Tiếp cận có sự tham gia

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây công trình ở hưng yên (Trang 46)

- Hệ thống điện

c.Tiếp cận có sự tham gia

Tiếp cận các bên liên quan đến liên kết nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội khác như chính quyền, hội nông dân, hợp tác xã được sử dụng như là một phương pháp tiếp cận hữu hiệu trong nghiên cứu đề tài.

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn phường Hội Hợp tại thành phố Vĩnh Yên là một phường mới được sát nhập với thành phố Vĩnh Yên. Đây là một phường có số lượng nông dân đông đảo đa số sống bằng nghề trồng lúa. Trong phường có 12 phố là An Phú, Trà 1, Trà 2, phố Cả, phố Lẻ 1, Lẻ 2, Hốp, Nguôi, Núi, phố Yên, Phố Tiên, Phố Quán Tiên. Trong đó, có 11 phố sản xuất và kinh doanh lúa nên chúng tôi tiến hành điều tra. Riêng phố Quán Tiên không trồng lúa mà chủ yếu kinh doanh dịch vụ nên chúng tôi không tiến hành điều tra. Để nông nghiệp phát triển Hội Hợp đã thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất lúa. Từ lâu phường đã có mối liên kết giữa nông dân trồng lúa với doanh nghiệp và nhà khoa học. Do đó, chúng tôi chọn phường Hội Hợp làm địa bàn nghiên cứu. Thông qua liên kết để làm rõ ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập của các hộ trồng lúa tại phường Hội Hợp thành phố Vĩnh Yên.

3.2.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

3.2.3.1 Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu được thu thập từ các ban ngành chức năng của phường Hội Hợp, gồm các báo cáo tổng kết hàng năm, các báo cáo điều tra thống kê, các tài liệu khác như sách báo, tài liệu khoa học đã được công bố.

3.2.3.2 Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Để phục vụ cho nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra HTX, cán bộ khuyến nông và 70 hộ nông dân trồng lúa thuộc phường Hội Hợp trong đó có 35 hộ liên kết và 35 hộ không liên kết qua phiếu điều tra đã được thiết kế cho từng đối tượng. Từ đó, để làm rõ ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập của hộ nông dân trồng lúa.

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi tiến hành điều tra chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp số liệu và phân loại và xử lý các phiếu điều tra bằng phần mềm Excel trên máy tính theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, vẽ biểu đồ …và các số liệu khác nhau.

Với các thông tin tổng hợp từ bảng hỏi, chúng tôi tiến hành mã hoá và thực hiện tính toán trên Excel để có được những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.5.1 Phương pháp thống kê mô tả

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất nông nghiệp, thu nhập của hộ nông dân; phân tích biến động của các hiện tượng để đánh giá những ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập hộ nông dân.

3.2.5.2 Phương pháp so sánh

Dựa theo những số liệu đã thu thập được chỉnh lý hệ thống hoá, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh hai nhóm hộ liên kết và không liên kết để xem xét đánh giá nhóm hộ nào đạt hiệu quả kinh tế hơn. Từ đó, đánh giá ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập của hộ nông dân.

3.2.5.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm thu thập thông tin có chọn lọc ý kiến đánh giá của một người, một nhóm người đại diện trong lĩnh vực nghiên cứu như cán bộ, những chuyên gia am hiểu về vấn đề nghiên cứu để từ đó người nghiên cứu rút ra những nhận xét đánh giá chung về vấn đang nghiên cứu đảm bảo tính khoa học hơn, chính xác hơn (qua các hộp nghiên cứu).

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đã tiến hành thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của lãnh đạo UBND phường Hội Hợp (chủ tịch UBND phường

Hội Hợp), chủ nhiệm và phó chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ Hội Hợp, chủ nhiệm HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên, chuyên gia kĩ thuật các cán bộ khuyến nông,…để làm cơ sở rút ra những nhận xét chung nhất, hợp lí nhất về vấn đề nghiên cứu.

3.3 Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh diện tích đất

Tổng diện tích đất tự nhiên, đất nhà nước, đất canh tác, đất mặt nước chuyên dùng sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất chuyên dùng, đất thổ cư, đất chưa sử dụng, đất khác.

* Chỉ tiêu phản ánh số hộ

Tổng số hộ điều tra, số hộ liên kết, số hộ không liên kết, số hộ sản xuất nông nghiệp, số hộ không có cam kết, số hộ không hợp đồng, tổng số hộ có cam kết với HTX, số hộ vi phạm cam kết, số hộ không vi phạm cam kết, số hộ ký kết hợp đồng với HTX

* Chỉ tiêu phản ánh cơ sở vật chất

Đường quốc lộ, đường liên tỉnh, đường liên thôn, liên xã, đường giao thông nội đồng, trạm biến áp, số máy điện thoại, số cơ sở y tế, số trường học, số HTX, số mương đất.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hoá

Đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, cấp I, cấp II, cấp III

* Chỉ tiêu phản ánh số bình quân

Nhân khẩu/hộ, lao động/hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp, đất nông nghiệp/khẩu

Đất canh tác/lao động nông nghiệp, đất canh tác/ khẩu, đất canh tác/hộ nông nghiệp, đất canh tác/ khẩu nông nghiệp

Tuổi bình quân của chủ hộ Thu nhập bình quân/người

* Chỉ tiêu phản ánh lao động

Lao động sản xuất nông nghiệp, nhân khẩu sản xuất nông nghiệp.

*Chỉ tiêu phản ánh nhu cầu liên kêt

Rất cần thiết, bình thường, không cần thiết

*Chỉ tiêu phản ánh chất lượng

Chất lượng đầu vào, chất lượng giống, chất lượng phân bón, chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng lúa.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả kinh tế

Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

GO = QiPi

Trong đó : Qi là khối lượng sản phẩm loại i Pi là giá bán sản phẩm loại i

Chi phí trung gian (IC): Là chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu, dịch vụ… được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Giá trị gia tăng (VA) là giá trị chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một đơn vị diện tích và phần chi phí vật chất thường xuyên sử dụng trong quá trình sản xuất.

VA = GO – IC

Thu nhập hỗn hợp: Là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất MI = VA – (A + T)

Giá trị sản xuất (GO) / công LĐ: Là tỷ lệ giữa tổng giá trị sản xuất trên tổng ngày công lao động của nông hộ

Giá trị gia tăng (VA)/ công LĐ: Là tỷ lệ giữa phần giá trị gia tăng thêm chia cho tổng ngày công lao động của nông hộ.

A: Khấu hao tài sản cố định T : Thuế

Thu nhập hỗn hợp / ngày công LĐ: Được tính bằng tổng thu nhập hỗn hợp chia cho ngày công lao động của nông hộ đầu tư cho sản xuất. Chỉ tiêu này cho biết giá trị thu nhập của một ngày công được hạch toán.

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của phường Hội Hợp

4.1.1 Thực trạng sản xuất lúa của phường Hội Hợp

Phường Hội Hợp tuy thuộc thành phố Vĩnh Yên nhưng vẫn chiếm hơn 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp trong đó ngành trồng lúa vẫn chiếm chiếm ưu thế nhất. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do quá trình đô thị hoá các công trình ngày một mở rộng trên địa bàn phường. Do đó, diện tích đất nông nghiệp ngày càng mất dần do đó diện tích gieo trồng ngày càng giảm. diện tích gieo trồng của các hộ có xu hướng giảm. Diện tích năm 2008 có tăng so với 2007 về diện tích gieo trồng và diện tích trồng lúa. Năm 2008 chỉ có diện tích khác là giảm 3,75%. Đến năm 2009 diện tích có xu hướng giảm diện tích gieo trồng giảm 11,84% so với năm 2008. Tốc độ tăng diện tích năm 2009 so với năm 2008 chậm hơn tốc độ tăng năm 2008 so với năm 2009. Là một phường nông dân đa số trồng lúa do đó diện tích trồng lúa chiếm phần lớn cơ cấu chiếm 78,47%. Mỗi năm chia làm ba vụ là vụ chiêm xuân, vụ mùa và vụ đông. Trong đó, vụ đông là trồng cây khác còn vụ chiêm xuân và vụ mùa trồng lúa.

Diện tích vụ chiêm xuân cao hơn vụ mùa. Về cơ cấu lúa đa số các hộ đều trồng khang dân chiếm 80%, các loại khác chiếm 20%. Có cả lúa giống và lúa chất lượng cao, lúa giống cũng có loại siêu khang dân. Diện tích gieo trồng của phường khá cao, diện tích trồng lúa cũng khá cao so với địa bàn xung quanh. Vấn đề đặt ra chúng ta phải mở rộng cơ cấu diện tích gieo trồng chuyên trồng những giống có chất lượng tốt và có năng suất cao. Tăng diện tích trồng lúa giống và lúa chất lượng cao tại phường. Sau đây, là bảng diện tích đất theo mùa vụ:

Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu gieo trồng (đvt: ha)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

Diện tích CC(%) Diện tích CC(%) Diện tích CC(%) 08/07 09/08 BQ Tổng diện tích gieo trồng 1013 100 1046,01 100 922,16 100 103,26 88,16 85,38 Tổng diện tích trồng lúa 800 78,97 821 78,49 773,16 83,84 102,63 94,17 91,76 - Vụ chiêm xuân 450 56,25 464 56,62 442 57,17 103,11 95,26 92,39 - Vụ mùa 350 43,75 357 43,48 331,16 42,83 102 93,88 92,04 Trong đó:

- Lúa khang dân 640 80 656,8 80 618,53 80 102,63 96,65 94,48

- Lúa giống khác 160 20 164,2 20 154,63 20 102,63 94,17 91,96 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích trồng cây

khác 213 21,03 205,01 21,51 149 16,16 96,25 72,68 75,51

Vụ đông 213 21,03 205,01 21,51 149 16,16 96,25 72,68 75,51

4.1.2 Thực trạng tiêu thụ lúa của phường Hội Hợp

Lúa chủ yếu được bán cho đối tượng là thương lái (hàng sáo), hợp tác xã dịch vụ Hội Hợp, HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên, người tiêu dùng. Thông qua các địa điểm bán cho thương lái (hàng sáo) thì bán tại nhà, bán cho HTX bán tại HTX. Một số hộ bán cho HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên được đến tận nơi cân giống và ký kết bao tiêu sản phẩm. Còn đối tượng bán cho người tiêu dùng chủ yếu bán tại chợ hoặc cũng có thể tại nhà. Tại địa bàn dùng nhiều giống khang dân trong đó có loại khang dân siêu nguyên chủng. Loại giống này có chất lượng hơn loại giống lúa thuần và được ưa chuộng trên địa bàn. Nhiều hộ có sản xuất lúa nhưng do diện tích gieo trồng ít nên họ trồng lúa chỉ đủ ăn không có nhu cầu tiêu thụ lúa. Về tình hình tiêu thụ lúa trên địa bàn tương đối dễ. Chỉ cần ở nhà cũng có người tới tận nơi thu mua. Đối tượng thu mua có thể là người cùng phường tuy nhiên cũng có nhiều người ở nơi khác tới thu mua lúa của người dân trong phường. Lúa đạt năng suất 360 – 380 là đạt năng suất trên địa bàn do điều kiện đất đai của phường nên rất ít hộ đạt năng suất cao hơn. Vụ chiêm xuân sản lượng thường đạt cao hơn vụ mùa. Do đó, sản lượng bán ở vụ chiêm xuân cao hơn. Giá bán tuân theo giá thị trường, giá thoả thuận giữa thương lái và nông dân hoặc giá do HTX quy định.

4.2 Thực trạng mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp nghiệp

4.2.1 Khái quát chung về các tác nhân tham gia liên kết

Các tác nhân tham gia liên kết với những nội dung nhất định trong đó có đối tượng liên kết đó là hộ trồng lúa, HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX sản xuất giống cây trồng Quán tiên, các công ty giống, trung tâm giống, Trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm bảo vệ thực vật, Viện lúa Trung ương, và cả giáo viên truờng cao đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Vĩnh Phúc. Liên kết trong các nội dung cụ thể có thể giống nhau. Tuy nhiên, HTX ở đây đóng vai trò giống như

một doanh nghiệp cũng cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra, tham gia chuyển giao TBKT, liên kết với các đối tượng trên trong mối liên kết gắn bó với nhau.

Các tác nhân tham gia liên kết với những nội dung liên kết được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 4.2 Nội dung liên kết ở từng đối tượng tham gia Đối tượng tham gia

liên kết Nội dung liên kết

Hộ trồng lúa Mua đầu vào, tham gia tập huấn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm HTX dịch vụ nông

nghiệp

Liên kết với trung tâm giống, Viện, Trường, Trạm, Trung tâm khuyến nông, nông dân trong cung ứng đầu vào, tiêu thụ, chuyển giao TBKT

HTX sản xuất giống cây trồng Quán Tiên

Liên kết với công ty giống, Viện, nông dân trong cung ứng đầu vào, tiêu thụ, chuyển giao TBKT

Công ty giống Cung ứng đầu vào cho HTX, hỗ trợ về kỹ thuật cho hộ nông dân trồng lúa, tiêu thụ

Trung tâm giống Cung ứng đầu vào cho HTX, hỗ trợ về kỹ thuật cho hộ nông dân trồng lúa

Trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm BVTV

Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hộ trồng lúa

Viện lúa Trung ương Cung ứng đầu vào cho HTX, hỗ trợ về kỹ thuật cho hộ nông dân trồng lúa, thu mua lúa của hộ nông dân thông qua HTX Trường cao đẳng Kinh

Tế Kỹ Thuật Vĩnh Phúc

Tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hộ trồng lúa

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2010)

Thật khó thiết lập quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp với nông dân, nên không thể bỏ qua một đối tượng đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ nông sản là HTX làm cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp trong thu mua. HTX có kinh nghiệm, quan hệ tốt với nông dân và cả doanh nghiệp.

Khi sản xuất nhỏ còn tồn tại thì vai trò trung gian của HTX còn rất lớn. Nếu sản xuất lớn thì việc ký hợp đồng tập trung ít đầu mối hơn, khi thu hoạch

cũng với khối lượng lớn thì việc doanh nghiệp thu mua, vận chuyển cũng đơn giản, dễ dàng hơn. Vì vậy, trước khi xét mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp chúng ta cần tìm hiểu mối liên kết giữa HTX với doanh nghiệp.

4.2.2 Thực trạng mối liên kết giữa nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp

4.2.2.1 Thực trạng sản xuất và kinh doanh lúa của các hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thực trạng chung của các hộ trồng lúa

Để có số liệu phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra 70 hộ nông dân trồng lúa và phân thành hai nhóm hộ là nhóm hộ liên kết với hợp tác xã và nhóm hộ không liên kết với hợp tác xã. Chúng tôi đưa ra các chỉ tiêu so sánh về độ tuổi bình quân, văn hoá, bình quân nhân khẩu trên hộ và bình quân lao động trên hộ. Các nhóm hộ trên đều có đặc điểm như sau:

Bảng 4.3 : Tình hình chung của các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu ĐVT Hộ liên kết Hộ không liên kết

1 Tổng số hộ điều tra Hộ 35 35

2 Tuổi bình quân của chủ hộ Hộ 46 45

3 Trình độ văn hóa Lớp 7 7

- Cấp 1 % 15 17

- Cấp 2 % 66 63

- Cấp 3 % 19 20

4 Bình quân nhân khẩu/hộ Người 5 4

5 Bình quân LĐ/hộ LĐ 3 2

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết các hộ có độ tuổi bình quân của chủ hộ là 45, 46 là độ tuổi đã ổn về cơ sở vật chất.

Trình độ văn hóa của các chủ hộ được điều tra nhìn chung là thấp, chủ yếu là học lớp 7. Với trình độ văn hóa như vậy cũng ảnh hưởng nhiều tới kết quả sản xuất gây khó khăn trong việc tiếp thu áp dụng TBKT vào thực tiễn sản xuất. Do đó, trong thời gian tới cần nâng cao trình độ văn hóa của các chủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây công trình ở hưng yên (Trang 46)