Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây công trình ở hưng yên (Trang 37)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Hội Hợp là một phường nằm ở phía Tây Thành Phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Vân Hội – huyện Tam Dương. - Phía Nam giáp xã Trung Nguyên – huyện Yên Lạc.

- Phía Đông giáp phường Đồng Tâm – thành phố Vĩnh Yên và xã Đồng Cương – huyện Yên Lạc.

- Phía Tây giáp xã Hợp Thịnh – huyện Tam Dương.

Trên địa bàn phường có Quốc lộ 2A và Tỉnh lộ 305 chạy qua là điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế và văn hoá xã hội với các huyện: Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc và một số huyện của tỉnh Hà Tây, Phú Thọ…

3.1.1.2 Địa hình, đất đai

Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Tóm lại, điều kiện tự nhiên của phường Hội Hợp về cơ bản là phù hợp cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Hội Hợp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lục địa. Mỗi năm phân thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,50C, mùa hạ nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 400C, mùa đông nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 6 - 70C, do đó ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp; lượng mưa trung bình năm vào khoảng 1.280 mm; độ ẩm không khí trung bình từ 80 - 90%.

Số giờ trong năm khoảng 1.600 giờ tổng tích ôn từ 820 - 83000C.

Nhìn chung với điều kiện khí hậu, thời tiết như vậy, phường Hội Hợp khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, xen canh

gối vụ và đa dạng hoá các giống cây trồng. Đặc biệt là lúa phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho khu đô thị và khu công nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện thời tiết, thì ở một số thời kỳ trong năm khí hậu thời tiết cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như: Vào tháng 1 nhiều mây mù, mưa phùn, gió rét ánh sáng yếu, ẩm độ cao. thường gây chết mạ xuân, nếu không chăm sóc tốt, thì cây lúa thường bị thiếu ánh sáng làm cây lúa chậm phát triển, lượng mưa phân bố không đều trong năm do đó có khi bị hạn hán vào tháng 3 - 4 và úng lụt vào tháng 7 - 8 làm thiệt hại rất nhiều công sức, tiền của đối với sản xuất nông nghiệp. Từ những yếu tố bất lợi trên mà việc bố trí cơ cấu thời vụ gắn với thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh học của cây trồng đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện khí hậu thời tiết và cực kỳ quan trọng.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Phường Hội Hợp là một phường lớn của Thành phố Vĩnh Yên (diện tích 811,4ha; dân số trên 12 nghìn người). Tuy là phường nhưng phần lớn dân cư vẫn sống ở nông thôn, do mới được sáp nhập vào Thành phố Vĩnh Yên năm 1999 (được tách ra từ huyện Tam Dương). Vì vậy hầu như mọi phong tục tập quán, lối sống sinh hoạt vẫn cơ bản theo phong tục tập quán của nông thôn đồng bằng trung du phía Bắc. Thu nhập bình quân đầu người/năm như sau:

Bảng 3.1 Thu nhập bình quân trên đầu người Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

08/07 09/08 BQ Thu nhập Tr.đ 137.416 403.694,9 586.082,8 8 293,78 145,18 49,42 Dân số Người 12.033 12.065 12.396 100,27 102,74 102,46 Thu nhập BQ/người Tr.đ 11,42 33,46 47,28 293 141 48,12

(Nguồn: phòng thống kê phường Hội Hợp)

Qua bảng 3.1 ta thấy năm 2007 thu nhập bình quân trên đầu người là 11.420.000 đồng, năm 2008 là 33.460.000 đồng còn năm 2009 là 47.280.000

đồng. Do đó, tốc độ tăng thu nhập bình quân trên đầu người của năm 2009 so với năm 2008 thấp hơn nhiều tốc độ tăng bình quân của năm 2008 so với năm 2007. Năm 2009 so với năm 2008 thu nhập tăng không mạnh như năm 2008 so với năm 2007 cụ thể tốc độ tăng bình quân là 48,12%. Đó là do thu nhập 2009 tuy có tăng nhưng không bằng tốc độ tăng của dân số nên thu nhập bình quân trên đầu người tăng không mạnh. Muốn tăng thu nhập bình quân trên đầu người phường phải giảm tốc độ tăng dân số. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng về thu nhập có tăng qua các năm nhưng trên thực tế, thu nhập bình quân của phường vẫn nằm trong diện thấp của Thành phố Vĩnh Yên. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là tỉ lệ hộ sản xuất nông nghiệp còn khá cao so với mức trung bình của toàn Thành phố ( hơn 70% dân số sản xuất nông nghiệp).

3.1.2.1 Tình hình dân số, lao động và sử dụng lao động

Về sử dụng lao động: Hầu hết lao động tại địa phương đều tích cực lao động và tìm việc cũng không quá khó, do có nghề xây dựng truyền thống, kết hợp với quá trình phát triển của các khu công nghiệp và đô thị hoá mở rộng. Trong 3 năm từ 2007 - 2009 lao động nông nghiệp liên tục giảm do chuyển đi làm công nghiệp và xây dựng. Trong lao động nông nghiệp, xu thế chuyển dần từ lao động thuần nông sang lao động ngành nghề cũng đang diễn ra. Lao động thuần nông giảm trong khi lao động ngành nghề tăng. Như vậy lao động thuần nông dần chuyển sang lao động ngành nghề tổng hợp ngày càng cao. Đây là điều đáng mừng trong khu vực nông thôn, nó có ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Vì họ biết kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, cơ khí, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống ở nông thôn. Do đó thời gian nông nhàn được giảm đi rõ rệt và số lượng lao động thất nghiệp ở nông thôn cũng giảm theo.

Bảng 3.2: Tình hình đất đai, dân số của phường Hội Hợp

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

SL CC(%) SL CC ( %) SL CC (%) 2008/2007 2009/2008 BQ I- Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 811,4 100 811,4 100 811,4 100 100 100 100

1- Đất Nhà nước " 610,8 75,2 607,5 74,9 599,7 73,9 99,5 98,7 99,1 - Đất canh tác " 561,6 91,9 558,3 91,9 545,3 90,9 99,4 97,7 98,6 - Đất mặt nước dùng sản xuất nông nghiệp " 49,2 8,1 49,2 8,1 54,4 9,1 100 110,6 105,3 2- Đất chuyên dùng " 114,6 14,2 116,6 14,4 120,6 14,9 101,7 103,4 102,6 3- Đất thổ cư " 62,4 7,7 63,7 7,8 70,5 8,7 102,1 110,7 106,4 4- Đất chưa sử dụng " 23,6 2,9 23,6 2,9 20,6 2,5 100 87,3 93,7

II- Tổng nhân khẩu người 12.033 100 12.065 100 12.396 100 101,1 101,9 101,5

- Nhân khẩu sản xuất nông nghiệp " 10.000 83,1 9.439 77,6 9.560 77,1 94,4 101,2 97,8

III- Tổng lao động lao động 5.404 100 5.628 100 5.869 100 104,1 104,3 104,2

- Lao động sản xuất nông nghiệp " 1.550 28,6% 1.300 24,2% 1.206 21% 83,9 92,8 88,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV- Tổng số hộ hộ 2.354 100 2.368 100 2.408 100 100,6 101,7 101,2

- Số hộ sản xuất nông nghiệp " 2.100 89,2 2.009 84,8 1.970 81,8 95,7 98,1 96,9

V- Chỉ tiêu bình quân:

1- Đất nông nghiệp/khẩu Ha 0.051 0,005 0,048 98,0 96,0 97,0 2- Đất canh tác/ khẩu nông nghiệp Ha 0.056 0,059 0,057 105,4 96,6 101,0 3- Đất canh tác/lao động nông nghiệp " 0.362 0,429 0,452 118,5 105,4 112 4- Đất canh tác/hộ nông nghiệp " 0.267 0,278 0,277 104,1 99,6 101,9 5- Đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp " 0.29 0,30 0,30 103,4 100 101,7

Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần trong đó đất thổ cư và đất khác tăng lên. Do quá trình đô thị hoá dẫn đến nhiều hộ nông dân mất đất ruộng không thể tham gia sản xuất nông nghiệp.

3.1.2.2 Tình hình hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật

- Hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Gồm hai hệ thống kênh mương dài gần 35km trải đều trên gần 600 ha đất canh tác đáp ứng khá tốt cho việc thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Hệ thống điện

Toàn phường có 4 trạm biến áp điện tới tổng dung lượng là: 900 KVA và 11,2km đường dây trung, hạ thế. Hệ thống điện này không đủ đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và dân sinh.

- Hệ thống giao thông

+ Trên địa bàn phường có 2km đường Quốc lộ số 2A (Hà Nội - Tuyên Quang) và 2km đường tỉnh lộ 305 chạy qua. Hai tuyến đường này vừa được đầu tư nâng cấp nên rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế với các địa phương khác.

+ Toàn phường có 33km đường giao thông liên thôn, liên xã thuận tiện phục vụ các nhu cầu sản xuất sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

+ Giao thông nội đồng: Với 18km đường giao thông nội đồng phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp. Phần lớn các tuyến đường giao thông nội đồng là đường đất đắp được rải cấp phối sỏi ở mặt trên, do đó đi lại khá dễ dàng trong mọi thời tiết khác nhau. Cho đến nay đã đóng góp vô cùng quan trọng đặc biệt là làm giảm ngày công lao động trong khâu vận chuyển vật tư và nông sản.

- Hệ thống thông tin liên lạc

Là một phường mới thành lập của Thành phố Vĩnh Yên, do đó hệ thống thông tin liên lạc ở đây rất thuận lợi. Toàn phường có 1100 máy điện thoại cố định và trên 2000 máy điện thoại di động, một đài truyền thanh với hệ thống

loa 24 chiếc đặt ở tất cả các khu dân cư trong phường. Vì thế việc thông tin liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống ở địa phương là rất tốt. Đặc biệt rất có hiệu quả trong việc tuyên truyền vận động nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong vào sản xuất.

- Hệ thống cơ sở vật chất khác

Phường Hội Hợp có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động, làm việc của chính quyền, hợp tác xã, các trường học cấp tiểu học, trung học cơ sở, mẫu giáo, trạm y tế và nhà văn hoá ở các khu dân cư khá khang trang, được trang bị nội thất và các trang thiết bị phục vụ quản lý, khám chữa bệnh và giảng dạy đầy đủ.

Tóm lại với những đặc điểm về kinh tế - xã hội của phường Hội Hợp, về cơ bản là thuận lợi cho việc sản xuất hàng hoá, da dạng hoá các loại hình kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của địa phương và cung ứng cho các địa phương lân cận và tiến tới xuất khẩu.

Bảng 3.3 Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của phường năm 2009

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Đường quốc lộ km 2

2 Đường liên tỉnh km 2

3 Đường liên thôn, liên xã km 33

4 Đường giao thông nội đồng km 18

5 Trạm biến áp trạm 4

6 Số máy điện thoại máy 2400

7 Số cơ sở y tế cơ sở 1

8 Số trường học trường 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Số HTX Đơn vị 2

10 Mương đất km 35

3.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của phường trong 3 năm (2007-2009)

Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của phường 3 năm (2007-2009)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 08/07 09/08 BQ

Tổng GTSX Trđ 391.574 100,00 492.576 100,00 624.117 100,00 125,79 126,70 126,25

I.Nông-lâm-thuỷ sản Trđ 34.259 8,70 44.512 9,04 45.085 7,22 129,93 101,29 115,61

- Trồng trọt Trđ 10.288 30,03 23.809 53,49 24.378 54,07 231,42 102,39 166,91

- Chăn nuôi, thuỷ sản Trđ 23.971 69,97 20.703 46,51 20.707 45,93 148,18 100,02 124,1

II. CN – TTCN – XD Trđ 198.541 50,70 248.030 50,35 315.023 50,47 124,93 127,01 125,97

III. Thương mại – Dịch vụ Trđ 158.774 40,60 200.034 40,61 264.009 42,38 125,99 131,98 128,99

Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng giá trị sản xuất của phường tăng lên qua các năm. Trong đó, giá trị sản xuất của các nghành nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ đều tăng. Nghành nông – lâm – thuỷ sản tăng 15,61%/năm còn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng tăng 25,97% /năm và thương mại dịch vụ tăng 28,99%/năm. Giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – thuỷ sản vẫn ở mức tăng chậm hơn tốc độ tăng của các ngành khác. Chứng tỏ phường Hội Hợp đang dần bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt thấp hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân năm 2009 so với 2008 cao hơn tốc độ tăng bình quân của năm 2008 so với năm 2007 là 66,91 %. Trong khi đó chăn nuôi thuỷ sản chỉ tăng 24,1 %.

3.1.3 Nhận xét chung về phường Hội Hợp

Thuận lợi

+ Là một phường đông dân, có lực lượng lao động rồi rào, bản tính cần cù và chịu khó, năng động trong công việc.

+ Là địa phương có đội ngũ thợ xây dựng lành nghề, có truyền thống lâu năm, với trên 3.000 người. Hàng năm địa phương thu nhập từ nguồn này trên 315 tỷ đồng, đây là nguồn đóng góp rất quan trọng cho kinh tế hộ.

+ Là địa phương có diện tích đất canh tác bình quân trên hộ Nhà nước cao so với các địa phương khác trong vùng. Lại có địa hình tương đối bằng phẳng, tưới tiêu chủ động, hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng khá tốt. Đây là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt theo hướng thâm canh chuyên canh, tăng vụ,…

+ Có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, gần trung tâm tỉnh lỵ. Đây là ưu thế về tiêu thụ hàng hoá nông sản sản xuất ra và giao lưu kinh tế với các địa phương khác về mọi mặt.

+ Quá trình đô thị hoá và phát triển mở rộng các khu công nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở trên địa bàn và các địa phương cận kề. Đây là thị trường tiềm năng tiêu thụ hàng hoá nông sản và các dịch vụ phục vụ đời sống xã hội. Do đó tạo thêm được nhiều việc làm và thúc đẩy sản xuất trên mọi lĩnh vực.

Khó khăn

Quá trình đô thị hoá tại địa bàn đang diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nhà nước như: đất đai sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp để chuyển sang sản xuất công nghiệp, lao động nông thôn một số đi làm công nghiệp và dịch vụ. Nhưng chưa quen với lao động công nghiệp, nên nguy cơ bị mất việc làm là thường xuyên. Giá cả vật tư đầu vào cho sản xuất luôn biến động theo hướng bất lợi cho nông dân, trong khi đầu ra cho sản phẩm tăng nhưng không kịp với việc tăng của vật tư đầu vào.

Cơ chế thị trường đã đi vào đời sống xã hội, sự phân hoá giàu nghèo diễn ra nhanh chóng, một bộ phận dân cư chưa theo kịp với cơ chế mới làm phức tạp hoá đời sống, tập quán, văn hoá xã hội ở địa phương.

Ruộng đất được chia theo chế độ bình quân chủ nghĩa, do đó sự manh mún chưa được khắc phục, đã gây cản trở cho việc áp dụng công nghiệp hoá trong sản xuất.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp tiếp cận

a. Tiếp cận từ dưới lên

Xuất phát từ việc xác định ảnh hưởng của từng tác nhân trong liên kết bao gồm nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học chứ không áp đặt từ phía trung ương hay chính quyền địa phương.

b. Tiếp cận hệ thống

Đánh giá ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập của hộ nông dân dựa trên lợi ích của nông dân trong mối liên kết với các tác nhân khác đồng thời chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như thị trường, chính sách,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Tiếp cận có sự tham gia

Tiếp cận các bên liên quan đến liên kết nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác như chính quyền, hội nông dân, hợp tác xã được sử dụng như là một phương pháp tiếp cận hữu hiệu trong nghiên cứu đề tài.

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây công trình ở hưng yên (Trang 37)