Hoàn thiện hoạt dộng đánh giá hiệu quả công việc

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 81)

5. Kết cấu luận văn

3.3.4.1 Hoàn thiện hoạt dộng đánh giá hiệu quả công việc

Xây dựng mục tiêu, định hướng hoạt độngđánh giá hiệu quả làm việc của nhân

viên theo xu hướng quản trị NNL hiện đại, nhằm phát triển NNL phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể như sau:

+ Cá nhân xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và định hướng phát triển. Lãnh đạo các đơn vị nắm rõ hơn về nguồn lực để quản lý có

hiệu quả, qua đó xác định được những nhân sự có tiềm năng để đào tạo, bổ

nhiệm vào các vị trí có nhiều thử thách hơn.

+ Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên trong quá khứ, hiện tại để cải tiến chính sách đào tạo và nâng cao hiệu quả làm việc trong tương lai. Định kỳ sau

khi có kết quả đánh giá, các cấp quản lý cùng thảo luận để đưa ra kế hoạch đào

tạo cho từng nhân viên.

+ Đánh giá hiệu quả làm việc để làm cơ sở để xét nâng lương, khen thưởng. Xem xét nâng lương trước thời hạn là cách khen thưởng khá phổ biến nhưng

mang lại hiệu quả rất cao. Ngoài việc trả lương hàng tháng, dựa vào kết quả

đánh giá để khen thưởng kịp thời đối với các nhân viên đạt thành tích xuất sắc. + Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả làm việc, thực hiện các hình thức xử lý

vi phạm nhằm cải thiện tác phong làm việc của nhân viên.

Để đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, Ngân hàng phải xây dựng được hệ

thống các tiêu chí đánh giá. Hệ thống các tiêu chí này sẽ được mô tả trong bản mô tả

công việc của nhân viên (xem phụ lục 9). Nó được cụ thể hóa bằng các mục tiêu, chỉ

tiêu cụ thể giao cho nhân viên trong từng giai đoạn, mỗi chức danh công việc có một

bảng mô tả công việc riêng. Ngoài ra, để hoạt động đánh giá hiệu quả làm việc được

chính xác và khách quan, ...cần phải đưa ra quy trình đánh giá cụ thể, rõ ràng và phổ

biến rộng rãi đến từng đơn vị và CBNV trên toàn hệ thống (xem phụ lục 10).

Để đưa ra kết quả đánh giá phù hợp, cán bộ quản lý trực tiếp cần chấm điểm mỗi

nội dung thực hiện công việc. Sử dụng phương pháp thang điểm đánh giá các tiêu chí về năng lực, thái độ làm việc, nhận thức cá nhân ... sau dó đưa ra kết quả chung cho

từng nhân viên

Qua đây, tác giả xin đề xuất thêm một số giải pháp bổ trợ nhằm hoàn thiện hoạt độngđánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên:

+ Đào tạo, huấn luyện cấp quản lý trong việc đánh giá nhằm loại bỏ những sai

lầm thường mắc phải do hoạt độngđánh giá chủ yếu dựa trên kinh nghiệm. Một

số nội dung cần đào tạo:

 Kỹ năng giao tiếp và nhận phản hồi từ nhân viên.

 Kỹ năng phỏng vấn trong khi đánh giá.

 Kỹ năng quan sát để đánh giáthái độ, ý thức và năng lực của nhân viên.

 Kỹ năng xác định nguyên nhân khiến nhân viên thực hiện công việc không

 Đào tạo thêm về phương pháp trắc nghiệm tâm lý và kỹ năng áp dụng nhiều

phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất.

+ Thường xuyên đánh giá không chính thức, đánh giá thông qua các cuộc họp nội

bộ, đánh giá việc thực hiện công việc hàng ngày, những thông tin này phải được

ghi nhận lại để làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sau này. Thông tin đánh giá nhân

viên phải được thu thập đầy đủ từ các nguồn: khách hàng, đồng nghiệp, cấp quản

lý, nhân viên dưới quyền,...

+ Xây dựng lực lượng đánh giá phù hợp:

 Giám đốc các Khối/Chi Nhánh: Tổng Giám đốc đánh giá và xét duyệt.

 Phó Giám đốc/Trưởng phòng giao dịch/Trưởng bộ phận: Giám đốc chi nhánh đánh giá và xét duyệt.

 Tổ trưởng: Trưởng bộ phận/Trưởng phòng đánh giá, Giám đốc là người

xét duyệt.

 Nhân viên: Tổ trưởng/Trưởng bộ phận đánh giá, Trưởng phòng là người

xét duyệt.

Nếu so sánh giữa tất cả các kỹ năng quản lý thì có lẽ kỹ năng đánh giá nhân viên

là khó nhất. Tuy nhiên, đây lại là công việc rất quan trọng trong hoạt động quản trị

nhân sự, vì vậy các cấp quản lý cẩn lưu ý những vấn đề chính:

 Xóa bỏ “rào cản” giữa cấp trên và nhân viên cấp dưới, dành thời gian theo dõi

hoạt động của nhân viên dưới quyền. Một khi đã nắm vững các ưu nhược

điểm của nhân viên, cấp quản lý sẽ có những đánh giá khiến nhân viên "tâm

phục khẩu phục".

 Đối với các sai sót của nhân viên, cấp quản lý nên nhắc nhở ngay khi phát

hiện để nhân viên nhận thấy và tránh các sai sót tương tự tiếp diễn. Đừng làm

nhân viên ngạc nhiên khi họ bất ngờ nhận được nhận xét về các sai sót đúng

vào lúc cấp trên đánh giá. Phải cho nhân viên hiểu rằng để rèn luyện được

 Lắng nghe ý kiến của nhân viên, để họ cùng tham gia vào hoạt động quản lý

của đơn vị hoàn toàn không làm giảm uy tín của nhà quản lý mà trái lại sẽ

làm nhân viên cảm thấy yên tâm, kính phục cấp trên của mình hơn.

 Trung thực, thẳng thắn, công bằng và quan tâm tới yếu tố con người thể hiện

cái tâm của nhà quản lý. Việc khen, chê rõ ràng sẽ tạo động lực làm việc

hứng thú cho nhân viên, kích thích họ sáng tạo đem lại nhiều lợi ích cho

doanh nghiệp.

3.3.4.2 Hoàn thiện chính sách chi trả lương và thưởng cho người lao động

Để phát huy hiệu quả của NNL, Ngân hàng cần đổi mới chính sách tiền lương và

thưởng với các nội dung sau đây:

- Để cải thiện thu nhập, Ngân hàng cần cải thiện mức lương và khuyến khích

CBNV hết lòng vì công việc nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, Ngân

hàng cần điều chỉnh lại phụ cấp thâm niên đối với CBNV đã gắn bó lâu dài qua

nhiều năm.

- Nâng lương định kỳ dựa vào các tiêu chuẩn sau:

+ Người lao động luôn hoàn thành tốt hoạt động được giao, có sáng kiến đóng góp cho sự phát triển Ngân hàng. Tùy theo kết quả đánh giá hiệu quả

làm việc và năng lực phát triển của cá nhân trong năm trước để duyệt mức

điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể.

+ Không vi phạm kỷ luật lao động.

+ Hưởng bậc lương cũ được 1 năm.

- Nâng lương đặc cách cho những nhân viên có thành tích nổi bật, đem lại hiệu

quả thiết thực cho Ngân hàng. Trưởng đơn vị sẽ đề xuất Tổng Giám Đốc xem

xét duyệt nâng bậc lươngtrước hạn xem xét nâng lương định kỳ.

- Đổi mới chế độ phân phối tiền thưởng:

+ Đánh giá xếp loại cá nhân theo 5 thang điểm là xuất sắc, A, B, C, D tương ứng

với số điểm như sau: Xuất sắc= 5, A = 4- 4.9, B = 3-3.9, C =2-2.9, D = 1- 1.9.

có thể sử dụng như hệ số thưởng phạt nhằm khuyến khích hoặc nhắc nhở nhân

viên phải làm việc tốt hơn.

+ Phân phối tiền thưởng dựa trên hiệu quả làm việc của từng đơn vị qua các tiêu

chí như:

 Đảm bảo về mặt tiến độ thời gian thực hiện công việc.  Đảm bảo về mặt chất lượng công việc.

 Tuân thủ các quy định của Ngân hàng.

 Thái độ, tác phong làm việc của CBNV.

+ Chi 100% lương kinh doanh hàng tháng đối với các cấp quản lý, đồng thời

dựa vào mức lương kinh doanh và kết quả đánh giá xếp loại hàng quý đối với

từng đơn vị, từng cá nhân để đưa ra mức chi thưởng theo điểm đánh giá KPIs

với hệ số đề xuất như sau: Xuất sắc = 1, Loại A = 0.8, Loại B = 0.6, Loại C =

0.1. Trong quý, nếu CBNV được điều động sang đơn vị khác, kết quả xếp loại

được tính tại đơn vị có thời gian hoạt động lâu nhất. Từ đó, có thể tính được:

Mức chi thưởng theo KPIs = Lương kinh doanh* Hệ số đơn vị * hệ số cá nhân + Xét thưởng các danh hiệu thi đua đạt tiêu chuẩn, những người có sáng kiến

trong hoạt động quản lý và đưa ra các giải pháp kinh doanh mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, để thu hút và giữ chân CBNV, HDBank cần có thêm nhiều chính sách

đãi ngộ phù hợp với nhu cầu thực tế. Luận văn xin đề xuất một số giải pháp như sau:

+ Ngoài việc rà soát, điều chỉnh ngạch bậc lương cho phù hợp với các chức

danh, Ngân hàng nên ký những hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, chi trả toàn bộ

mức phí nằm viện khi CBNV gặp tai nạn, ốm đau, con ốm...trích từ quỹ phúc lợi

để hỗ trợ CBNV mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.

+ Theo thống kê, có trên 50% CBNV ở các tỉnh xa về làm việc tại các Chi nhánh

và phòng giao dịch đặt tại các trung tâm thành phố lớn. Vì vậy, cần có chính

sách hỗ trợ chi phí tảu xe, vé máy bay trong dịp Tết Nguyên Đán mỗi năm một

lần cho CBNV có nhu cầu về quê ăn Tết.

+ Hiện nay, HDBank đã cấp ô tô phục vụ hoạt động cho CBNV từ Giám đốc

trong việc thu hút các cán bộ chủ chốt giữa các Ngân hàng và để phần nào cải

thiện chế độ đãi ngộ, HDBank cần tiến hành hỗ trợ và cấp phương tiện phục vụ

công việc cho đội ngũ lãnh đạo từ cấp trung như: Phó Giám Đốc, Trưởng/Phó

phòng giao dịch, Trưởng/Phó các phòng ban Hội sở bằng cách cấp ô tô hoặc cấp

thẻ taxi riêng.

3.3.4.3 Tạo môi trường làm việc thuận lợi và xây dựng tốt mối quan hệ giữa cấp lãnh đạo với nhân viên

Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái và chuyên nghiệp:

 Tạo môi trường làm việc thuận lợi (thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị và

phương tiện làm việc,..) sẽ tạo ra không khí chuyên nghiệp và độ thoải

mái nhất định giúp nhân viên tập trung hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

 Tạo điều kiện để mọi CBNV nắm bắt thông tin về công việc, mục tiêu chiến lược kinh doanh của Ngân hàng để nhân viên nhìn thấy triển vọng

phát triển trong tương lai của tổ chức cũng như của bản thân mình.

 Đưa ra các quy định, quy trình làm việc rõ ràng để nhân viên nhận biết

công việc bắt đầu từ đâu, kết thúc như thế nào và có thể hoàn toàn chủ

động, tránh được những rủi ro không đáng có.

 Xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, năng động, chống chủ nghĩa cá

nhân. Để có một tập thể lành mạnh và phát triển thì cấp quản lý phải tạo

ra mối quan hệ tốt giữa các thành viên từ đó mới có thể đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, tư lợi.

 Tạo điều kiện để nhân viên phát huy tối đa năng lực, tham gia đóng góp ý

kiến vào những kế hoạch phát triển chung của đơn vị, để nhân viên nhận

thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với tổ chức. Đây chính là một trong những cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ lao động bền

vững.

 Đối với nhân viên tân tuyển, xây dựng chương trình hỗ trợ và hướng dẫn để họ sớm hòa nhập vào môi trường mới:

 Tạo ấn tượng tốt và cung cấp những thông tin cần thiết khi nhân viên

bắt đầu ngày làm việc đầu tiên.

 Trưởng đơn vị tạo điều kiện để nhân viên cũ và nhân viên mới tiếp

xúc một cách thân mật, tránh cảm giác lạc lõng khi bước vào môi

trường mới.

- Xây dựng tốt mối quan hệ cấp trên và cấp dưới:

 Cấp trên thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ phân công, sắp xếp giao việc

cho cấp dưới đồng thời luôn ghi nhận thành tích làm việc, tạo điều kiện

để những nhân viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt có cơ hội phát

triển và thăng tiến trong nghề nghiệp.

 Lắng nghe và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cấp dưới, từ đó có thể hỗ

trợ và dẫn dắt họ đạt được các mục tiêu công việc, mạnh dạn trao quyền

cho những nhân viên trẻ có năng lực để tìm kiếm và phát triển tài năng

cho Ngân hàng.

 Trong công việc, cấp lãnh đạo phải luôn gương mẫu, tránh sự thiên vị

trong hoạt động đánh giá, nhận xét nhân viên. Tôn trọng và biết lắng

nghe ý kiến từ nhân viên, bởi một khi được lắng nghe, nhân viên sẽ cảm

nhận được sự đánh giá cao và tự bản thân họ sẽ nỗ lực hơn trong công

việc.

 Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhân viên sẽ giúp cấp quản lý có cách nhìn

toàn diện về các mối quan hệ trong tổ chức, từ đó có các quyết định hợp

lý nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tạo tính kết dính giữa các cá nhân

trong tổ chức.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN TP. HỒ CHÍ MINH.PDF (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)