Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường tiềm năng myanmar của công ty TNHH TM DV thiện chí (Trang 38)

7. Kết cấu của ĐA/KLTN

1.3.2 Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là những đặc điểm, tiềm năng của doanh nghiệp có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt dộng của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp có một tiềm năng phản ánh thực lực của mình trên thị trƣờng. Tự đánh giá tiềm năng của mình bao giờ cũng rất cần thiết cho các doanh nghiệp thƣơng mại bởi nó giúp cho doanh nghiệp tránh đƣợc các rủi ro khi tham gia vào công việc ký kết hợp đồng vƣợt quá khả năng của mình.

Nhân tố con ngƣời

Ban lãnh đạo doanh nghiệp: đây là bộ phận đầu não của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo là ngƣời đề ra mục tiêu, xây dựng những chiến lƣợc, kiểm tra giám sát việc thực hiện các kế hoạch. Vì vậy, trình độ quản lý của ban lãnh đạo có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ phát huy đƣợc trí tuệ của các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh tập thể đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định, truyền tin và thực hiện sản xuất kinh doanh nhanh chóng hơn nữa, với cơ cấy tổ chức đúng đắn sẽ tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa các bộ phận, từ đó có thể giải quyết kịp thời mọi vấn đề nảy sinh.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên: Hầu hết các doanh nghiệp đều nhấn mạnh tầm quan trọng của những nhân viên có năng lực và trình độ trong việc đạt các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sở dĩ nhƣ vậy là vì các hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi đã có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng về thị trƣờng, đối tác, phƣơng thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng… muốn vậy, doanh nghiệp phải có đƣợc đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu luật pháp quốc tế, có khả năng phân tích, dự báo những biến đổi của thị trƣờng, thông thạo các phƣơng thức thanh toán quốc tế, có nghệ thuật giao dịch đàm phán kýkết hợp đồng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị , nhà xƣởng…Ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, gía thành và chất lƣợng hàng hoá đƣợc đƣa ra đáp ứng khách hàng trong và ngoài nƣớc. Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng nhƣ việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả.

Nguồn lực tài chính

Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp thông qua khối lƣợng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tƣ có hiệu quả các nguồn vốn. Huy động đƣợc hết khả năng về vốn của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng hơn. Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một phần vốn rất lớn không phải là vốn tự có mà là vốn vay. Do đó khi đánh giá về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phải tính đến các khoản huy động vốn từ các nguồn khác nhau nhƣ vay tín dụng, thế chấp. Sự trƣờng vốn cũng là điều kiện để cho ban giám đốc thể hiện tài năng của mình. Ngoài ra, nó còn cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt các công cụ marketing thƣơng mại một cách linh hoạt mang lại nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.

Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh cuả doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu:

- Vốn chủ sở hữu - Vốn huy động

- Tỷ lệ tái đầu tƣ về lợi nhuận

- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn - Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu két sắt sang thị trường tiềm năng myanmar của công ty TNHH TM DV thiện chí (Trang 38)