Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường tiềm năng myanmar của công ty TNHH TM DV thiện chí (Trang 34)

7. Kết cấu của ĐA/KLTN

1.3.1 Nhân tố khách quan

Thị trƣờng và nhu cầu của thị trƣờng xuất khẩu

Thị trƣờng là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lƣợng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, thị trƣờng là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhƣng chƣa đƣợc đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

Không chỉ riêng với hoạt động xuất khẩu mà với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trƣớc khi bƣớc vào nghiên cứu thực hiện các khâu nghiệp vụ ngƣời kinh doanh phải nắm bắt đƣợc các thông tin về thị trƣờng. Nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu là vấn đề đầu tiên cần thiết đƣợc tiến hành hết sức kỹ lƣỡng trong hoạt động xuất khẩu. Nghiên cứu thị trƣờng tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra đƣợc quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi cung cầu và giá cả trên thị trƣờng giúp họ giải quyết đƣợc các vấn đề của thực tiễn kinh doanh nhƣ yêu cầu của thị trƣờng, khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá... từ đó mà lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu thích hợp nhất cho sản phẩm của mình.

Giá cả và chất lƣợng hàng hóa

Trong thƣơng mại giá trị giá cả hàng hoá đƣợc coi là tổng hợp đó đƣợc bao gồm giá vốn của hàng hoá, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí khác tuỳ theo các bƣớc thực hiện và theo sự thoả thuận giữa các bên tham gia.

Để có thể dự đoán một cách tƣơng đối chính xác về giá cả của hàng hoá trên thị trƣờng thế giới. Trƣớc hết phải đánh giá một cách chính xác các nhân tố ảnh hƣởng đến giá cả và xu hƣớng vận động của giá cả hàng hoá đó.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới giá cả của hàng hoá trên thị trƣờng quốc tế. Ngƣời ta có thể phân loại các nhân tố ảnh hƣởng tới giá cả theo nhiều phƣơng diện khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích nhu cầu. Thông thƣờng những nhà hoạt động chiến lƣợc thƣờng phân chia thành nhóm các nhân tố sau:

+ Nhân tố chu kỳ: là sự vận động có tính quy luật của nền kinh tế, đặc biệt là sự biến động thăng trầm của nền kinh tế các nƣớc.

+ Nhân tố lũng đoạn của các công ty xuyên quốc gia (MNC). Đây là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng rất lớn tới sự hình thành của giá cả của các loại hàng hoá trên thị trƣờng quốc tế. Lũng đoạn làm xuất hiện nhiều mức giá khác

nhau trên thị trƣờng cho một loại hàng hoá. Lũng đoạn cạnh tranh: cạnh tranh bao gồm cạnh tranh giữa ngƣời bán với nhau, ngời mua với ngƣời mua. Trong thực tế cạnh tranh làm cho giá rẻ đi và chất lƣợng nâng cao.

+ Nhân tố cung cầu: là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến lƣợng cung cấp hay lƣợng tiêu thụ của hàng hoá trên thị trƣờng, do vậy có ảnh hƣởng rất lớn đến sự biến động của giá cả hàng hoá.

+ Nhân tố lạm phát: giá cả hàng hoá không những phụ thuộc vào giá trị của nó mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ. Vậy cùng với các nhân tố khác sự xuất hiện của lạm phát làm cho đồng tiềm mất giá do vậy ảnh hƣởng đến giá cả hàng hoá của một quốc gia trong trao đổi thƣơng mại quốc tế.

+ Nhân tố thời vụ: là nhân tố tác động đến giá cả theo tính chất thời vụ của sản xuất và lƣu thông.

Ngoài ra các chính sách của Chính phủ, tình hình an ninh, chính trị của các quốc gia… cũng tác động đến giá cả. Do vậy việc nghiên cứu và tính toán một cách chính xác giá cả của hợp đồng kinh doanh xuất khẩu là một công việc khó khăn đòi hỏi phải đƣợc xem xét trên nhiều khía cạnh, nhƣng đó lại là một nhân tố quan trọng trong quyết định hiệu quả thực hiện các hoạt động kinh doanh thƣơng mại quốc tế.

Chính sách, quy định nhà nƣớc đối với xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đƣợc tiến hành thông qua các chủ thể ở hai hay nhiều môi trƣờng chính trị – pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trƣờng cũng khác nhau. Tất cả các đợn vị tham gia vào thƣơng mại quốc tế đều phải tuân thủ luật thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế. Tuân thủ các chính sách , quy định của nhà nƣớc về thƣơng mại trong nƣớc và quốc tế :

-Các quy định về khuyến khích , hạn chế hay cấm xuất khẩu một số mặt hàng. Các quy định về thuế quan xuất khẩu.

-Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia và hoạt động xuất khẩu.

-Phải tuân thủ pháp luật của nhà nƣớc đề ra. Các hoạt động kinh doanh không đƣợc đi trái với đƣờng lối phát triển của đất nƣớc.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nƣớc kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan

trọng để doanh nghiệp đƣa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Để nhận biết đƣợc sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế thƣờng phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa (TGDN) và tỷ giá hối đoái thực tế (TGTT)

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (tỷ giá chính thức) là tỷ giá đƣợc nêu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: Báo chí, đài phát thanh, tivi…Do ngân hang Nhà nƣớc công bố hàng ngày.

Tuy nhiên tỷ giá hối đoái chính thức không phải là một yếu tố duy nhất ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nƣớc về các mặt hàng. Vấn đề đối với các nhà xuất khẩu và những doanh nghiệp có hàng hoá cạnh tranh với các nhà nhập khẩu là có đƣợc hay không một tỷ giá chính thức, đƣợc điều chỉnh theo lạm phát trong nƣớc và lạm phát xảy ra tại các nền kinh tế của các bạn hàng của họ.Một tý giá hối đoái chính thức đƣợc điều chỉnh theo các quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế.

Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nƣớc xuất khẩu và cao hơn so với nƣớc nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nƣớc xuất khẩu do giá nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho gia thành sản phẩm ở nƣớc xuất khẩu rẻ hơn so với nƣớc nhập khẩu. Còn đối với nƣớc nhập khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hoá ở trong nƣớc. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nƣớc xuất khẩu tăng nhanh đƣợc các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng đƣợc lƣợng dự trữ ngoại hối .

Cạnh tranh

Cạnh tranh, một mặt thúc đẩy cho doanh nghiệp đầu tƣ máy móc thiết bị, nâng cấp chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm…Nhƣng một mặt nó dễ dàng đẩy lùi các doanh nghiệp không có khả năng phản ứng hoặc chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh. Các yếu tố cạnh tranh đƣợc thể hiện qua mô hình sau:

Sơ đồ 1: Các yếu tố cạnh tranh trong doanh nghiệp

Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: đó là sự xuất hiện các công ty mới tham gia vào thị trƣờng nhƣng có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trƣờng, thị phần của các công ty khác.

Khả năng mặc cả của các nhà cung cấp: là nhân tố phản ánh mối tƣơng quan giữa nhà cung cấp với công ty ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, giảm chất lƣợng hàng hoá khi tiến hành giao dịch với công ty.

Khả năng mặc cả của khách hàng : khách hàng có thể mặc cả thông qua sức ép giảm giá, giảm khối lƣợng hàng hoá mua từ công ty hoặc đƣa ra yêu cầu chất lƣợng phải tốt hơn với cùng một mức giá.

Sự đe doạ của sản phẩm, dịch vụ thay thế: do giá cả của sản phẩm hiện tại tăng lên nên khách hàng có xu hƣớng tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát thị trƣờng của công ty.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành: trong điều kiện này, các công ty cạnh tranh khốc liệt với nhau về giá cả, sự khách biệt hoá của sản phẩm hoặc việc đổi mới sản phẩm giữa các công ty hiện đang cùng tồn tại trong thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường tiềm năng myanmar của công ty TNHH TM DV thiện chí (Trang 34)