hoạt của phường Quyết Thắng
4.4.2.1.Về chính sách quản lý
- Xây dựng Quy chế quản lý CTR trên địa bàn phường
- Xây dựng hướng dẫn về việc thành lập tổ vệ sinh môi trường tại các tổ dân phố và các bản
- Xây dựng một số văn bản kỹ thuật hỗ trợ công tác quản lý CTRSH cụ thể. - Xây dựng hệ thống giám sát, tư vấn và tuyên truyền
4.4.2.2. Về tài chính hỗ trợ công tác quản lý CTRSH
- Cơ chế hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước
- Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tích cực tham gia quản lý CTRSH.
- Đề xuất các hoạt động xã hội hóa công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thông qua phân loại CTRSH tại nguồn, xã hội hóa công tác thu gom CTRSH thông qua các tổ VSMT tại các tổ dân phố và các bản, khuyến khích ngăn ngừa phát sinh CTR thông qua các hoạt động tái chế, tái sử dụng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia công tác xử lý CTRSH, tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường và quản lý CTR
4.4.2.3. Về các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ
CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học được phân loại tại nguồn thành hai loại:
- Chất thải hữu cơ có khả năng phân hủy: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn thừa,…đựng bằng xô màu xanh, thể tích trên 10 lít (chứa 3,5-5 kg).
- Các thành phần còn lại: sử dụng xô màu đỏ thể tích trên 10 lít.
CTRSH phát sinh tại các khu vực công cộng: bố trí các thùng rác công cộng loại 120 lít hoặc 240 lít để thu gom CTRSH lắp thành từng cụm, mỗi cụm 2 thùng với 2 màu, màu xanh cho chất hữu cơ có khả năng phân hủy và màu vàng cho CTR còn lại. Sau đó hàng ngày sẽ có xe đi thu gom vào sáng và chiều.
CTRSH phát sinh từ các chợ: đặt xe đẩy tay để thu gom CTR gồm 2 loại xe để chứa chất hữu cơ và CTR khác có gắn biển hoặc phân biệt bằng màu sắc.
b) Đề xuất hỗ trợ công tác thu gom, vận chuyển CTRSH
- Đề xuất phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH: Đối với khu vực tập trung đông dân cư sử dụng hệ thống thu gom thông qua các điểm tập kết, còn đối với khu vực tổ dân phố và các bản áp dụng hệ thống thu gom trung chuyển. Cần bổ sung điểm tập kết mới và điểm trung chuyển ở các địa điểm ở phường.
- Đề xuất bổ sung trang thiết bị chính, nhân lực thu gom và vận chuyển CTRSH: dự báo số xe thu gom, vận chuyển CTRSH
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Hiện nay, phần lớn các phường, xã giao trách nhiệm thu phí vệ sinh môi trường cho tổ trưởng dân phố, đồng thời trong các cuộc họp bình bầu các gia đình văn hoá phố, xóm đã đưa tiêu chí việc tham gia đóng đầy đủ phí vệ sinh môi trường trở thành một tiêu chí bắt buộc.
Trên địa bàn phường nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt chủ yếu là từ hộ gia đình. Lượng rác thải phát sinh trung bình một ngày là 9,33 kg/người/ngày, lượng rác thải phát sinh trung bình một năm là 3405,6 kg/người/ngày.
Việc thay đổi một thói quen đã hình thành từ lâu trong mỗi người không phải là việc dễ dàng, vì vậy UBND phường đã thực hiện một số biện pháp như: tuyên truyền, công cụ kinh tế, công cụ pháp luật, công cụ kỹ thuật trong quá trình quản lý để có hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình quản lý cũng gặp không ít những khó khăn vì: Các quy định về quản lý CTR còn thiếu; công tác xã hội hóa quản lý CTRSH chưa được chú trọng và đẩy mạnh, chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế khác; việc xử lý CTRSH còn gặp nhiều khó khăn do chưa có hệ thống phân loại CTRSH tại nguồn, công nghệ chưa ổn định và hạn chế về kinh phí vận hành; không đủ kinh phí, nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác quản lý CTRSH chủ yếu từ ngân sách nhà nước, sắp tới sẽ vận động người dân đóng góp thêm trên tinh thần xã hội hóa công tác BVMT với phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm" để việc BVMT ngày càng hiệu quả tốt hơn.
5.2. Kiến nghị
Các cấp có thẩm quyền sớm ban hành các loại phí BVMT và áp dụng thống nhất trong toàn tỉnh để có nguồn tài chính đầu tư trực tiếp cho việc BVMT.
Năm 2013 và những năm tiếp theo cần dành quỹ đất để kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác trên địa bàn. Đồng thời tạo cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tư.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Hướng dẫn các hộ dân nông thôn tự xử lý rác và hộ gia đình phân loại rác tại nguồn.
Ủy ban nhân dân phường, tổ dân phố, bản và khu vực cần quan tâm hơn nữa nhiệm vụ BVMT, nhất là các khu dân cư gần chợ, phân công người chuyên trách về BVMT, được tập huấn đầy đủ các kiến thức pháp luật, các Luật BVMT mới hiệu quả và chính xác, tạo niềm tin ở người dân.
Các cán bộ phụ trách môi trường thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện xử lý kịp thời những vấn đề về môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng việt
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghịđịnh số
59/2007/NĐ-CP Nghịđịnh về quản lý chất thải rắn
2. Cục bảo vệ môi trường ( 2008), Dự án " Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới"
3. Trần Thị Diệu (năm 2010) "Giáo trình quản lý rác thải sinh hoạt "
4. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006)”Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – chất thải Rắn”.
5. Nguyễn Đình Hương (2003)”Giáo trình kinh tế chất thải”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
6. Lê Văn Khoa ( 2001), Khoa học môi trường, Nxb giáo dục
7. Module 5. Quản lý chất thải rắn - Bộ môn Sức khoẻ Môi trường (2006) 8. Nguyễn Xuân Nguyên (2004),”Công nghệ xử lý rác thải và chất thải
rắn”Nxb Xây dựng, Hà Nội.
9. Trần Quang Ninh, Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số
nước và Việt Nam
10.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ
môi trường Việt Nam 2005.
11.UBND Thành phố Lai Châu (2013), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) phường Quyết Thắng, Thành phố thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT Sinh viên , Khoa MT, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Xin chào anh (chị). Tôi xin tự giới thiệu, tôi hiện đang là sinh viên Khoa Tài nguyên và Môi trường- Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Hiện nay tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến rác thải sinh hoạt ở phường Quyết Thắng. Tôi kính mong Anh (chị) vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây. Tôi xin hứa những thông tin mà Anh ( chị) cung cấp không ngoài mục đích nghiên cứu và việc lựa chọn Anh (chị) phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Mọi thông tin Anh (chị) trả lời sẽ được bảo mật. Sự tham gia của Anh (chị) vào cuộc khảo sát sẽ giúp tôi trong việc học tập, nghiên cứu thành công! Rất mong nhận được sự hợp tác nhiệt tình của Anh (chị).
Xin chân thành cảm ơn!
Xin Anh (chị) vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Anh (chị)
PHẦN 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẪN 1. Ngày……..tháng ……năm 2014. 2. Họ và tên:……… 3. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 4. Tuổi... 5. Địa chỉ:………....……… 6. Trình độ học vấn 1. Mù chữ
2. Biết đọc, biết viết 3. Tiểu học
4. Trung học cơ sở 5. Trung học phổ thông 6. Trung cấp/ cao đẳng
7. Đại học học hoặc trên đại học
7. Nghề nghiệp của người được phỏng vấn
1. Buôn bán, dịch vụ
2. Cán bộ, viên chức nhà nước 3. Học sinh/ sinh viên
4. Về hưu, già yếu không làm việc 5. Nghề tự do
6. Nghề khác
8. Số nhân khẩu trong gia đình:………….người.
9. Số người hiện đang lao động ( có thu nhập): …………..người.
PHẦN II
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Theo Anh (chị) ai là người chiu trách nhiệm chính trong việc quản lý rác thải?
UBND Mỗi người dân
Các cơ sở SXKD Cán bộ phụ trách môi trường Các hộ gia đình Tất cả các phương án trên Không biết
2. Hằng ngày anh( chị) thải ra lượng rác thải ước tính khoảng bao nhiêu kg?
<3kg 3-5kg
>5kg Khác……..
3. Tỷ lệ các thành phần rác thải như thế nào? Rác hữu cơ……….……… Các loại đồ nhưạ………... Nilon……… Khác………...
4. Loại chất thải nào được tái sử dụng? Loại chất thải Cách tái sử dụng Không có ... Chất hữu cơ ... Giấy ... Nhựa nilon ... Chai lọ ... Các loại khác ...
5. Anh (chị) xử lý lượng chất thải đó như thế nào?
Thu gom công cộng Bán
Vứt xuống ao, hồ.... Cách xử lý khác...
6. Tần suất thu gom rác tại khu vực Anh (chị) sống? 1 lần/ ngày
2 lần/ ngày 3 lần/ ngày
7. Hàng tháng Anh (chị) phải nộp tiền cho việc thu gom:
Có Không
Số tiền phải nộp...
8. Anh(chị) thấy hệ thống quản lý và thu gom rác hiện nay đang ở mức độ nào?
Rất tốt Tốt
Chưa tốt Khó trả lời
9. Anh(chị) có nhận xét gì đối với việc quản lý rác thải hiện nay?
... ... ...
10. Anh (chị) có thể kể tên các tác hại của các bãi tập kết rác gần gia đình, khu dân cư?
... ... Anh(chị) có thể đề xuất 1 số biện pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh hằng ngày không?
... ...
Hàng ngày rác thải của gia đình được thu gom như thế nào?
- Tập trung trước nhà để nhân viên thu gom đến lấy? Có
Không
- Đưa đến nơi tập trung theo quy định? Có
Không - Ý kiến khác:
...
20. Thời gian lấy rác từ các hộ gia đình
5h- 7h 19h- 22h 13h- 15h
Xin chân thành cảm ơn!