Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt của phường Quyết Thắng,TP La

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường quyết thắng, thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 50)

Thng, TP Lai Châu, tnh Lai Châu

Trên địa bàn phường được công ty Môi trường tỉnh Lai Châu phân công một đội vệ sinh môi trường: mỗi đội được chia thành 4 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng và có từ 5 công nhân, mỗi người được phân công thu gom rác trên từng tổ, phố, xóm cố định và có 5 điểm tập kết rác chính ở địa bàn phường.

Với nguồn nhân lực, phương tiện và dụng cụ cho công tác thu gom và vận chuyển cụ thể ở bảng 4.5:

Bảng 4.5. Nguồn nhân lực và phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn phường Quyết Thắng

STT Công tác quản lý Số lượng

1 Nhân lực Công nhân 20

Quản lý đội 4

2 Phương tiện Xe đẩy tay 20

3 Dụng cụ Chổi 20

Xẻng 20

(Nguồn: Công ty môi trường tỉnh Lai Châu, năm 2013)

Tổng số các tuyến đường thu gom nhặt, quét rác là 9 tuyến trong đó: + Công tác Quét thu gom rác đường phố là 5 tuyến.

+ Công tác Nhặt rác đường phố là 1 tuyến = 2,3 km. + Công tác Duy trì vệ sinh ngõ xóm là 3 tuyến = 3,9 km.

+ Khối lượng rác thải được thu gom và xử lý trong ngày là 9,51kg.

4.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt của phường Quyết Thắng, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu Lai Châu, tỉnh Lai Châu

4.3.1. Tình hình qun lý rác thi sinh hot ca phường Quyết Thng, TP Lai Châu, tnh Lai Châu

4.3.1.1.Quản lý bằng công cụ pháp luật

Luật Bảo vệ môi trường 2005 ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006-Nghị định số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xây dựng và áp dụng các khung xử phạt hành chính dựa trên Nghị Định số 81/2006/NĐ-CP "Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" ban hành ngày 09/08/2006 qui định mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật định.

- Quyết định số 1672/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu về việc điều chỉnh bổ sung, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn Thành phố Lai Châu.

Căn cứ kế hoạch số: 41/KH-UBND ngày 23 tháng 04 năm 2013 của UBND thị xã Lai Châu. V/v Tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn thị xã Lai Châu chào mừng 38 năm ngày giải phóng Miềm Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2013) và ngày Quốc tế lao động 1/5.

Căn cứ kế hoạch số: 46/KH-UBND ngày 13 tháng 05 năm 2013 của UBND thị xã Lai Châu. V/v Tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn thị xã Lai Châu chào mừng và công bố Quyết định công nhận thị xã Lai Châu là đô thị loại III.

Căn cứ kế hoạch số: 67/KH-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2013 của UBND thị xã Lai Châu. V/v Tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn thị xã Lai Châu chào mừng 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9.

Căn cứ kế hoạch số: 82/KH-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2013 của UBND thị xã Lai Châu. V/v Chỉnh trang đô thị thị xã Lai Châu chào mừng Hội nghị cụm các đô thị vùng Tây Bắc năm 2013.

Thanh tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường trong khu vực mình quản lý.

Đưa ra quy định bắt buộc người dân phải thi hành, hàng ngày phải mang ra đúng thời gian đã được quy định sẽ có đội vệ sinh đi thu gom rác, mọi người phải mang rác ra để đúng nơi quy định mà không cần phân loại rác.

Luật pháp đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp cho các nhà quản lý kiểm tra kiểm soát việc thực hiện chính sách quản lý CTRSH của tổ chức cá nhân trên địa bàn phường.

4.3.1.2. Quản lý bằng công cụ kinh tế

Ủy ban nhân dân phường bảo đảm kinh phí thực hiện công tác quy họach và quản lý họat động thu gom chất thải rắn sinh họat trên địa bàn.

Thu lệ phí của mỗi nhà để bồi dưỡng nhân viên vệ sinh trong việc thu gom rác là 12.000 nghìn đồng/ tháng, thu theo năm.

4.3.1.3. Quản lý bằng công cụ kỹ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở địa bàn phường chủ yếu là đi kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển còn công tác xử lý do Công ty Môi trường tỉnh Lai Châu và phòng Quản lý đô thị kiểm tra và giám sát.

4.3.1.4. Công tác giáo dục và tuyên truyền

Tuyên truyền giáo dục, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của phường, tổ dân phố khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Nhằm tạo ý thức trong người dân, thấy được tác hại của rác thải gây ra, tạo chuyển biến nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường và xem việc bảo vệ môi trường là sự nghiệp của mỗi người dân và sự nghiệp chung của toàn xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộn gia đình và cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

Chỉ đạo tiếp tục duy trì, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan, không để tái diễn tình trạng đổ rác thải, phế thải không đúng nơi quy định, tái lấn chiếm, sử dụng đất trái phép.

Các trường nằm trong địa bàn phường tổ chức dọn vệ sinh, lao động quanh trường. Một số trường gần tới ngày thương binh liệt sĩ tổ chức cho học sinh đi quét dọn nghĩa trang liệt sĩ.

Cho người dân đăng ký bảo vệ môi trường và cam kết thực hiện tốt, là tiêu chí trọng tâm xét gia đình văn hóa, là cần thiết giúp tăng ý thức tự giác của người dân.

Đưa ra hình thức xử phạt cụ thể dựa trên các luật về môi trường được ban hành sẽ có tác dụng răn đe giúp tăng ý thức người dân, giúp người dân hiểu thêm về luật định của Nhà nước làm cho người dân có thói quen " sống và làm việc theo pháp luật".

Phê bình những gia đình không chấp hành việc giữ gìn vệ sinh chung trước tập thể dân phố.

Kết hợp giáo dục môi trường trong trường học, hội phụ nữ các tổ dân số và các bản.

Phát động phong trào giữ gìn vệ sinh tổ dân phố và bản, đưa vấn đề môi trường vào đời sống người dân.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường quyết thắng, thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 50)