NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Thuận (Trang 66)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định tính và kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận theo một dàn bài thảo luận (xem phụ lục 1). Các cuộc thảo luận được thực hiện với Ban quản lý khu công nghiệp Ninh Thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận, Công ty TNHH tư vấn giám sát xây dựng An Phú Gia, Công ty TNHH HATIDA- Việt Nam, và Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng lá bao. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về quan điểm, thái độ của các nhà quản lý đầu tư và kinh doanh cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Ninh Thuận.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy, tuy rằng với những mức độ khác nhau, những yếu tố các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất vẫn tập trung vào 6 yếu tố đã trình

bày trên đây (Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Tính minh bạch thông tin, Nguồn nhân lực, Thể chế pháp lý, Cơ sở hạ tầng, Thị trường).

Một số vấn đề cụ thể tại Ninh Thuận như về Dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp, Tính minh bạch thông tin các nhà đầu tư cho rằng Ninh Thuận đạt được yêu cầu nhưng về Cơ sở hạ tầng thì chưa được hiện đại không hài lòng các nhà đầu tư. Sự hỗ trợ của chính quyền Ninh Thuận trong các vấn đề luật pháp, chính sách, dịch vụ hành chánh, kinh doanh đã có nhiều cải tiến, thủ tục hải quan nhanh gọn, nhưng chính quyền vẫn cần phát huy hơn nữa. Môi trường sinh sống của Ninh Thuận được đánh giá tốt, ít ô nhiễm, người dân thân thiện,…Một vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm đó là lao động có tay nghề còn thấp, thiếu tác phong công nghiệp,…

Tóm lại, một số yếu tố được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Ninh Thuận quan tâm, dựa trên kết quả của nghiên cứu định tính là các yếu tố sau: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, Tính minh bạch thông tin, Thể chế pháp lý, Nguồn nhân lực, Cơ sở hạ tầng, Thị trường.

Nghiên cứu định lượng và kết quả nghiên cứu:

Trong phần này, các bước nghiên cứu đinh lượng được thiết kế nghiên cứu ở Hình 3.2 sẽ lần lược được triển khai thực hiện. Trước tiên việc mô tả kết quả khảo sát sẽ giới thiệu tổng quan về mức độ đánh giá cũng như sự hài lòng của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Các bước đánh giá thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy bộ, phân tích ANOVA sẽ tiếp tục được tiến hành để nhận diện sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết đặt ra.

Hình 3.2. Qui trình nghiên cứu định lượng 3.2.1. Thiết kế mẫu, thông tin mẫu nghiên cứu

Thiết kế mẫu

Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu Tư của tỉnh Ninh Thuận, tính đến nay có 237 doanh nghiệp trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 198 doanh nghiệp và chấp thuận địa điểm cho 39 doanh nghiệp. Tỉnh có 237 doanh nghiệp được phân bố theo ngành kinh doanh và hình thức đầu tư theo Bảng 3.8:

Bảng 3.8. Phân loại doanh nghiệp theo loại hình đầu tư và ngành kinh doanh của tỉnh Ninh Thuận

ĐVT: Doanh nghiệp

Ngành kinh doanh Loại hình đầu

tư Công nghiệp- Xây dựng

Du lịch- Thương mại, Dịch vụ

Nông lâm- Ngư nghiệp Tổng Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 10 8 2 20

Đầu tư trong

nước 116 69 32 217

Tổng 126 77 34 237

(Nguồn: Sở Kế hoach- Đầu tư tỉnh Ninh Thuận)

Bảng 3.9. Phân loại doanh nghiệp theo tình trạng hoạt động và loại hình đầu tư

ĐVT: Doanh nghiệp

Loại hình đầu tư Tình trạng hoạt động

Đầu tư từ nước ngoài Đầu tư trong nước

Tổng

Từ 2 năm trở lại 13 38 51

Trên 2 năm 7 140 147

Chấp thuận địa điểm 5 34 39

Tổng 25 212 237

Qua 2 bảng thống kê (Bảng 3.8 và Bảng 3.9) về các doanh nghiệp của Tỉnh, nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu theo định mức với các thuộc tính kiểm soát là loại hình đầu tư, tình trạng hoạt động và ngành kinh doanh. Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài thì ta chọn toàn bộ các doanh nghiệp đã được cấp GCNĐT là 20 doanh nghiệp (chọn 20 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài); đối với đầu tư trong nước chỉ chọn 140 doanh nghiệp đã hoạt động tại Tỉnh hơn 2 năm. Các doanh nghiệp này phân bố ở các ngành kinh doanh là Công nghiêp- Xây dựng, Du lịch- Thương mại- Dịch vụ, Nông lâm- Ngư nghiệp.

Vậy kích thước mẫu là 160 trong đó có 20 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và 140 doanh nghiệp đầu tư trong nước.

Bảng 3.10. Bảng thống kê mẫu theo loại hình đầu tư và ngành kinh doanh

Ngành kinh doanh Công nghiệp- Xây

dựng

Du lịch- Thương mại, Dịch vụ

Nông lâm- Ngư nghiệp Tổng Loại hình đầu tư Số lượng (Doanh nghiệp) Tỷ lệ ( %) Số lượng (Doanh nghiệp) Tỷ lệ (%) Số lượng (Doanh nghiệp) Tỷ lệ ( %) Số lượng (Doanh nghiệp) Tỷ lệ ( %) Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài 10 50 8 40 2 10 20 100 Đầu tư trong 80 57,14 40 28,57 20 14,29 140 100

nước

Tổng 90 56,25 48 30 22 13,75 160 100

(Nguồn: Sở Kế hoach- Đầu tư tỉnh Ninh Thuận) Qua thống kê ta thấy trong mẫu nghiên cứu chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh là Công nghiệp- Xây dựng, chiếm tới 56,25% trong tổng số mẫu chọn nghiên cứu còn lại Du lịch- Thương mại- Dịch vụ chiếm 30% và Nông lâm- Ngư nghiệp chiếm 13,75%.

Thông tin mẫu nghiên cứu

Để phòng trường hợp không thu lại đúng như kích cỡ mẫu đã chọn nên đã phát ra 180 phiếu khảo sát. Sau khi thu thập và kiểm tra mẫu khảo sát, có 20 mẫu khảo sát không hợp lệ do có quá nhiều ô trống.

Kết quả thống kê mẫu theo tổng vốn đầu tư được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.11. Bảng thống kê mẫu theo tổng đầu tư

Tổng vốn đầu tư Số lượng doanh nghiệp (Doanh nghiệp) Tỷ lệ phần trăm ( %) Đầu tư ≤ 10 tỷ 33 20,63 10 tỷ < Đầu tư < 50 tỷ 70 43,75 50 tỷ ≤ Đầu tư < 100 tỷ 17 10,62 Đầu tư ≥100 tỷ 47 25 Tổng 160 100

Theo kết quả khảo sát thì có 70 doanh nghiệp đầu tư lớn hơn 10 tỷ nhưng nhỏ hơn 50 tỷ; 47 doanh nghiệp đầu tư lớn hơn 100 tỷ; 33 doanh nghiệp đầu tư nhỏ hơn hoặc bằng 10 tỷ; 17 doanh nghiệp đầu tư từ 50 tỷ đến nhỏ hơn 100 tỷ.

3.2.2. Thống kê mô tả kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát được thống kê trong Bảng 3.12, qua bảng thống kê kết quả khảo sát, có thể nhận thấy các doanh nghiệp thuộc đối tượng khảo sát đánh giá tương đối cao một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Thuận, giá trị báo cáo Mean của các biến dao dộng từ 6,31- 6,41, trong đó:

Các biến quan sát được các NĐT đánh giá cao gồm: Các nhà đầu tư đã được tiếp cận thông tin dễ dàng (Mean: 6,41); Thông tin phải có chất lượng và đáng tin cậy, kịp thời, đầy đủ, không thiên vị, nhất quán và được trình bày trong những thuật ngữ rõ ràng đơn giản (Mean: 6,39)…Qua đây cho ta thấy NĐT hài lòng cao đối với khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Tỉnh .

Các biến quan sát được NĐT đánh giá thấp bao gồm: Các chính sách có thức sự thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh chưa (Mean: 6,31); Các chính sách có đảm bảo cho các nhà đầu tư thực hiện lâu dài trong tỉnh không.. (Mean: 6,31); Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh hiện nay có đảm bảo tính hiện đại hóa chưa (Mean: 6,31). Qua đây cho ta thấy NĐT ít hài lòng với thể chế pháp lý về một số chính sách thu hút đầu tư của Tỉnh và cơ sở hạ tầng của Tỉnh chưa hiện đại hóa.

Đối với bốn biến quan sát về quyết định đầu tư của NĐT, bảng thống kê kết quả khảo sát cho thấy quyết định đầu tư của NĐT tương đối cao, giá trị báo cáo của biến dao động từ 6,33- 6,39 . Điều đó cho thấy kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Thuận và quyết định đầu tư của NĐT có mối quan hệ tương quan hợp lý.

Bảng 3.12. Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát Thống kê mô tả Kích thước mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Hiện nay các chính sách về đầu tư ở Ninh Thuận phù hợp cho các nhà đầu tư .

160 4 7 6.36 .659

Các chính sách đảm bảo cho

các nhà đầu tư thực hiện lâu dài trong tỉnh.

160 4 7 6.31 .700

Các chính sách đầu tư của tỉnh có thể hiện sự bình đẳng

đối với nhà đầu tư.

160 5 7 6.36 .576

Các chính sách đã thực sự thu hút các nhà đầu tư vào

tỉnh.

160 4 7 6.31 .663

Có các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn phát triển kinh

tế xã hội.

160 5 7 6.39 .572

Các nhà đầu tư đã được tiếp

cận thông tin dễ dàng. 160 4 7 6.41 .564

Thông tin được công bố rộng

rãi . 160 4 7 6.34 .635

Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã có đầy đủ thông tin để

cung cấp cho doanh nghiệp.

160 4 7 6.36 .597

Việc tìm kiếm và tiếp cận

thông tin được dễ dàng. 160 4 7 6.36 .648

Thông tin phải có chất lượng

và đáng tin cậy, kịp thời, đầy

đủ, không thiên vị, nhất quán

và được trình bày trong những thuật ngữ rõ ràng và

đơn giản .

Những chuẩn mực đối với chất lượng thông tin đã được

đảm bảo.

160 4 7 6.38 .603

Độ tin cậy của các doanh nghiệp cung cấp dịch hỗ trợ

hoặc các cơ quan nhà nước

đã đảm bảo.

160 4 7 6.37 .610

Tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ

doanh nghiệp thuận tiện. 160 4 7 6.33 .650

Nhận tin tức của các cơ quan nhà nước đối với loại dịch vụ

hỗ trợ doanh nghiệp trong thực tiễn như thế nào

160 4 7 6.36 .638

Khả năng đáp ứng của các DN cung cấp dịch vụ hỗ trợ

hoặc các cơ quan nhà nước

đã đáp ứng nhu cầu của NĐT 160 4 7 6.36 .609 Các doanh nghiệp có thật sự tin tưởng sử dụng loại hình dịch vụ hỗ trợ này. 160 4 7 6.35 .585 Các đạo luật quy định về các mối quan hệ giữa người thuê

lao động và người lao động

đã đầy đủ.

160 5 7 6.39 .593

Nguồn nhân lực của tỉnh đã thực sự cung cấp đủ cho nhu

cầu sản xuất kinh doanh cũng như trong quản lý.

160 4 7 6.33 .642

Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh có được quan tâm

đào tạo cũng như đã xây dựng được kế hoạch đào tạo

bồi dưỡng.

160 5 7 6.39 .562

Các chính sách xã hội cho

người lao động đã được nhà

nước quan tâm (nhà ở, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,..)

Việc tiếp cận Trung tâm giới thiệu việc làm và sàn giao dịch việc làm của tỉnh có thuận tiện. 160 4 7 6.34 .635 Doanh nghiệp dễ dàng tiếp nhận được nguồn nhân lực

chất lượng cao.

160 5 7 6.38 .581

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ

thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả

hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện,

nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác) đảm bảo. 160 4 7 6.36 .659 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh hiện nay đảm bảo tính hiện đại hóa. 160 4 7 6.31 .700 Hạ tầng xã hội : trường học, bện h viện… đã đáp ứng nhu cầu

của nhà đầu tư

160 5 7 6.36 .576

Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở

hạ tầng đã đảm bảo. 160 4 7 6.31 .663

Quy hoạch về cơ sở hạ tầng (khu công nghiệp, nhà ở, cơ

quan, giao thông,…) phù hợp với môi trường đầu tư.

160 5 7 6.39 .572

Quy mô thị trường ở Ninh

Thuận rộng lớn . 160 4 7 6.34 .633

Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra tiêu thụ được ở địa

phương

160 4 7 6.38 .623

Cơ hội đối với các thị trường tiêu thụ xung quanh Ninh

Thuận

160 4 7 6.34 .645

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Các chính sách đủ tốt để nhà

đầu tư quyết định đầu tư 160 4 7 6.33 .642 Cơ sở hạ tậng đảm bảo để

quyết định đầu tư. 160 4 7 6.39 .594 Nhà đầu tư quyết định đầu tư

nhờ dịch vụ đủ tốt. 160 5 7 6.38 .558

Nhà đầu tư quyết định đầu tư

với tính minh bạch thông tin

đầy đủ.

160 4 7 6.34 .604

Valid N (listwise) 160

3.2.3. Đánh giá thang đo

3.2.3.1. Phân tích nhân t EFA (Exploratory Factory Analysis)

Phân tích nhân tố EFA là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu; đồng thời khám phá ra những nhân tố cơ bản trong đó chứa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau (phân loại biến số).

Để thực hiện phân tích nhân tố cần phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định sau đây:

- Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) và Bartlett test

 Là một chỉ số dùng để xem để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố với dữ liệu của mẫu. Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

 Bartlett test: Kiểm định với giả thuyết là không (H0 là các biến không tương quan với nhau). Căn cứ vào giá trị sig., nếu sig. < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết trên đồng nghĩa với việc các biến có tương quan với nhau và việc áp dụng phân tích nhân tố là thích hợp.

- Xác định số lượng nhân tố

thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét Eigenvalua. Eigenvalua đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalua lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích

 Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%.

- Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn

giữa các biến và các nhân tố.

 Để thang đo đạt được giá trị hội tụ, các biến phải có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 trong một nhân tố.

 Để đạt được độ giá trị phân biệt (Discriminant validity), khác biệt giữa các hệ số tải nhân tố của mỗi biến trong các nhân tố phải lớn hơn 0.3 (Jabnoun & ctg, 2003)

- Phương pháp trích được chọn để phân tích thang đo:

 Phương pháp trích Principal components (phương pháp phân tích nhân tố rút thành phần chính) với phép quay Promax được áp dụng cho thang đo đa hướng như thang đo chất lượng dịch vụ vì nó phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn các phương pháp khác trong việc khám phá nhân tố mới

 Đối với thang đo đơn hướng như thang đo sự hài lòng của sinh viên, phương pháp trích principal components với phép quay Varimax được sử dụng nhằm giảm số lượng biến.

Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát được bảng kết quả 3.13

Bảng 3.13. Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định KMO và Bartlett

Kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin của mẫu đầy đủ ,907 Khoảng xấp xỉ. Chi-Square 1270,998

df 15

Bartlett's Test of Sphericity

Sig. ,000

Nhận xét: Hệ số KMO là 0,907 (>0,5) và sig.= 0,000 < 0,05 nên điều này có nghĩa là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp.

Các con số trong Bảng 3.14 thể hiện các trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố lớn nhất của mỗi biến quan sát. Để phân tích nhân tố EFA được xem là quan trọng và có ý nghĩa thiết thực, chỉ giữ lại các biến quan sát có trọng số nhân tố > 0,5 , như vậy tất cả các biến quan sát đều được giữ lại vì tất cả các trọng số đều lớn hơn 0,5.

Bảng 3.14. Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát

Ma trận nhân tố đã xoay

Một phần của tài liệu Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Thuận (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)