5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
4.3. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
Để có một nền kinh tế phát triển, hiện đại thì một yếu tố không thể thiếu đó chính là chất lượng của nguồn nhân lực. Vì vậy, Ninh Thuận cũng như các doanh nghiệp đang đầu tư tại Tỉnh cần phải hết sức coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đối với doanh nghiệp:
Xây dựng cơ chế trả lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ cho người lao động một cách công bằng, hợp lý và có tính động viên khuyến khích cao. Đảm bảo mức lương cho cán bộ công nhân viên ngang bằng hoặc cao hơn mức lương chung của của các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong khu vực; chăm lo đời sống vật chất tinh thần để người lao động yên tâm công tác, cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thân thiện đảm bảo gắn kết mọi thành viên với doanh nghiệp, xây dựng các mối quan hệ, thái độ, văn hóa ứng xử của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp hướng tới những giá trị tốt đẹp và tạo nên nét nổi bật riêng của từng doanh nghiệp.
Bố trí, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng người lao động. Duy trì chế độ nhân xét đánh giá nghiêm túc nhân viên hàng năm để có chế độ khen thưởng, đãi ngộ cho những nhân viên có năng lực cao.
Thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ người lao động, cụ thể như sau:
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Thực hiện tiêu chuẩn theo chức năng, tiếp
tục đào tạo và đào tạo lại một cách toàn diện về lý luận chính trị, chuyên
Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên ngành đồng thời chú trọng đào tạo để nâng cao phẩm
chất chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học và năng lực thực tiễn.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ để phù hợp với điều kiện thi công, hàng năm liên kết với trung tâm dạy nghề của
Tỉnh để tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho lực lượng công
nhân theo những chuyên ngành thích hợp.
Chỉ đạo Công đoàn và Đoàn Thanh niên tổ chức hội thi lao động sáng tạo, thi
tay nghề giỏi; phát huy phong trào sáng kiến, cải tiến, hợp lý hóa trong sản xuất,
qua đó động viên, cổ vũ phong trào tự học, tự nghiên cứa vừa nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Đối với Tỉnh:
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế. Tỉnh đã và đang có nhiều chính sách nhằm tăng chất lượng của nguồn nhân lực. Nhu cầu nhân lực trong tương lai của Tỉnh cần là rất lớn. Chúng ta cần phải có nguồn nhân lực dồi dào, đông về số lượng, mạnh về chất lượng. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực hợp lý trong hoành cảnh hiện nay của Tỉnh là:
Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Chương trình hành động thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai
đoạn 2011-2020. (Chi tiết tham khảo Phụ lục 4)
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: phân loại trình độ nghiệp
vụ của lao động trong từng ngành nhằm có phương pháp và kế hoạch đào tạo phù hợp. Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh với các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tổ chức những lớp chuyên đề, các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên. Để nâng cao nghiệp vụ, chúng ta cần phải tranh thủ sự hợp tác quốc tế tổ chức các chương trình du học ngắn hạn. Tổ chức hội thảo, giao lưu, hội thi nghiệp vụ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau, nâng cao nghiệp vụ.
Các chương trình đào tạo dài hạn: nghiên cứu mô hình đào tạo của một số
quốc gia phát triển, đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài, tham gia nhiều hội thảo về phát triển nguồn nhân lực, cập nhật những phương pháp đào tạo, nội dung giảng dạy mới. Đặt trọng tâm đào tạo nhiều nhân viên trẻ, cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn. Khuyến khích nhân viên theo học các chương trình đào tạo tại các trường đại học về các ngành nghề phổ biến tại Tỉnh. Ngoài ra Tỉnh còn liên kết với các trường Đại Học trong Tp. Hồ Chí Minh như Đại Học Kinh tế, Đại Học Kinh tế Luật, Đại Học Nông lâm,…để mở cơ sở tại Tỉnh, tạo điều kiện cho người lao động có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Và trong trường hợp cần thiết, Tỉnh cần phải hỗ trợ các doanh nghiệp đưa nhân viên nồng cốt ra nước ngoài học tập.
Chương trình phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp: bản thân
các doanh nghiệp kinh doanh phải chủ động có những chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của mình. Đa dạng hóa trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên thông qua các chương trình đào tạo ngắn cũng như dài hạn. Thông qua phía đối tác, sự trợ giúp của các tổ chức trong và ngoài nước các doanh nghiệp có những chương trình phù hợp cho đội ngũ nhân viên của mình, thường xuyên tổ chức kiểm tra nghiệp vụ nhân viên, khuyến khích tinh thần tự nâng cao tay nghề, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh.
Một số chương trình hỗ trợ khác: Phải có trang web riêng về nguồn lao
động, tìm kiếm việc làm của Tỉnh nhằm chia sẻ thông tin, điều hòa lao động, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nguồn lao động phù hợp. Ngược lại, người lao động cũng dễ dàng tìm kiếm cho mình công việc, môi trường làm việc phù hợp. Các doanh nghiệp cũng cần phải có chính sách ưu đãi hấp dẫn như lương cao, thưởng, cơ hội được đào tạo, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, các chế độ theo quy định của Nhà nước…để thu hút thêm nhiều nhân tài. Không loại trừ khả năng phải thuê lao động, chuyên gia nước ngoài làm việc tại một số bộ phận quan trọng hoặc cố vấn cho doanh nghiệp.