Mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Myanmar và một số hiệp định hợp tác

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường tiềm năng myanmar của công ty TNHH TM DV thiện chí (Trang 39)

7. Kết cấu của ĐA/KLTN

1.4 Mối quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Myanmar và một số hiệp định hợp tác

thƣơng mại quan trọng giữa hai nƣớc

1.4.1 Tổng quan thị trường Myanmar

Kinh tế vĩ mô của Myanmar tăng trƣởng ổn định và ở mức cao. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã nâng mức dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP của Myanmar năm tài chính 2014-2015 từ mức 7,7% (dự báo tháng 1/2014) lên 8,5% (dự báo tháng 6/2014 và giữ nguyên mức dự báo cho tới thời điểm hiện tại). So với tốc độ tăng GDP năm tài chính 2013-2014 của Myanmar ở mức 6,75%, thì mức dự báo đạt 8,5% cho năm tài chính 2014-2015 thể hiện sự lạc quan của IMF về triển vọng phát triển kinh tế của Myanmar. Nếu các rủi ro chính trị trong năm bầu cử 2015 không xảy ra, nền kinh tế Myanmar sẽ vững bƣớc vào thời kỳ cất cánh và năm 2014 đƣợc coi là năm bản lề với những cải cách về chính trị, thể chế, luật pháp hỗ trợ tạo đà cho các cải cách trong lĩnh vực kinh tế. Tỷ lệ lạm phát năm 2014 tuy tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc đạt 6,6% (năm 2013 là 5,7%) nhƣng vẫn trong sự kiểm soát.

Cán cân thƣơng mại thâm hụt lớn (năm 2013 thâm hụt hơn 2,5 tỷ USD, ba quí đầu năm 2014 đã thâm hụt hơn 3,5 tỷ USD).

Ngày 26/3/2014, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội Myanmar đã thông qua kế hoạch quốc gia tài khóa 2014-2015 và dự thảo ngân sách liên bang. Kế hoạch quốc gia đặt mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trƣởng 8% trong tài khóa 2014-2015, trong đó ngành nông nghiệp tăng 3,9%, công nghiệp 10,4% và dịch vụ 12,4%. Mục tiêu tăng trƣởng của các khu vực trọng điểm bao gồm: 9,3% tại Yangon, 12,4% tại Mandalay và 28,2% tại thủ đô Nay Pyi Taw. Để đạt mục tiêu trên, Myanmar đã tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, phát triển công nghệ và nguồn nhân lực trong các lĩnh vực trọng điểm, gồm: công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lƣợng, khai mỏ, du lịch, tài chính và truyền thông.

Về ngân sách, Myanmar dành 1.142 tỷ kyats (khoảng 1,18 tỷ USD, chiếm 5,9% ngân sách) cho phát triển giáo dục, và chi 652 tỷ kyats (chiếm 3,4% ngân sách) cho lĩnh vực y tế. Cuối năm 2014, Chính phủ Myanmar đã thực hiện tăng lƣơng cho ngƣời lao động trong lĩnh vực công (hơn 1,4 triệu ngƣời, bao gồm cả quân đội) cũng nhƣ lƣơng hƣu và các khoản trợ cấp xã hội khác. Với những thành tựu và sự kiện kinh tế trong năm 2014, có thể nói Chính phủ của Tổng thống Thein Sein vẫn tiếp tục những bƣớc đi cải cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Đây có thể coi là bƣớc rút trƣớc sức ép gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015 và nỗ lực nhằm chuẩn bị cho bầu cử chính trị cũng vào năm 2015.

Nhìn chung, tình hình hiện nay nhiều khả quan nhƣng có thể tổng quát một số điểm hạn chế nhƣ sau : hoạch định chính sách nghèo nàn, tối thiểu hóa quy định pháp luật, cơ sở hạ tầng yếu kém, và hệ thống giáo dục trì trệ là những yếu tố tiếp tục cản trở tăng trƣởng kinh tế ở Myanmar. Tuy nhiên, do có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú của đất nƣớc nên nhìn chung đã giữ cho hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp, và các lĩnh vực khai khoáng tiếp tục tăng trƣởng - dù cho chƣa tƣơng xứng thật sự với mức tiềm năng .

Myanmar là một nƣớc giàu tài nguyên, đất đai phì nhiêu với tổng diện tích trồng trọt khoảng 23 triệu héc ta. Nông nghiệp chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu. Nền công nghiệp còn yếu kém (9%). Từ năm 1988, Myanmar tiến hành cải cách nền kinh tế từ hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, ban hành luật đầu tƣ nƣớc ngoài, cho phép thành lập lại các doanh nghiệp tƣ nhân. Trong cải cách kinh

tế, Myanmar đã thu đƣợc một số kết quả nhất định. Tăng trƣởng GDP từ 1989 đến đến nay đã đƣợc cải thiện.

Từ khi Myanmar đƣợc kết nạp vào ASEAN (tháng 7/1997), quan hệ Myanmar với các nƣớc ASEAN ngày càng đƣợc tăng cƣờng và cải thiện. Myanmar tích cực tham gia các hoạt động của ASEAN, kiên trì bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và đồng thuận của ASEAN để bảo vệ lợi ích của mình. Hiện nay, Hoa Kỳ và EU điều chỉnh chính sách với Myanmar theo hƣớng mềm mỏng hơn, triển khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cận nhằm đạt đƣợc cùng mục tiêu; Hoa Kỳ sẽ từng bƣớc dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu của nƣớc này.

Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Hoa Kỳ và các nƣớc phƣơng Tây, nhƣng quan hệ của Myanmar với các tổ chức phi chính phủ hoặc có tính nhân dân của các nƣớc phƣơng Tây, kể cả Hoa Kỳ, Anh vẫn đƣợc duy trì. Các Tổ chức phi chính phủ vẫn tiếp tục giúp đỡ Myanmar các dự án xây dựng trƣờng học, đào tạo y tế, dân sinh...

Kinh tế Myanmar là kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, thủy sản, và lâm sản chiếm 60% GDP. Các loại hạt và đậu, gạo, gỗ, bắp và sản phẩm thủy sản là những mặt hàng xuất khẩu chiếm ƣu thế của Myanmar. Công nghiệp năng lƣợng và khoáng sản cũng là ngành chiếm tỷ trọng đáng kể trong xuất khẩu hàng năm của đất nƣớc này. Ngành dịch vụ và sản xuất vẫn còn kém phát triển. Nền kinh tế phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn (lớn hơn cả nền kính tế chính thức) bao gồm từ các hoạt động buôn bán ngoại tệ, đến giáo dục, giao thƣơng hàng hóa.

Thƣơng mại biên giới hoạt động thƣờng xuyên. Xuất khẩu lậu nhiều nhất là đá quý, ngọc, gỗ, và động vật sống. Mặc dù chính phủ Mynamar vào năm 2005 đã ra quy định hạn chế đối với thƣơng mại biên giới, nhƣng khối lƣợng thƣơng mại qua biên giới vẫn cao, ƣớc tính khoảng 25% khối lƣợng thƣơng mại chính thức. Hàng nhập lậu phổ biến nhất là hàng tiêu dùng, thuốc men, xe cộ và các phụ tùng xe, điện tử, phân bón và nhiên liệu diesel. Các đối tác thƣơng mại lớn của Myanmar là Thái Lan, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, và Bangladesh. Do tình hình chính trị bất ổn, lại bị phƣơng Tây cấm vận từ năm 1990 nên nền kinh tế Myanmar vẫn còn rất khó khăn. Tăng trƣởng kinh tế năm 2004-2005 chỉ đạt 4%/năm nhƣng sang giai đoạn 2006-2011, con số này đã tăng lên 7,2%/năm.

1.4.2 Quan hệ thương mại Việt Nam-Myanmar

Myanmar và Việt Nam là hai quốc gia có nhiều điểm tƣơng đồng về lịch sử và văn hóa. Quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar trong những năm gần đây đã phát triển toàn diện trên mọi mặt, bao gồm chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội, dựa trên mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nƣớc.

Trong những năm qua, Myanmar và Việt Nam đã thƣờng xuyên trao đổi đoàn các cấp, các chuyến thăm của lãnh đạo hai nƣớc đã góp phần tăng cƣờng sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nƣớc, đồng thời đẩy mạnh mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Trong các chuyến thăm này, hai bên đã ký đƣợc nhiều hiệp định, đáng chú ý là Hiệp định về việc thiết lập Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phƣơng, Hiệp định thƣơng mại và hợp tác trong lĩnh vực du lịch, Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn chặn trốn lậu thuế, Hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tƣ, Hiệp định hợp tác về văn hóa, và hiệp định hợp tác về phòng chống tội phạm. Ủy ban hợp tác Việt Nam-Mianma thành lập năm 1994 đã thúc đẩy hợp tác song phƣơng trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm thƣơng mại và đầu tƣ, giao thông vận tải, công nghiệp, công nghệ thông tin, y tế, phòng chống tội phạm, thể thao và du lịch. Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập Hiệp hội các nhà đầu tƣ Việt Nam tại Myanmar gồm các doanh nghiệp lớn và có uy tín, quan tâm đến thị trƣờng Myanmar, đề nghị Chính phủ Myanmar tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ, kinh doanh tại Myanmar.

Kim ngạch thƣơng mại hai chiều Việt Nam - Myanmar tăng trƣởng nhanh chóng, ổn định từ mức 10 triệu USD (năm 2011) liên tục tăng và đạt 480,6 triệu USD năm 2014 (tăng 36,8% so với năm 2013) và Việt Nam đã trở thành nƣớc đầu tƣ lớn thứ 8 tại Myanmar với 33 dự án, trị giá 580,4 triệu USD. Dự kiến kim ngạch thƣơng mại song phƣơng năm 2015 sẽ đạt 500 triệu USD và mức đầu tƣ đạt 1 tỷ USD. Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tích cực thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và đầu tƣ tại Myanmar, trong đó dự án Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai tại Yangon trị giá 440 triệu USD của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đƣợc đánh giá là một trong những dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất trong lĩnh vực bất động sản tại Myanmar và là công trình mang tính biểu tƣợng cho quan hệ hợp tác Việt Nam – Myanmar; sẽ tích cực xem xét để sớm cấp giấy phép cho Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) mở chi nhánh tại Myanmar.

Vừa qua, Myanmar và Việt Nam đã ký kết một số hiệp định quan trọng: Thỏa thuận giữa Công ty Bƣu điện và Viễn thông Myanmar với Tổng Công ty viễn thông quân đội Viettel về việc cung cấp dịch vụ kết nối roaming quốc tế và cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty khai thác mỏ Myanmar và Công ty SIMCO Sông Đà; miễn thị thực cho ngƣời mang quốc tịch hai nƣớc theo thời hạn lƣu trú nhất định để mở rộng cơ hội giao lƣu đi lại cho công dân hai nƣớc, công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lƣợng sản phẩm và Thỏa thuận ƣu đãi thuế suất thuế nhập khẩu. Trao giấy phép mở đƣờng bay trực tiếp Hà Nội – Yangon cho Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Airlines mở đƣờng bay thẳng tới Yangon (Myanmar) với tần suất 5 chuyến/tuần từ Hà Nội và 3 chuyến/tuần từ thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, hai nƣớc cũng thƣờng xuyên duy trì các cơ chế hợp tác hiện có nhƣ Uỷ ban hỗn hợp về thƣơng mại Việt Nam - Myanmar, hội chợ thƣơng mại hàng năm, tham khảo chính trị thƣờng niên giữa Bộ Ngoại giao hai nƣớc, hợp tác giữa hai thành phố Hồ Chí Minh và Yangoon; hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, viễn thông, dầu khí,... cũng thu đƣợc kết quả đáng phấn khởi. Mặt khác, hai nƣớc tích cực phối hợp với nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực nhƣ tại các Hội nghị ASEAN, Tiểu vùng Mekong (GMS), chiến lƣợc phát triển kinh tế 3 dòng sông ( ACMECS)...

1.4.3 Các Hiệp định, thỏa thuận về kinh tế đ ký kết

- Hiệp định Thành lập UBHH về Hợp tác song phƣơng giữa hai nƣớc (5/1994)

- Hiệp định Thƣơng mại (5/1994) - Hiệp định Hợp tác Du lịch (5/1994)

- Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (5/2000)

- Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tƣ (5/2000) - Hiệp định hợp tác Văn hóa (5/2000)

- MOU về Chƣơng trình Hợp tác 6 năm (1994-2000) giữa hai Bộ Nông nghiệp (8/1994)

-MOU về Hợp tác Phòng chống ma túy (3/1995)

- MOU về Hợp tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp (3/1995)

- MOU về Hợp tác giữa UBDT và Miền núi Việt Nam và Bộ Biên giới, Dân tộc và Phát triển Myanmar (7/2000)

- MOU thành lập Ủy ban Hợp tác chung về Thƣơng mại (5/2002)

- MOU về Hợp tác giữa hai Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp (5/2002)

1.5 Cộng đồng kinh tế Asean và cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty ty

Lịch sử hình thành

-Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hƣớng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN.

-Ý tƣởng đó đƣợc tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tháng 10/2003, thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba- li II). Theo đó, ASEAN nhất trí hƣớng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC).

-Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nƣớc ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 2020 xuống 2015.

Mục tiêu

Bốn mục tiêu cũng là bốn yếu tố cấu thành AEC:

-Một thị trƣờng đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, đƣợc xây dựng thông qua: Tự do lƣu chuyển hàng hoá; Tự do lƣu chuyển dịch vụ; Tự do lƣu chuyển đầu tƣ; Tự do lƣu chuyển vốn và Tự do lƣu chuyển lao động có tay nghề.

-Một khu vực kinh tế cạnh tranh, đƣợc xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ ngƣời tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thƣơng mại điện tử.

-Phát triển kinh tế cân bằng, đƣợc thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

-Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đƣợc thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lƣới cung cấp toàn cầu (WTO).

Bản chất AEC

Mặc dù đƣợc gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực chất chƣa thể đƣợc coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết nhƣ Cộng đồng Kinh tế châu Âu bởi

AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể.

- AEC thực chất là đích hƣớng tới của các nƣớc ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên (trong đó chỉ mục tiêu 01 là đƣợc thực hiện tƣơng đối toàn diện và đầy đủ thông qua các hiệp định và thỏa thuận ràng buộc, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình và thực hiện một số sáng kiến khu vực)

- AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố… giữa các nƣớc ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này. Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hƣớng tới không bắt buộc của các nƣớc ASEAN.

Hiện lộ trình thực hiện xây dựng AEC đang tiến triển thuận lợi, đạt mục tiêu đề ra, nhƣ đã tiến hành xóa bỏ thuế quan và triển khai các thoả thuận thƣơng mại tự do với các đối tác thƣơng mại lớn từ 1/1/2010. Đồng thời, ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ƣu tiên đẩy nhanh liên kết, đó là: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thƣơng mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch; và Logistics.

Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ASEAN luôn đƣợc coi là ƣu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng một ASEAN năng động, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là yếu tố cốt lõi của các nền kinh tế ASEAN thời gian tới. Sự phát triển của hệ thống SME sẽ góp phần quan trọng nhằm đạt những mục tiêu tăng trƣởng bền vững của ASEAN và các quốc gia trong khối. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với Việt Nam ở hiện tại và thời gian tới phải có những bƣớc ngoặt căn bản, trong cả tƣ duy và hành động, có sự thống nhất và đồng thuận từ chính phủ, doanh nghiệp và ngƣời dân.

Những cơ hội

-Thứ nhất, Việt Nam có cơ hội xây dựng đƣợc hệ thống doanh nghiệp vững

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường tiềm năng myanmar của công ty TNHH TM DV thiện chí (Trang 39)