nuôi cá chim vây vàng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá cho thấy mật độ càng cao thì tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng thấp và tỷ lệ phân đàn cao. Với mật độ 330 con/lồng, 460 con/lồng, 600 con/lồng (lồng có thể tích nước là 20 m3) tỷ lệ sống và khối lượng trung bình tương ứng là 68,2 %; 470,2 g; 64,8 %; 468,8 g; 58,6 %, 461,2 g. Nguyên nhân được giả thuyết là cá chim vây vàng vận động nhanh và không bắt mồi khi mồi đã chìm xuống đáy nên mật độ cao cá bắt mồi càng ít dẫn đến cá phân đàn lớn [6].

Chương 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEINVÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢSỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓACỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w