Đặc điểm nguồn nhân lực của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 27)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực của ngành ngân hàng

Yêu cầu số lượng lớn: Nhằmđáp ứng yêu cầu phát triển mạng lưới của các Ngân hàng TMCP, đặc biệt sự ra đời của các Ngân hàng nước ngoài, dẫn đến sự thiếu hụt

nhân sự của ngành Ngân hàng. Điều này gây không ít khó khăn cho trong hoạt động

quản trị nguồn nhân lực trong ngành.

+ Thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về ngân hàng, không rõ tầm quan

trọng của khách hàng, không hiểu rõ rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận, thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến thiếu khả năng trình bày một cách

thuyết phục, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặt biệt khi đặt vào tình huống giải quyết với khách hàng khó tính hoặc mâu thuẫn về lợi ích.

+ Thiếu khả năng tư duy sáng tạo, dẫn đến gặp khó khăn khi đặt vào tình

huống cần sự chủ động đưa ra giải pháp.

+ Trình độ tiếng Anh chưa đạt yêu cầu nếu phải phục vụ các khách hàng

nước ngoài tại quầy….

Thường xuyên dao động: Do tính chất công việc nhiều áp lực và thử thách cùng với những chính sách thu hút nguồn nhân lực từ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là các

Ngân hàng nước ngoài dẫn đến việc nhân sự thường xuyên thay đổi.

Khó khăn trong hoạt độngđào tạo: Do các Chi nhánh, Phòng giao dịch nằm trải

dài trên khắp mọi miền đất nước, lịch làm việc dày đặc, CBNV thường xuyên đi hoạt

động bên ngoài,... dẫn đến việc bố trí lớp học gặp nhiều khó khăn.

1.4 Đặcđiểm quản trị nguồn nhân lực của Ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay

Quản lý nguồn nhân lực là hoạt động trọng tâm của quản trị NNL ở các Ngân

hàng, không chỉ riêng đội ngũ nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà nhìn

chung đội ngũ ngành ngân hàng đòi hỏi phải được đào tạo thường xuyên đề nâng cao

kỹ năng làm việc. Hầu hết, tất cả CBNV đều phải được đào tạo lại trước khi bắt đầu

làm việc chính thức. Tuy nhiên, sau khi thành thạo công việc, có kinh nghiệm chuyên

môn, thì họ lại chuyển hoạt độngsang các đơn vị, tổ chức khác khiến cho Ngân hàng

mất đi một khoản chi phí đào tạo lớn.

Chiến lược thu hút NNL vẫn đang tập trung vào tìm kiếm từ nguồn lực bên

trong như dựa trên việc thu hút con em, người thân, bạn bè của CBNV đã và đang làm

nhằm giảm bớt các chi phí đào tạo và thời gian hội nhập của nhân viên mới với công việc. Tuy nhiên, phương pháp này không còn phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Thay vì bắt đầu chính sách duy trì nhân tài từ khi vừa gia nhập bằng cách giúp

họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới thì đợi đến lúc nhân viên nộp đơn xin

thôi việc các Ngân hàng mới tìm cách lôi kéo, thuyết phục.

Chính sách, chế độ, phúc lợi dành cho nhân viên chưa được minh bạch và hợp lý

trong toàn hệ thống do phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc chưa công bằng và

chính xác đôi lúc dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, gây mất đoàn kết nội bộ và ảnh hưởng đến thái độ làm việc của nhân viên.

1.5 Kinh nghiệm quản trị NNL của một số Ngân hàng tại TP.HCM

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)