Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mường La (Trang 36)

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN MƯỜNG LA

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ một NH nào thì vấn đề lao động bao giờ cũng là vấn đề hàng đầu và quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của NH đó. Tuy nhiên, điều đó không không đồng nghĩa với việc cứ nhiều lao động hơn thì kết quả cao hơn. Thực tế một NH có ít lao động hơn lại có thể đem lại kết quả cao hơn. Điều quan trọng chính là do sự chi phối của vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mường La với mục tiêu, nhiệm vụ là phân bổ nguồn vốn có hiệu quả; bảo đảm cung cấp vốn tới các dự án khả thi, phục vụ nhu cầu phát triển nền kinh tế; mang lại lợi nhuận cho chi nhánh và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, để bảo đảm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ công tác tín dụng thì yêu cầu người cán bộ tín dụng phải có những kiến thức sâu rộng về các vấn đề sau:

Các loại hình tín dụng (tín dụng khách hàng, tín dụng thế chấp, bao thanh toán, tín dụng tiêu dùng…), đặc trưng của từng loại hình tín dụng, những loại rủi ro, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro, và những điều kiện gắn liền với các loại hình tín dụng đó.

Chu trình cấp tín dụng từ khâu nhận hồ sơ, phê chuẩn tín dụng, giải ngân tín dụng đến khâu giám sát các khoản tín dụng sau khi cho vay.

Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng.

Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, cách thức phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.

Kiến thức về kinh tế, luật pháp và các chính sách liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm, phát mại tài sản… ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Sử dụng thành thạo hệ thống máy tính áp dụng vào việc quản lý khách một

SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A

cách hiệu quả

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Việc đào tạo và đào tại lại cán bộ tín dụng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục như: Tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ; phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. Đi đôi với việc đào tạo, việc tuyển dụng cán bộ lao động phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của ngành và tuyệt đối công bằng nhằm lựa chọn được những cán bộ tín dụng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết;

Cán bộ tín dụng ngoài năng lực chuyên môn giỏi cũng cần có phẩm chất đạo đức tốt bởi vì trong tình trạng luôn tiếp xúc với đồng tiền nếu không giữ vững phẩm chất đạo đức sẽ dễ bị cám dỗ của vật chất dẫn đến hành vi tiêu cực sai trái làm tổn hại đến uy tín của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi cán bộ tín dụng, yêu cầu cán bộ tín dụng kiểm tra kiểm soát thường xuyên sau khi vay nên đi xuống cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nắm bắt những thông tin của doanh nghiệp không nằm trong các báo cáo tài chính.

Đổi mới công tác quản lý cán bộ tín dụng : quản lý cán bộ tín dụng một cách chặt chẽ, khoa học; có biện pháp chủ động, tích cực trong công tác đào tạo cán bộ tín dụng không để cán bộ tín dụng bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, vì đồng tiền mà hạ thấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, làm phương hại đến bản thân cũng như phương hại về kinh tế và uy tín của ngành; đồng thời, tăng cường tính kỷ luật, tính kỷ cương đối với cán bộ tín dụng để hướng mọi hành vi cán bộ tín dụng đi đúng hướng.

Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ tín dụng. Hàng năm cần thực hiện việc rà soát, đánh giá phân loại cán bộ tín dụng để có hướng đào tạo, bổ sung kịp thời. Đồng thời qua phân loại cán bộ tín dụng để thực hiện

SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A

việc tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng trên cả 2 mặt định tính và định lượng, tạo ra đội ngũ cán bộ tín dụng mạnh toàn diện, có sức cống hiến cao;

Đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng, tăng cường ý thức, trách nhiệm và tinh thần vươn lên tự hoàn thiện của mỗi cán bộ; khuyến khích phát huy sáng kiến; tạo điều kiện cho các chuyên viên trẻ tiếp tục nâng cao nghiệp vụ; đồng thời thu hút được đội ngũ chuyên gia giỏi.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mường La (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w