Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEINVÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢSỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓACỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG (Trang 29)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài

2.3.Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein và năng lượng tới tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng (Trachinotus falcatus).

2.3.1. Hệ thống bể để bố trí bể thí nghiệm:

- Hệ thống thí nghiệm gồm 27 bể composite hình trụ tròn, đáy hình chóp, thể tích 500L, lắp đặt trong hệ thống lọc sinh học tuần hoàn với bể chứa thể tích 20 m3 để thu nước về từ các bể nuôi, rồi bơm qua 2 bể hình trụ thể tích 10 m3/bể chứa các giá thể lọc sinh học. Nước từ bể có giá thể lọc sinh học sau đó được chảy tràn đến các bể thí nghiệm. Tốc độ dòng chảy của nước vào các bể như nhau, với lưu tốc 5L/giây, tức là nước trong bể thí nghiệm được tuần hoàn 400% mỗi giờ, hệ thống bể thí nghiệm được bố trí trong mái che. Hệ thống bể thí nghiệm còn được cung 2 đèn cực tím (UV) và cấp sục khí 24/24 giờ thông qua hệ thống dây khí và đã khí tạo bọt được bố trí chính giữa bể, đảm bảo khí được phân bố đồng đều trong bể.

- Nguồn nước cấp vào hệ thống thí nghiệm: nguồn nước được lấy trực tiếp từ biển, qua hệ thống bơm vào bể lắng 500 m3. Nước được lắng tự nhiên trong thời gian tổi thiểu 5 ngày, sau đó được bơm qua bình lọc cát áp lực với kích thước lọc khoảng 40µm, cấp vào hệ thống bể thí nghiệm. Toàn bộ nước từ các bể thí nghiệm được thu chung về một đường ống, được loại bỏ một phần phân và thức ăn thừa ở cuối đường ống trước khi nước đi vào bể chứa. Nước sau đó được bơm cấp trở lại bể nuôi cá thí nghiệm thông qua các bể chứa giá thể lọc sinh học và đèn cực tím.

Hình 2.2. Hệ thống bể thí nghiệm

- Hệ thống cho cá ăn thức ăn công nghiệp tự động: máy cho cá ăn tự động gồm hộp chứa thức ăn được quay đều cùng một vận tốc ổn định nhờ gắn trên một mô tơ loại nhỏ (cải tiến từ mô tơ đài Cascess). Trên thành hộp được bố trí một số lỗ thủng vừa đủ để cho từng viên thức ăn rơi xuống bể và được điều chỉnh để lượng thức ăn thí nghiệm được rơi xuống bể hết trong thời gian cho cá ăn.

2.3.2. Thức ăn công nghiệp của thí nghiệm:

- Thức ăn thí nghiệm: Có 9 loại công thức thức ăn thí nghiệm được sản xuất trên cơ sở kết hợp giữa 3 mức protein thô: 40, 45 và 50 (%) với 3 mức năng lượng thô: 21, 23 và 25 MJ/kg. Thức ăn được sản xuất theo công nghệ đùn hơi (extruded pellet) tại công ty Biomar, Đan Mạch, với kích cỡ viên thức ăn 3 mm. Các nghiệm thức thức ăn được đánh dấu lần lượt từ 1 đến 9. Thành phần thức ăn và kết quả phân tích dinh dưỡng ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 2.2.

- Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 9 công thức thức ăn, mỗi công thức có 3 lần lặp, được bố trí nuôi ngẫu nhiên vào 27 bể.

- Thức ăn được vận chuyển về Phân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ để tiến hành thí nghiệm. Thức ăn được bảo quản tại kho đông ở nhiệt độ - 20oC, đươc lấy ra cho cá ăn hàng ngày

-. Trước khi theo dõi thí nghiệm chính thức, cá thí nghiệm được nuôi làm quen với hệ thống bể thí nghiệm 10 ngày. Kết thúc giai đoạn này, đã xác định được sơ bộ về tốc độ tăng trưởng và hệ số thức ăn, làm cơ sở tính toán lượng thức ăn cho giai đoạn thí nghiệm. Cá thí nghiệm được cho ăn trên cơ sở cân bằng mức năng lượng trong thức ăn giữa các nghiệm thức thức ăn, được xác định bằng cách lấy mức năng lượng của thức ăn thấp nhất (21 MJ/kg), khẩu phần 4% khối lượng thân/ngày. Tỷ lệ cho cá ăn ở các nghiệm thức thức ăn còn lại (mức năng lượng cao hơn) được xác định dựa trên tỷ lệ so với thức ăn có mức năng lượng 21 MJ/kg (thấp hơn 4%). Khối lượng khẩu phần ăn của cá thí nghiệm được điều chỉnh hàng ngày dựa theo tốc độ tăng trưởng của cá.

- Phương pháp cho cá ăn: Cá được cho ăn bằng máy cho ăn tự động ngày 2 lần, sáng 7h30 – 9h30, chiều 14h30 – 16h30. Trong quá trình cho ăn cứ 30 phút lại theo dõi và thu thức ăn thừa để xác định lại khối lượng thức ăn thừa, từ đó xác định lượng thức ăn cá đã sử dụng thực tế mỗi lần cho ăn.

- Giai đoạn thí nghiệm: Cá chim vây vàng kích cỡ trung bình ban đầu dao động từ 33,0 đến 35,6 g, với mật độ 50 con/bể.

- Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 9 tuần (63 ngày). Tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá và xác định hệ số chuyển đổi thức ăn được tiến hành 3 tuần/lần bằng việc cân tổng khối lượng cá trong mỗi bể thí nghiệm.

- Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi trường như ôxy hoà tan (mg/l), nhiệt độ nước (0C), pH, NH4 (mg/l), NO2(mg/l), được theo dõi hàng ngày nhằm bảo đảm cá thí nghiệm luôn được chăm sóc trong điều kiện phù hợp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PROTEINVÀ NĂNG LƯỢNG TỚI TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢSỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ ĐỘ TIÊU HÓACỦA CÁ CHIM VÂY VÀNG (Trachinotus falcatus)GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG (Trang 29)