Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh châu đốc (Trang 44)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.2.2.Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Sơ đồ 2.4: Quy trình quản trị RRTD tại Vietinbank chi nhánh Châu Đốc

 Giai đoạn 1: Nhận biết RRTD

- Nhận biết RRTD từ khách hàng: Hồ sơ của khách hàng được tiếp nhận và thẩm định qua phòng quan hệ khách hàng. CBTD hướng dẫn, tư vấn khách hàng lập hồ sơ xin cấp tín dụng và tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ đó. CBTD sử dụng nhiều kênh khác nhau như thẩm định thực tế, thông tin hệ thống tín dụng (CIC), phòng quản lý và hỗ trợ (INCAS) từ chương trình Sysmon để phát hiện gian lận từ các thông tin mà khách hàng cung cấp, khả năng thực hiện các nghĩa vụ trong tương lai có liên quan đến khoản tín dụng xin vay từ đó nhận biết sớm RRTD và sàng lọc sơ bộ hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng.

- Nhận biết RRTD từ ngân hàng: Bằng việc sử dụng hệ thống INCAS, ngân hàng phát hiện được những tác nghiệp sai của cán bộ, các rủi ro trong giao dịch với khách hàng và tổng hợp để phân tích danh mục tín dụng một cách chính xác và nhanh chóng. Từ đó, những dấu hiệu phát sinh dẫn đến RRTD sớm được nhận diện.

 Giai đoạn 2: Đo lƣờng RRTD

- Đo lƣờng RRTD theo Basel II cho từng khoản tín dụng riêng lẻ: Chủ yếu dựa trên phƣơng pháp đánh giá tiêu chuẩn. Quy trình xếp hạng tín dụng gồm có 3 bước cơ bản là chấm điểm tín dụng, xếp hạng khách hàng và xếp loại rủi ro.

Bƣớc 1 - Chấm điểm tín dụng: CBTD chấm điểm tín dụng các thông tin khách hàng bằng phần mềm chấm điểm tự động. Số điểm cho từng chỉ tiêu cụ thể đã được mặc định trong phần mềm chấm điểm. Bên cạnh đó, với từng loại hình khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) thì có các tiêu chí chấm khác nhau và bảng điểm cho từng chỉ tiêu khác nhau trên phần mềm.

Đối với khách hàng là cá nhân, việc chấm điểm tín dụng dựa trên các thông tin cơ bản của khách hàng và tình hình giao dịch với ngân hàng.

Bảng 2.4: Chấm điểm khách hàng cá nhân theo các thông tin cơ bản

STT Chỉ tiêu Điểm 1 Tuổi 18 - 25 tuổi 5 25 - 40 tuổi 15 40 – 60 tuổi 20 Trên 60 tuổi 10 2 Trình độ học vấn Dưới trung học/Thất học -5 Trung học 5

Đại học/Cao đẳng 15

Trên đại học 20

3 Nghề nghiệp

Chuyên môn/kỹ thuật 20

Thư ký 15

kinh doanh 5

nghỉ hưu 0

4 Thời gian công tác

Dưới 6 tháng 5

6 tháng – 1 năm 10

1 năm – 5 năm 15

Trên 5 năm 20

5 Thời gian công việc hiện tại Dưới 6 tháng 5 6 tháng – 1 năm 10 1 năm – 5 năm 15 Trên 5 năm 20 6 Tình trạng nhà ở Sở hữu riêng 30 Thuê 12

Chung với người khác 5

Khác 0

7 Cơ cấu gia đình

Hạt nhân 20

Sống với cha mẹ 5

Sống cùng với gia đình hạt nhân khác 0

Khác -5

8 Số người ăn theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Độc thân 0 <3 10 3 – 5 5 >5 -5 9 Thu nhập cá nhân hằng năm >120 triệu 40 36 – 120 triệu 30 12 – 36 triệu 15 <12 triệu -5

10 Thu nhập gia đình trên năm

>240 triệu 40

72 – 240 triệu 30

24 – 72 triệu 15

<24 triệu -5

Ngoài ra, khách hàng cá nhân còn được chấm điểm theo tiêu chí quan hệ với ngân hàng (Xem phụ lục D).

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, việc chấm điểm tín dụng dựa trên quy mô doanh nghiệp, các chỉ số tài chính và các chỉ số phi tài chính.

Bảng 2.5: Chấm điểm khách hàng doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp

STT Tiêu chí Trị số Điểm

1 Nguồn vốn kinh doanh

Từ 50 tỷ đồng trở lên 30 Từ 40 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 25 Từ 30 tỷ đồng đến dưới 40 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng 15 Từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 10 Dưới 10 tỷ đồng 5 2 Lao động Từ 1500 người trở lên 15 Từ 1000 đến dưới 1500 người 12 Từ 500 đến dưới 1000 người 9 Từ 100 đến dưới 500 người 6 Từ 50 đến dưới 100 người 3 Dưới 50 người 1

3 Doanh thu thuần

Từ 200 tỷ đồng trở lên 40 Từ 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng 30 Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng 20 Từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng 10 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng 5 Dưới 5 tỷ đồng 2 4 Nộp NSNN Từ 10 tỷ đồng trở lên 15 Từ 7 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng 12 Từ 5 tỷ đồng đến dưới 7 tỷ đồng 9 Từ 3 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng 6 Từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng 3 Dưới 1 tỷ đồng 1

* Ghi chú: Từ 70 – 100 điểm là doanh nghiệp loại 1, từ 30 đến 69 loại 2, dưới 30 là doanh nghiệp loại 3.

Ngoài ra, khách hang doanh nghiệp còn được chấm điểm các chỉ số tài chính và phi tài chính (Xem phụ lục E).

Bƣớc 2 - Xếp hạng khách hàng: Sau khi tổng hợp điểm CBTD sẽ tiến hành xếp hạng khách hàng theo quy định.

Bảng 2.6: Xếp hạng khách hàng

Xếp hạng khách hàng cá nhân Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Hạng Số điểm đạt đƣợc Hạng Số điểm đạt đƣợc Aa+ >=401 AA+ 92.4 – 100 Aa 351 – 400 AA 84.3 – 92.3 Aa- 301 – 350 AA- 77.2 – 84.7 Bb+ 251 – 300 BB+ 69.6 – 77.1 Bb 201 – 250 BB 62 – 69.5 Bb- 151 – 200 BB- 54.4 – 61.9 Cc+ 101 – 150 CC+ 46.8 – 54.3 Cc 51 – 100 CC 39.2 – 46.7 Cc- 0 – 50 CC- 31.6 – 39.2 Nguồn: Phòng khách hàng

Bước 3 – Xếp loại rủi ro: Dựa trên hạng của khách hàng, CBTD tiến hành xếp loại

rủi ro khách hàng là cá nhân có mức độ rủi ro từ thấp lên cao.

Bảng 2.7: Xếp loại rủi ro khách hàng Xếp loại rủi ro khách

hàng cá nhân Xếp loại rủi ro khách hàng doanh nghiệp

Hạng Mức độ rủi ro Hạng Mức độ rủi ro

Aa+ Thấp AA+ Thấp nhất

Aa Thấp AA Thấp nhưng về dài hạn cao hơn AA+

Aa- Thấp AA- Thấp

Bb+ Trung bình BB+ Trung bình

Bb Trung bình BB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trung bình: khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn loại khách hàng BB+

Bb- Trung bình BB- Cao do khả năng tự chủ tài chính thấp, ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay

EL = PD * LGD * EAD

nhưng lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không thể cải thiện.

Cc+ Cao CC+

Cao là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.

Cc Cao CC

Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.

Cc- Cao CC-

Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để phục hồi vốn cho vay

C Cao AA+ Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn vay.

Sau khi hoàn tất chấm điểm, xếp hạng khách hàng và xếp loại rủi ro thì CBTD sẽ tính toán RRTD của khoản vay:

Trong đó:

RWA: Tài sản có rủi ro tín dụng Tài sản: Giá trị của khoản vay

Hệ số rủi ro: Hệ số rủi ro theo Basel II

- Đo lƣờng RRTD theo Basel II cho toàn bộ danh mục tín dụng: Chủ yếu dựa trên phƣơng pháp xếp hạng nội bộ.

EL là mức tổn thất dự tính được qua số liệu thống kê. Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng khoản tổn thất EL sẽ được tính như sau:

EAD - Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Cơ sở xác định EAD là hồ sơ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng.

PD - Xác suất vỡ nợ: đo lường khả năng xảy ra RRTD tương ứng trong một khoản thời gian, thường là 1 năm. Cơ sở để tính PD là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Để tính toán xác xuất vỡ nợ ngân hàng phải căn cứ

vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân chia theo 3 nhóm sau:

- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của tổ chức xếp hạng.

- Nhóm dữ liệu phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành…

- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác suất không trả nợ của khách hàng.

LGD – tỷ trọng tổn thất ƣớc tính: là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổng thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh do khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh (chi phí xử lý TSĐB và một số chi phí liên quan).

Tổng cộng các khoản tổn thất của từng khách hàng vay vốn trong danh mục tín dụng của ngân hàng là tổn thất tín dụng của toàn bộ danh mục tín dụng.

 Giai đoạn 3:Ứng phó RRTD

- Quản lý khoản vay: Ngân hàng thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng để đánh giá phân loại đúng hạng tín dụng để ra quyết định tín dụng cho phù hợp. Cũng như theo dõi giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng. CBTD lập “Danh mục theo dõi”. Những khách hàng có tên trong Danh mục theo dõi bao gồm những khách hàng bị xếp vào loại nợ cần chú ý hoặc thấp hơn và cả những khách hàng được xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn. Qua danh mục theo dõi giúp ngân hàng phát hiện sớm rủi ro và kịp thời đối phó. Bên cạnh đó, ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng, ít nhất mỗi năm một lần. Riêng với những món vay lớn hoặc khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện thì việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên hơn, 03 tháng một lần. Việc đánh giá được thực hiện bởi bộ phận khách hàng và bộ phận quản lý RRTD. Nếu có thay đổi cơ bản giữa dự tính trong hồ sơ tín dụng và kết quả thực hiện của bên vay, đặc biệt có liên quan đến dòng tiền dự tính sử dụng để trả nợ, ngân hàng yêu cầu khách hàng giải trình chi tiết.

Đặc biệt, đối với các khoản nợ được phân loại vào nợ xấu, thì tối đa từng vòng 30 ngày làm việc, CBTD phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt theo dõi để xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và TSBĐ, khi cần thiết có thể sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ về tài sản đó.

- Ngân hàng xây dựng và quản lý đƣợc một số giới hạn rủi ro: Tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không có bảo đảm; tỷ trọng giữa ngắn hạn và trung dài hạn; mức tín dụng tối đa cho một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan. Ngân hàng luôn ý thức kiểm soát để tránh rủi ro cho vay tập trung vào một khách hàng và vào một số ngành nghề nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng được tiến hành kiểm điểm hàng quý như: Tỷ lệ cho vay không có TSĐB, tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối, các giới hạn rủi ro trong cho vay và đầu tư được luật các TCTD quy định như cho vay không quá 15% vốn tự có vào một khách hàng.

- Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng xử lý rủi ro:

Trích lập dự phòng: Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005 và Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc NHNN (sau đây xin gọi tắt là Thông tư 02/2013/TT – NHNN ). Thời điểm trích lập dự phòng vào 15 ngày đầu của tháng đầu trong quý. Theo quy định, ngân hàng trích lập dự phòng theo quy định:

Ghí chú: Tỷ lệ khấu trừ được trình bày tại Điều 12, Thông tư 02/2013 - NHNN

Nguồn:Phòng khách hàng Dự phòng RRTD cho biết khả năng chi trả của ngân hàng khi xảy ra rủi ro, hay bù đắp các khoản lỗ. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho biết tình hình hiện tại của ngân hàng. Ngoài ra, khi tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro qua các giai đoạn càng giảm, càng chứng tỏ tình trạng ổn định của ngân hàng.

Trích lập dự phòng chung = 0,75% * Tổng tài sản

Trích lập dự phòng cụ thể = [Dƣ nợ - (Giá trị TSBĐ * Tỷ lệ khấu trừ với từng loại)] * Tỷ lệ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ trích lập dự phòng và dự phòng rủi ro của ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2012 - 2014

(ĐVT: Triệu đồng)

Nguồn: Phòng khách hàng Như vậy, ngân hàng kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro/tổng dư nợ qua 3 năm đều đạt rất thấp (chỉ đến 2%) và giảm dần. Bên cạnh đó, Dự phòng rủi ro không ổn định. Cụ thể: Dự phòng rủi ro năm 2013 tăng lên so với năm 2012 và giảm vào năm 2014 (dự phòng qua các năm lần lượt là 4.352, 9.317, 8.674). Trong cơ cấu dự phòng rủi ro thì dự phòng cụ thể chiếm tỷ lệ cao hơn dự phòng chung, dự phòng chung biến động rất ít và dự phòng cụ thể tăng manh. Dự phòng cụ thể cuối năm 2014 tăng 3.039 triệu đồng so với năm 2012 và tăng 1.3476 triệu đồng so với 2013.

Ngoài ra, tỷ lệ dự phòng/tổng dư nợ phản ánh mức an toàn của ngân hàng và theo thông lệ thế giới thì tỷ lệ dự phòng/nợ xấu phải vượt 100%. Qua biểu đồ 2.4, ngân hàng đạt ngưỡng an toàn khi tỷ lệ dư nợ/nợ xấu qua 3 năm đều trên 100%.

2.610 2.980 2.833 5.422

7.114 8.461

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự phòng chung Dự phòng cụ thể

Biểu đồ: Dự phòng rủi ro

2,0%

1,8%

1,7%

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dự phòng/Tổng dư nợ Biểu đồ: Tỷ lệ trích lập dự phòng

8.032

10.094

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu/dƣ nợ ngân hàng Vietinbank chi nhánh Châu Đốc giai đoạn 2012 – 2014

Nguồn: phòng khách hàng

Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro:

Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đối với từng khoản nợ. Trong trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý các khoản nợ, ngân hàng sẽ phát mại TSĐB để thu hồi nợ. Nếu phát mại TSĐB và dự phòng cụ thể không đủ để xử lý rủi ro đối với khoản nợ thì ngân hàng sẽ sử dụng dự phòng chung.

Giai đoạn 4: Kiểm soát và xử lý RRTD

- Kiểm soát RRTD khi cho vay:

Kiểm tra trƣớc khi cho vay: Quy định kiểm tra và thẩm định thông tin về khách hàng được ngân hàng thực hiện rất nghiêm túc. Thẩm định khách hàng phải có sự tham gia của 2 đến 3 CBTD và CBTD phải ghi ý kiến vào trong tờ trình lãnh đạo. Khi phát hiện mọi gian lận của khách hàng trong giai đoạn này, đều xử lý nhanh chóng.

Kiểm soát trong khi cho vay: toàn bộ chứng từ, hồ sơ liên quan như biên bản, thủ tục giải ngân đều được bảo đảm về tính chính xác. Với mỗi lần giải ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh châu đốc (Trang 44)