Trang bị kiến thức về cách làm đồ handmade

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện các ý tưởng kinh doanh bán lẻ (Tính khả thi cao) (Trang 37)

Được tạo ra từ những bàn tay khéo léo, đức tính kiên trì, đầu óc sáng tạo, các sản phẩm handmade tương đối đa dạng: thiếp, hoa giấy, khăn len, túi xách, các đồ trang sức, trang trí

38

nội thất… thậm chí cả quần áo thời trang. Chất liệu tạo nên những sản phẩm này cũng khá đơn giản, dễ kiếm như: gốm, thủy tinh, vỏ chai, vỏ ốc, hạt nhựa, gỗ… Chị Thu Trang - một

tín đồ handmade cho biết: “Không cái gì không trở thành đồ trang sức hay vật dụng được

cả, miễn là chủ nhân phải có óc sáng tạo và trình độ thẩm mĩ nhất định”.

Đa số mọi người chỉ có thể tự làm được những món đồ đơn giản: móc chìa khóa, dây buộc tóc… Những vật dụng khó hơn như: giá trang trí, bao đựng bút, dép, quần áo… đều phải mày mò học thêm ở các lớp dạy chuyên nghiệp. Hiện nay ở Hà Nội có khá nhiều trung tâm, câu lạc bộ dạy làm đồ handmade như: CLB 360 Craft, CLB Handmade,… Theo Thùy Linh – sinh năm 1988, chủ nhiệm CLB 360 Craft thì: “Các học viên đến học ngày càng đông hơn, mà đa số không phải xuất thân từ dân mỹ thuật. Mọi người đến học với rất nhiều lý do: tự làm để thỏa mãn sở thích của mình, làm quà tặng cho người khác. Tùy theo từng khả năng của học viên mà câu lạc bộ sẽ nâng cao dần các bài học, các món vật dụng từ dễ lên khó”.

Thông thường, các câu lạc bộ đều chia các buổi học theo nhiều chủ đề khác nhau như: phụ kiện (làm vòng, dây buộc tóc, lắc tay…), thời trang (sửa quần áo mới thành cũ, sáng tạo các kiểu quần áo theo phong cách riêng, vẽ tranh trên áo…), đồ trang trí (khung ảnh, giá treo tường, gối ôm, thú nhồi bông…)… với mức học phí từ 55 nghìn tới 85 nghìn một buổi tùy theo nguyên liệu của từng buổi học.

Mới nhìn qua thì tưởng đơn giản, nhưng để làm được những món đồ handmade “hay hay” cũng cần người làm phải có cái tâm, chút khéo léo, sáng tạo, và đặc biệt là đức tính kiên trì. Từ công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, thiết kế ý tưởng rồi vẽ phác thảo, cắt hình cho đến trang trí họa tiết, thêu, khâu… đều phải làm cẩn thận và tỉ mỉ từng chi tiết một. Hà Anh

(Trường Kim Liên) chia sẻ: “Mình đặc biệt thích làm những tấm thiệp giấy để tặng các bạn.

Những tấm thiệp đơn giản thì mất khoảng 2 ngày. Tấm nào cầu kì thì mất 3, 4 ngày, thậm chí cả tuần. Từ việc tạo hình thiệp sẽ như thế nào, cho tới những chi tiết: hoa, lá, cắt, dán… đều rất tỉ mỉ. Mỗi sản phẩm hoàn thành mình đều thấy rất vui bởi nó vừa là thành quả mồ hôi, công sức của mình, vừa là bài học giúp mình rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại”.

Làm đồ handmade đã khó, nhưng để tạo được phong cách riêng cho món đồ lại càng khó hơn. Phải có “gu” thẩm mĩ, phối đồ với trang sức, phụ kiện sao cho hợp và không bị… “lố”. Chẳng hạn một chiếc vòng hạt cườm nữ tính sẽ không thể phối cùng một bộ trang phục mang phong cách bụi. Hay một đôi giày vải vẽ không thể phối hợp với những chiếc váy chất liệu voan mỏng… Đó là một nghệ thuật. Với những người không biết phối, hoặc muốn thể hiện “cá tính quá mức” thì đôi khi đồ handmade không còn mang lại hiệu quả như mong muốn nữa và gây tác dụng ngược, phản cảm.

39

Không chỉ có các bạn trẻ tham gia học, các lớp dạy làm đồ handmade ngày càng xuất hiện nhiều hơn các bà, các chị thuộc lứa tuổi… U40, U50. “Đi học rồi về tự làm những món đồ cho chồng con, rồi trang trí nhà cửa cũng là một thú vui khó diễn tả”, chị Hải Hà (Ba Đình) thổ lộ. Đặc biệt, người ta vẫn thường nghĩ làm đồ handmade là sở thích của phái nữ, nhưng bây giờ đến các lớp học, các trung tâm dạy làm đồ handmade có thể thấy sự xuất hiện của không ít… phái mày râu. Đến các buổi học của 360 Craft sẽ rất dễ để bắt gặp một cậu con trai nào đó đang chăm chỉ, cặm cụi thực hiện món đồ bất kỳ. Việt Đức (Trường

Phan Bội Châu) chia sẻ: “Mình thấy đồ handmade đẹp và rất tò mò về cách làm ra nó. Lúc

đầu mới làm thì cũng khó nhưng giờ sau hơn một tháng học mình đã có thể làm một số món như: móc chìa khóa, lắc tay, vòng cổ, gấu bông… để dành tặng bạn bè và người thân”.

Nhập nguyên liệu làm hàng

Ở Hà Nội, không khó để bạn tìm mua các nguyên phụ liệu để làm đồ handmade. Dưới đây là một vài địa chỉ để bạn tham khảo:

- Giấy (các loại giấy gấp origami, giấy trang trí, giấy nhăn, giấy nhún,…): Hàng Mã.

- Băng dính quấn hoa, ruy băng: Hàng Mã hoặc hàng Bồ.

- Keo sữa : có thể mua ở các cửa hàng bán sơn tường hoặc vật liệu xây dựng ở đường Nguyễn Khuyến hoặc ở gần các trường như Mỹ thuật công nghiệp, Kiến trúc...

- Màu vẽ: Các cửa hàng gần trường Mỹ thuật Công nghiệp, Kiến trúc, Cao đẳng Sư phạm Nhạc hoạ....

- Vải da, giả da: Phố Hà Chung (gần chợ hàng Da) hoặc chợ Hôm.

- Vải bông xù: chợ Hôm hoặc chợ vải Ninh Hiệp.

- Các loại dây dù, dây thừng (chất liệu giống quai túi đeo chéo):Hàng Chiếu.

- Các loại hạt gỗ, cườm, kim sa, cúc, khóa, phụ kiện may mặc: Hàng Bồ

- Len: phố Đinh Liệt hoặc chợ Nhà Xanh, chợ Ngã Tư Sở.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện các ý tưởng kinh doanh bán lẻ (Tính khả thi cao) (Trang 37)