7. Kết cấu của ĐA/KLTN
3.3.1 Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho đội ngũ
nhân viên
Đội ngũ nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ của nhân viên, đó cũng là những vấn đề mà công ty mong muốn nhiều nhất. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm và tạo đƣợc hình ảnh công ty trong thì việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên chính là một giải pháp rất quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển.
Nội dung của giải pháp
Thực hiện giải pháp này công ty nên tập trung trên các phƣơng diện sau:
- Trƣớc hết để đảm bảo cho chất lƣợng đầu vào của nguồn nhân lực công ty cần xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng đƣợc những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc. Việc thực hiện tuyển chọn nhân lực luôn đƣợc giám sát và theo dõi nhằm lựa chọn đƣợc những con ngƣời tài năng, có trình độ và năng động.
- Công ty cần khuyến khích nhân viên trong bộ phận xuất nhập khẩu tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn thông qua việc tìm tài liệu trên báo, tạp chí, Internet nói về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Định kỳ tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên. Trong đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoài giải pháp đào tạo mới cần có kế hoạch đào tạo lại và đào tạo nâng cao qua các hình thức dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Chất lƣợng đào tạo phải dựa trên các mặt: trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành, đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu về sự biến động của môi trƣờng.
- Đồng thời, lập kế hoạch cử các nhân viên có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng đƣợc đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, công ty nên cử nhân viên đi tham gia các khóa học để cập nhật kịp thời các thông tƣ, nghị định của Chính phủ cũng nhƣ các chính sách của các bộ ngành liên quan.
- Đề ra những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên của bộ phận xuất nhập khẩu thƣờng xuyên trau dồi, nâng cao kiến thức luật
thƣơng mại quốc tế mà quan trọng chính là phải nắm vững kiến thức về các điều kiện thƣơng mại Incoterms.
- Đối với những nhân viên mới lẫn nhân viên cũ, cần làm cho họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thƣờng xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và những kiến thức xã hội, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả.
- Trong chính sách đãi ngộ nhân viên cần chú trọng đến trình độ, năng lực của nhân viên và có chính sách thỏa đáng đối với những ngƣời có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho công ty.
Điều kiện để thực hiện giải pháp
Để thực hiện đƣợc giải pháp trên thì trƣớc hết cần có phải có sự cố gắng và ý thức tự giác học hỏi từ phía của đội ngũ nhân viên trong một thời gian lâu dài và xuyên
suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Muốn giải pháp đƣợc toàn thể nhân viên đồng thuận và ủng hộ thực hiện thì cần phải có một cơ chế khen thƣởng hợp lý để tạo động lực cho các nhân viên.
Bên cạnh đó, các cấp quản lý lãnh đạo cũng phải luôn là ngƣời làm gƣơng và đi đầu trong việc trau dồi kiến thức, đặc biệt là về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Dự kiến kết quả khi thực hiện giải pháp
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Một khi công ty thực hiện đƣợc các giải pháp về nguồn nhân lực hiệu quả sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty cũng nhƣ mang lại nguồn doanh thu đáng kể. Đồng thời cũng tạo đƣợc sự gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty.
Bên cạnh đó, xây dựng đƣợc đội ngũ nhân viên sáng tạo, có kinh nghiệm sẽ giúp công ty phát triển vững mạnh, tránh đƣợc nhiều rủi ro, bất cập trong kinh doanh, từ đó mở rộng quy mô hoạt động cũng nhƣ nâng tầm vị thế của công ty trên thƣơng trƣờng.