Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mường La (Trang 27)

Bảng 7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại chi nhánh

NHNN&PTNT huyện Mường La.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dự phòng rủi ro được trích lập 5,120.384 4,571.568 5,328.905

Nợ xấu 5,872 4,792 6,035

Khả năng bù đắp rủi ro 0.872 0.954 0.883

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh các năm 2010,2011,2012) Chỉ tiêu trên phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng giảm không đều qua từng năm. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho ngân hàng. Năm 2010 là 87.2% nhưng đến năm 2011 chỉ số này tăng lên 92.4% nguyênnhân là do nợ xấu của ngân hàng đã giảm đi đáng kể (giảm 18.39% so với năm 2009). Đến năm 2012 khả năng bù đắp rủi ro tín dụng giảm xuống 88.3% do nợ xấu của ngân hàng tăng lên nhiều so với năm 2011 ( tăng 25.94% so với năm 2011). Nhìn chung chỉ số trên của Chi nhánh là khá cao ở mức an toàn khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Chỉ số này cao sẽ làm cho người gửi tiền cảm thấy yên tâm khi giao dịch với ngân hàng vì ngân hàng luôn có khoản phòng ngừa tốt khi tình trạng nợ xấu xảy ra. Việc tạo chỉ số này ở mức an toàn giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro và tạo lòng tin đối với khách hàng của mình rằng ngân hàng luôn có khả năng bù đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Theo quyết định 493 thì “Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

“Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho

SV: Hồ Thị Thanh Xuân NHC10A

những tổn thất có thể xảy ra.

“Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Theo đó dự phòng rủi ro sẽ được coi là chi phí và ngân hàng sẽ được phép khấu trừ vào thuế. Qua đó khiến ngân hàng che giấu 1 phần lợi nhuận giảm số thuế phải nộp. Do đó những năm về trước các ngân hàng đều có xu hướng tăng dự phòng rủi ro lên để giảm số thuế phải nộp. Xong hiện nay do số lượng ngân hàng trong nước và cả các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt ngân hàng có xu hướng giảm dự phòng rủi ro xuống. Để sử dụng nguồn vốn đó cho mục đích kinh doanh của mình. Do đó ngoài việc quản lý của nhà nước về việc ban hành các quy định cụ thể về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, còn cần có sự chấp hành nghiêm chỉnh của các ngân hàng. Để đảm bảo các hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra bình thường, đảm bảo các khả năng thanh khoản…..

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Mường La (Trang 27)