- Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Quyết Thắng, TP.Lai Châu. Các số liệu thứ cấp thu thập từ Ủy ban nhân dân phường, thành phố, Sở Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài nguyên & Môi trường TP.Lai Châu, phòng Quản lý đô thị TP. Lai Châu và Công ty Môi trường đô thị Lai Châu.
- Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet...
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp khảo sát thực địa để thấy được tình hình chung về rác thải trên địa bàn nghiên cứu.
- Phỏng vấn bằng phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến từ hộ gia đình về tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
3.4.3.Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn.
Việc trực tiếp điều tra trên địa bàn từng phường, điều tra tìm hiểu tình hình quản lý rác thải, các điểu tập kết rác của các phường, tham quan tìm hiểu về bãi rác Phan Lìn... để có những nhận xét đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của từng phường.
3.4.4.. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau: + Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình
+ Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt
+ Ý kiến của người dân về vấn đề môi trường + Thái độ làm việc của công nhân thu gom - Tiến hành phỏng vấn
+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân
+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại các tổ dân phố, bản trong khu vực phường Quyết Thắng.
+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra
Tiến hành phỏng vấn điều tra 50 hộ gia đình, cá nhân theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thu nhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp. Trong đó có sự ưu tiên chọn đối tượng phỏng vấn là nữ giới.
+ Đối tượng được phỏng vấn: các hộ gia đình sinh sống tại khu vực phường Quyết Thắng, những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải, những cán bộ chuyên môn am hiểu về lĩnh vực môi trường
3.4.5.Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải.
- Phương pháp xác định lượng rác thải được thu gom:
Tiến hành theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thải của phường để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần và trong tháng. Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết vào đúng giờ quy định và cho lên xe chở rác chuyên dùng của công ty môi trường đô thị. Với phương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúp biết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày. Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bị biến động. Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình.
- Phương pháp xác định lượng rác thải bình quân/người/ngày và thành phần rác thải tại phường:
Đối với rác hộ gia đình và khu dân cư: mỗi tổ dân phố, bản lựa chọn ngẫu nhiên 10 hộ để theo dõi được thuận lợi và dễ dàng. Việc lựa chọn các hộ
theo tiêu chí cân đối về tỷ lệ giữa các hộ giàu (1 hộ), hộ khá (4 hộ), hộ trung bình (5 hộ). Trên cơ sở số liệu điều tra của UBND phường về tỷ lệ giàu nghèo trên địa bàn.
+ Tiến hành phát cho các hộ túi đựng rác và để rác thải lại để cân.
+ Đến từng hộ gia đình thí điểm cân rác vào giờ cố định trong ngày 1lần/ngày.
+ Số lần cân rác của mỗi hộ gia đình lặp lại 3 lần/tháng (cân trong 4 tháng). Giữa các ngày cân rác trong tuần, trong tháng có sự luân chuyển để cân được vào các ngày đầu tuần, giữa tuần, cuối tuần trong tháng. Rác sau khi thu gom, cân thì được đổ vào xe thu gom vào các điểm tập trung rác của phường.
+ Từ kết quả cân thực tế rác tại các hộ gia đình, tính được lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày, và lượng rác thải bình quân/người/ngày.
+ Phân loại rác tập trung tại bãi rác khu dân cư tiến hành phân loại rác trong 1 tháng, mỗi tuần 2 lần vào 2 ngày cố định trong tuần thu gom, cân trọng lượng rác thải vô cơ, hữu cơ quy thành tỷ lệ % trọng lượng.
Đối với rác tại các chợ: Dựa vào đặc điểm các chợ ở phường: số lượng các chợ, thời gian họp chợ, chu kỳ họp chợ là thường ngày hay theo phiên và từ đó thu thập số liệu như sau:
- Nếu phường được thu gom rác thải tập trung thì tiến hành đếm số xe đẩy tay chở rác trong ngày, tháng. Sau đó ước tính khối lượng trung bình lượng rác/ngày/tháng, sẽ biết được lượng phát sinh và thu gom.
- Nếu phường chưa tổ chức thu gom rác: sau mỗi lần họp chợ, khi rác được thu gom thành đống thì tiến hành cân và tính khối lượng trung bình/ngày/tháng.
Đối với rác tại các cơ quan công sở, trường học: Do các đặc điểm nghề nghiệp và tính chất công việc, nghề nghiệp là khá giống nhau. Tiến hành điều tra về số lượng các cơ quan, trường học, ở phường các thông tin về: số nhân viên, số học sinh, sinh viên, số cán bộ giáo viên, loại hình sản xuất, đặc thù rác thải của cơ quan, trường học. Sau đó căn cứ vào quy mô, lượng người của từng nhóm công sở, trường học để ước tính khối lượng rác thải cho những nhóm có đặc điểm tương tự nhau: lựa chọn một số cơ quan, trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học, UBND) và sau đó cân thí điểm (cân 2 lần/tháng và cân trong 4 tháng) rồi tính trung bình lượng rác/ngày/tháng hoặc tiến hành đếm các xe thu gom (nếu có thể). Rồi ước tính khối lượng rác được thu gom, phát sinh và sau đó tính trung bình lượng rác/ngày/tháng.
- Phương pháp xác định thành phần rác thải:
Căn cứ vào đặc điểm chung của phường, ta chọn các điểm tập kết rác tại 2 địa điểm của phường và để phân loại rác, rồi cân từng thành phần sau đó tính tỷ lệ. Mỗi địa điểm ta cân và phân loại thí điểm tại 1 điểm tập kết. Tiến hành cân và phân loại 2 lần/tháng và tiến hành trong 4 tháng.
3.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Tổng hợp tất cả số liệu thu thập được từ các phương pháp trên. - Xử lý số liệu bằng Excel.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN