4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cuả đề tài
3.2.2. tiêu hóa Protein
Kết quả về độ tiêu hóa protein trong thức ăn thí nghiệm thể hiện ở Bảng 3.4 và Hình 3.2.
Bảng 3.4. Độ tiêu hóa protein của cá ở các công thức thí nghiệm
CT TN
Trong thức ăn Trong phân cá
Đô tiêu hóa protein (%) Yttrium (mg/kg/DM) Protein (% DM) Y (mg/kg/DM) Protein (% DM) 1 425,0 39,1 1000 22,6 75,4 ± 0,02a 2 444,5 39,0 1300 25,5 77,6 ± 0,03b 3 445,0 40,5 1500 25,3 81,4 ± 0,03g 4 470,3 46,6 1000 24,4 75,4 ± 0,02a 5 417,1 43,9 1300 28,3 79,3 ± 0,1e 6 426,2 45,4 1400 27,4 81,6 ± 0,001h 7 511,4 52,1 1400 30,1 78,9 ± 0,03d 8 410,9 49,1 1300 31,2 79,9 ± 0,1f 9 441,6 49,6 1300 31,5 78,5 ± 0,03c
Ghi chú: các số liệu trong cùng cột có các chữ mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05
Độ tiêu hóa trung bình của protein đạt cao nhất ở công thức thức ăn thứ 6 là 81,6 ± 0,001% và thấp nhất ở công thức thức ăn thứ 4 và 1 là 75,4 ± 0,02% (p<0,05).
Độ tiêu hóa protein khác nhau không có ý nghĩa giữa công thức thức ăn 1 (chứa 39,1% protein, 14,9% lipid và 20,2 KJ/g năng lượng).
Kết quả ở Hình 3.2 cho thấy ở cùng mức protein (thức ăn số 1,2 và 3; số 4,5 và 6), thức ăn có mức năng lượng cao nhất, thức ăn số 3 (25,0 KJ/g DM) và số 6 (24,9 KJ/g DM) cho độ tiêu hóa protein cao hơn (p< 0,05) so với các thức ăn khác ở cùng mức protein (40 và 45%). Ngược lại ở nhóm thức ăn có hàm lượng protein ở mức 50 % (thức ăn số 7,8 và 9), thức ăn có mức năng lượng trung bình (23 KJ/g, thức ăn số 8) có độ tiêu hóa protein cao nhất (p<0,05).
Như vậy, kết quả thí nghiệm cho thấy, đối với các loại thức ăn có mức protein 40 và 45% thì độ tiêu hóa protein cao hơn khi có mức năng lượng cao. Nhưng, đối với các công thức thức ăn có mức protein cao hơn (50%) thì độ tiêu hóa cao nhất khi thức ăn có mức năng lượng trung bình (23 KJ/g).
Hình 3.2.Đồ thị biểu diễn độ tiêu hóa protein của cá trong các CTTN