67Nhập trữ hàng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện các ý tưởng kinh doanh bán lẻ (Tính khả thi cao) (Trang 67)

Nhập trữ hàng

Tuân thủ quy trình đơn giản dưới đây (chúng tôi lấy trường hợp cụ thể là một người bán phụ tùng xe motor) sẽ giúp bạn xác định được đâu là món hàng bạn nên nhập bán và đâu là món hàng không nên. Nếu là kinh doanh quần áo và đồ điện tử, bạn có thể sẽ muốn phân loại theo thương hiệu còn nếu tổ chức cung ứng thực phẩm, bạn chỉ đơn thuần liệt kê những sản phẩm mà bạn muốn có khi mở bán hàng.

1. Phân chia ngân sách cho các mục hàng lớn cần nhập như mua các phần cứng của xe 2. Chia nhỏ từng mục hàng lớn đó thành các mục nhỏ hơn, chẳng hạn như động cơ, khung xe, bánh xe, bộ phận truyền động, đồ trang trí, bộ phận hiệu chỉnh.

3. Phân chia ngân sách cho từng mục nhỏ hơn đó, chẳng hạn 20% dành cho động cơ, 5% cho bánh xe, 5% cho khung, 5% cho bộ phận truyền động, 30% cho đồ trang trí, 10% cho đường truyền và 25% cho bộ phận hiệu chỉnh.

4. Tìm nguồn cung cấp những sản phẩm mà bạn muốn nhập về. Tìm đọc các tạp chí về ô tô

- xe máy (Ở Mỹ có các loại báo, tạp chí chuyên ngành này như Hot Bikes, Motorcycle

Dealer News Annual Buyers Guide, Thunder Press, và Easy Rider; ở Việt Nam bạn có thể

tìm đọc các tạp chí như Tạp chí Ô tô - Xe máy Việt Nam, Autocar Vietnam, OtoZine.net,

Autonet,… ), lấy catalog của các nhà sản xuất phụ tùng lớn.

5. Hãy tính toán sao cho những sản phẩm mà bạn nhập về đảm bảo có lãi và giá bán nằm trong các mức giá mà bạn dự trù. Chỉ tiêu chênh lệnh giữa giá vốn và giá bán của cửa hàng là 50% đối với dịch vụ, 40% với phụ kiện, 35% với phần cứng.

Bạn chỉ có một số tiền nhất định nên bạn phải nhập hàng thế nào để đạt được doanh thu cao nhất với số hàng đã mua. Bằng cách xác định nên mua cái gì, số lượng là bao nhiêu, bạn tạo cho mình thói quen lập kế hoạch và chi tiêu hợp lý. Đặc biệt khi gặp phải những người bán hàng biết “câu” khách, những món hàng giá rẻ và ham muốn mua sắm dâng cao, bạn sẽ biết kiềm chế và tập trung cho những ưu tiên của mình. Nhập quá nhiều hàng này và quá ít hàng kia là điều vô cùng nguy hiểm, do vậy, bạn phải xây dựng và thực hiện đúng theo kế hoạch đã đặt ra.

Chính sách định giá của bạn

Hãy xây dựng chính sách định giá nền tảng của bạn: giá của bạn cao hơn, thấp hơn hay tương đương với giá thị trường? Bạn có thể đã trả lời câu hỏi này khi bạn xác định được

68

hình thức bán hàng và hình ảnh mình muốn tạo dựng cũng như lên được kế hoạch kinh doanh.

Việc xác định mức giá có lãi là yếu tố sống còn trong kinh doanh. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua những yếu tố cạnh tranh và đạo đức kinh doanh khi định giá thì cũng không phải là tốt. Kinh doanh một cách thông minh nên là mục tiêu tối thượng chứ không phải là lợi nhuận. Với những mối quan hệ làm ăn chính đáng và chính sách định giá sản phẩm hợp lý, bạn sẽ vừa có lợi nhuận vừa duy trì được công việc kinh doanh của mình. Khi định giá sản phẩm, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:

• Người mua sẵn sàng chấp nhận mức giá nào của sản phẩm?

• Tương quan về giá của bạn khi so sánh với các đối thủ: bằng, cao hơn hay thấp hơn? • Giá mà nhà cung cấp đưa ra là gì?

• Tính chất, đặc điểm gì của mặt hàng tác động đến cảm nhận của người mua về chất lượng, giá trị, phong cách, độ bền, độ phong phú, sự sẵn có, của bản thân mặt hàng hay của cái gì khác?

Thu hẹp phạm vi lựa chọn chính sách định giá bằng cách cân nhắc thật kỹ những mục tiêu sau:

• Tỷ lệ hoàn vốn: xây dựng các mức giá bán có tỷ suất hoàn vốn cụ thể.

• Lợi nhuận tối đa: xây dựng những thang giá bán đem lại mức lãi cao nhất có thể.

• Tăng doanh số: xây dựng mức giá đem lại doanh thu tăng lên cho cửa hàng ở một mức nhất định.

• Cải thiện dòng tiền: xây dựng mức giá đem lại doanh thu tiền mặt nhiều hơn trong thời gian ngắn.

Đôi khi việc định giá cũng phải xem xét đến cảm giác của người tiêu dùng. Theo các

chuyên gia về giá, đa phần những người tiêu dùng có thu nhập thấp thường cảm thấy tội lỗi khi mua một số món hàng nhất định, đặc biệt là các món hàng không cần thiết. Tuy nhiên, nếu người bán lẻ có “chiêu” để đánh bay cảm giác tội lỗi này thì họ sẽ mua thoải mái hơn. Do đó, hãy có chế độ ưu đãi cho khách mua những sản phẩm đắt tiền hoặc tặng họ chiếc

Một phần của tài liệu Hướng dẫn thực hiện các ý tưởng kinh doanh bán lẻ (Tính khả thi cao) (Trang 67)