Đánh giá nhận thức của cộng đồng địa phương về công tác quản lý rác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường quyết thắng, thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 53)

rác thi sinh hot

Bảng 4.6. Thể hiện mức độ quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường và công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở phường Quyết Thắng

Các chỉ số Mức độ quan tâm (%)

Hộ dân thực hiện đóng phí môi trường đầy đủ 76 Việc cần tái chế, tái sử dụng rác thải 45 Cần phải quản lý, thu gom rác thải tập trung 58 Hộ dân không quan tâm đến các vấn đề trên 37

(Nguồn: Phòng Quản lý đô thị, thành phố Lai Châu)

Người dân trên địa bàn phường đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt. Nhiều hộ gia đình rất có ý thức tiết kiệm

và tận dụng những sản phẩm thừa để sử dụng lại. Người dân tiếp nhận được thông tin và có ý thức về bảo vệ môi trường, quản lý rác thải qua các thông tin đại chúng, trên ti vi, đài báo, truyền thông...

Mức độ quan tâm của người dân thể hiện ở bảng trên: 76 % hộ dân thực hiện đóng phí môi trường đầy đủ trong tổng hộ dân trong địa bàn, 45 % hộ dân cho rằng cần tái chế, tái sử dụng rác thải, 58 % cho rằng rất cần phải quản lý, thu gom rác thải tập trung trong tổng số hộ dân, tuy nhiên vẫn có 37 % hộ

dân không quan tâm.

Bảng 4.7. Đánh giá của người dân về hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt tại phường Quyết Thắng

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Rất tốt 4 8 Tốt 18 36 Chưa tốt 20 40 Không biết 8 16 Tổng 50

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Dựa vào bảng trên cho thấy có tới 40% người dân được điều tra cho rằng việc thu gom rác thải hiện nay thực hiện chưa tốt, 36% cho là tốt, 8% cho rằng rất tốt, và 16% cảm thấy khó trả lời. Điều này cho thấy đa phần người dân nhận thấy được việc thu gom rác hiện nay là chưa tốt. Có thể thấy việc thực hiện thu gom rác chưa được tốt có thể là do lực lượng thu gom rác mỏng, điều kiện kỹ thuật chưa đảm bảo nên rác thải chưa được thu gom triệt để và thường xuyên.

Hiện nay, việc triển khai công tác cải thiện môi trường đều do cơ quan quản lý triển khai thực hiện, còn cộng đồng người dân sống ở khư vực phường đón nhận một cách bị động nên hiệu quả thấp và tính bền vững không

cao. Vì thế, cần phải có sự hợp tác và vào cuộc chủ động và tích cực của cả cộng đồng. Cách làm này sẽ taọ điều kiện cho mọi người được chủ động hơn đề ra những chương trình phù hợp nhận thức và hành động của họ. Từ chủ động sẽ dẫn đến sự tự giác và sẽ tạo hiệu quả cao trong việc cải thiện và gìn giữ môi trường. Mặt khác, chính họ sẽ tham gia giám sát và đánh giá chính xác hiệu quả của công tác quản lý về môi trường.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường quyết thắng, thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)