5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
4.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN
Để tính minh bạch thông tin ngày càng rõ ràng hơn thì cả bên doanh nghiệp và cơ quan quản lý của Tỉnh phải cùng nhau phối hợp thực hiện các việc cụ thể sau:
Đối với doanh nghiệp:
Cần phải minh bạch thông tin về vốn kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp cho Sở liên quan của Tỉnh để các cơ quan này nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể công bố thông tin thông qua Website của doanh nghiệp hay qua cổng thông tin điện tử của Tỉnh hoặc thông qua các hội nghị do Tỉnh tổ chức.
Phải thường xuyên thông báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cho lãnh đạo Tỉnh để khi có gì bất thường xảy ra thì các Sở liên quan nắm vững tình hình của doanh nghiệp mà đưa ra những phương án thực hiện có hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
Phải nắm vững những thông tin liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những quy định do Tỉnh ban hành.
Đối với Tỉnh:
Quản lý doanh nghiệp bằng mô hình “Một cửa liên thông”, với mô hình này thông tin sẽ rõ ràng chính xác hơn vì không phải qua nhiều khâu trung gian.
Thông tin của các doanh nghiệp hoạt động tại Tỉnh sẽ được cập nhật mới và thể hiện trên trang web của Tỉnh http://thongtindoanhnghiep.ninhthuansoft.com.vn/.
Mọi thông báo về đầu tư, kêu gọi đầu tư, khuyến khích đầu tư đều được Tỉnh thông qua các Hội nghị tổ chức tại Tỉnh hoặc thông qua trang web của Văn phòng phát triển kinh tế Ninh Thuận (EDO) http://edoninhthuan.gov.vn. Tất cả thông tin về đầu tư sẽ được cập nhật trong trang web này, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm thất những thông tin mà doanh nghiệp cần. Và đây cũng chính là nơi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham khảo tình hình kêu gọi đầu tư của Tỉnh để quyết định đầu tư vào Tỉnh.
Và để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, làm động lực thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến 2020; tăng cường sự quan tâm của nhà đầu tư và các đối tác chiến lược đối với sự phát triển của Tỉnh, Ninh Thuận cần phải thực hiện những việc sau:
Củng cố sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động, xử lý dứt điểm khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp có vốn liên doanh với nước ngoài;
Đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong ngành, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên mở các lớp thi tay nghề, nâng cao ý thức giao tiếp, nghiệp vụ của cán bộ nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp tại Tỉnh; Duy trì thẩm định, tái thẩm định chất lượng nơi cư trú, đẩy mạnh đưa chương
trình quản lý ISO vào hoạt động kinh doanh cư trú, thường xuyên kiểm tra an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường,…Làm cơ sở để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, đủ khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự nâng cao năng lực, hiểu rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ trong sự phát triển kinh tế của Tỉnh; Cải thiện môi trường kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh
nghiệp kinh doanh tại Tỉnh. Giúp đỡ các doanh nghiệp phối hợp với Sở Thương Mại và các ngành hữu quan thường xuyên tổ chức hội chợ thương mại, tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền quảng bá.
Ninh Thuận đã đưa ra chỉ thị về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2012 – 2015. (Chi tiết tham khảo Phụ lục 5)