Quy trình quản trị RRTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh châu đốc (Trang 25)

5. Kết cấu của khóa luận

1.3.2.2.Quy trình quản trị RRTD

Quy trình quản trị RRTD tại các ngân hàng thường có 4 giai đoạn là: nhận dạng, đo lường, ứng phó và kiểm soát. Mỗi giai đoạn bao gồm nhiều bước, cụ thể:

 Giai đoạn 1: Nhận biết RRTD

Nhiệm vụ của bước này là nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân và dự đoán tổn thất tiềm năng. Để nhận biết rủi ro, ngân hàng cần làm các bước sau:

- Nhận biết RRTD từ phía khách hàng:

Trƣớc khi cho vay: Phân tích đánh giá khách hàng qua đó lựa chọn khách hàng tốt để cho vay. Việc phân loại khách hàng thường được thực hiện thông qua các chỉ tiêu đánh giá mức độ RRTD, gồm chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng:

Các chỉ tiêu định tính: Được thể hiện trong một số mô hình mà trong đó mô

hình 6C được xem như là công cụ hữu hiệu nhất. Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. (Xem phụ lục A, sơ đồ 1).

Các chỉ tiêu định lượng: Dựa vào báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp

và các nguồn thông tin khác, Cán bộ tín dụng (CBTD) tiến hành các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin để phân tích tình hình tài chính khách hàng

Các thông tin đánh giá khách hàng được CBTD thu thập từ BCTC, báo cáo kết quả kinh doanh. Mỗi thông tin thể hiện ý nghĩa riêng biệt. (Xem phụ lục A, bảng 1)

Bước 2: Xử lý thông tin

CBTD sàng lọc các thông tin thu được để phân tích, từ đó làm cơ sở để đánh giá năng lực tài chính của khách hàng.

Rủi ro của khách hàng bao gồm các loại rủi ro như: rủi ro thị trường, rủi ro chính sách. CBTD sử dụng các công cụ nhận biết rủi ro để có thể nhận biết sớm về khách hàng có rủi ro. (Xem Phụ lục A, bảng 2)

Trong và sau khi cho vay: Nhận biết RRTD qua một số dấu hiệu như trì hoãn hoặc gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kỳ, thường xuyên chậm thanh toán lãi khi đến hạn, trông chờ vào khoản thu nhập khác không phải từ hoạt động kinh doanh để thanh toán khoản vay, chậm gửi hay trì hoãn gửi các báo cáo tài chính hoặc báo cáo tiền tệ để kiểm tra, có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng với ngân hàng…

- Nhận biết RRTD từ ngân hàng: Nhận biết nguyên nhân từ phía ngân hàng làm phát sinh các RRTD. Bên cạnh đó, Phân tích danh mục tín dụng để nhận diện được rủi ro tiềm ẩn.

 Giai đoạn 2: Đo lƣờng RRTD

Đo lường RRTD là quá trình ngân hàng xác định mức rủi ro tại ngân hàng và rủi ro trong tương lai khi phê duyệt tín dụng của khách hàng. Giai đoạn này ngân hàng sẽ áp dụng các công cụ được áp dụng cho hoạt động đo lường RRTD phổ biến. Cụ thể: Theo Hiệp ước Basel II, các phương pháp đo lường RRTD là phương pháp tiêu chuẩn, phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản và phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao.

Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn: Là phương pháp đơn giản nhất trong các

phương pháp đánh giá RRTD.

Phương trình 1: Tài sản có rủi ro trong phương pháp chuẩn

Theo phương pháp này,thì để đo lường RRTD các ngân hàng cần có sự hỗ trợ của các tổ chức xếp hạng bên ngoài (như Moody’s. S&P, Fitch) và từ đó xác định hệ số rủi ro. Bên cạnh đó, Tài sản tín dụng của khách hàng chia thành 7 nhóm như sau:

Sơ đồ 1.3: Phân loại tài sản tín dụng của khách hàng theo Basel II

Nguồn: Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)

Hiệp ước Basel II không áp đặt hệ số rủi ro rõ ràng cho từng khoản mục mà còn tùy thuộc vào việc khoản mục đó được thực hiện với chủ thể nào, uy tín và xếp hạng tín dụng của chủ thể. Để xếp hạng khách hàng thì phải chấm điểm tín dụng khách hàng. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng, sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian công tác. (Xem phụ lục B, bảng 1)

Dựa trên số điểm chấm, việc xếp hạng tín dụng của chủ thể tùy thuộc vào xếp hạng tín dụng của chủ nợ (từ AAA đến B- và không xếp hạng) do các cơ quan xếp hạng tín nhiệm quy định như S&P. (Xem phụ lục B,bảng 2)

Hệ số rủi ro được xác định qua bảng sau:

Bảng 1.1: Hệ số rủi ro của các tài sản có rủi ro Hệ số rủi ro

(RW) đối với khoản cho vay

Basel I Basel II AAA đến AA- A+ đến A- BBB+ đến BBB- BB+ đến BB- B+ đến B- Dƣới B- Không xếp hạng

Đối với quốc gia, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHTW 0% 20% 50% 100% 100% 150% 100%

Đối với ngân hàng và công ty

bảo hiểm

20% 20% 50% 100% 100% 100% 150% 100%

Đối với ngân hàng và công ty

bảo hiểm (cho

EL = PD × LGD × EAD

vay từ 3 tháng trở xuống) Đối với doanh

nghiệp 20% 50% 100% 100% 100% 150% 100%

Đối với BIS, The IMF, the ECB, the EC and the

MDB

0% 0%

Đối với hàng hóa bán lẻ như thẻ tín dụng, công ty tư

nhân

100% 75%

Đối với tài sản

cầm cố 50% 35%

Đối với cho vay

BĐS 100% 100%

Đối với tài sản có

rủi ro cao 150%

Đối với tài sản

khác 100%

Đối với tiền mặt 0%

Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standard P15-17

Phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản: Phương pháp này đưa ra khái niệm tổn thất mất vốn do khách hàng không trả được nợ (EL). Khái niệm EL ở đây là mức tổn thất trung bình dự tín được qua số liệu thống kê trong quá khứ vì ngân hàng không biết 100% khách hàng nào là khách hàng xấu và khoản vay nào là khoản vay không thể trả được trong 12 tháng tới. Đối với mỗi khoản vay hay mỗi khách hàng, khoản tổn thất – EL sẽ được xác định như sau:

Trong đó:

EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến.

PD (Probability of default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành hàng LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn thất khi khách hàng không trả được nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách hàng/ ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.

Với PD, LGD và EAD- ba yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu biểu hiện khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể. Chỉ nhờ PD, LGD và EAD mà rất nhiều các nhân tố tác động đến khách hàng cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được giản lược và gói gọn chỉ trong ba cấu phần rủi ro ấy. Hơn nữa, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD và EAD các ngân hàng sẽ tiến tới phát triển các ứng dụng trong quản trị RRTD trên nhiều phương diện mà các ứng dụng chính là tính toán, đo lường rủi ro tín dụng EL – tổn thất dự kiến và UL (Unexpected Loss) – Tổn thất ngoài dự kiến.

 Giai đoạn 3: Ứng phó RRTD

- Công cụ quản trị RRTD: Quản lý danh mục cho vay: Ngân hàng phải phân tích và theo dõi thường xuyên danh mục tín dụng, nhất là khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó cũng lưu ý tới các khoản “nợ đặc biệt chú ý” vì khi có biến động xấu, các khoản này dễ bị chuyển thành nợ xấu.

Để hoạt động quản trị RRTD diễn ra hiệu quả, các NHTM cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì và báo cáo đặc biệt. Báo cáo định kỳ, thường niên có thể đề cập đến: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất, các khoản dư nợ lớn nhất, vượt hạn mức tín dụng; Các khoản nợ xấu, lợi nhuận cho từng khách hàng và sản phẩm, nhật ký theo dõi các khoản vay.

- Trích lập dự phòng rủi ro: Theo điều 3, Thông tư 02/2013 – NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nươc ngoài thì: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập để dự phòng và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung là số tiền được trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những khoản nợ cụ thể

- Rà soát chính sách quản trị rủi ro theo từng thời kỳ: Chính sách quản trị RRTD nhằm hạn chế các rủi ro như: chính sách TSĐB, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ...

- Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng: Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng làm phong phú các loại hình tín dụng, đáp ứng những nhu cầu ngày một mới mẻ, nâng cao của khách hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh và quan trọng giúp phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, góp phần giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro với một số loại tài sản nhất định.

- Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh: Sử dụng Hợp đồng hoán đổi tín dụng (Credit swap), hợp đồng quyền chọn tín dụng (Credit options) để phòng ngừa và hạn chế RRTD. Cụ thể, hợp đồng quyền chọn tín dụng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do sự giảm sút chất lượng tín dụng của ngân hàng.

 Giai đoạn 4: Kiểm soát và xử lý RRTD

Nhằm hai mục đích chính là: Phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng; Đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cán bộ trong ngân hàng đều tuân thủ quy định của pháp luật, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả.

- Kiểm soát RRTD bao gồm 3 hoạt động:

Trƣớc khi cho vay: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; Kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định.

Trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; Kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp như vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống TSĐB; CBTD thu nợ, lãi không nộp ngân hàng; điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay.

Sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng để rút kinh nghiệm cho những năm tới.

- Xử lý RRTD: Khi phát sinh rủi ro từ hoạt động cấp tín dụng, việc xử lý rủi ro phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng biện pháp phù hợp. Xử lý RRTD phải tuân theo các nguyên tắc như: thực hiện theo quy định của pháp luật, mỗi khoản vay được sử dụng nhiều biện pháp quản lý RRTD, đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi nguồn vốn, lãi và các tài sản.Ngoài ra cần phải xây dựng thành

phần xử lý, thẩm quyền xử lý, và chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch hiệu quả. Một số biện pháp xử lý RRTD:

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xóa nợ theo quy định của pháp luật. Trong những trường hợp cần thiết, sau khi xem xét hồ sơ khách hàng có thể miễn, giảm lãi đối với khách hàng vay vốn.

Xử lý TSĐB tiền vay, nhận TSĐB tiển vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ, tự bán tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác.

Trích lập dự phòng RRTD, sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bì đắp tổn thất về tiền vốn và tài sản.

Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại tòa án để thu hồi nợ và tài sản.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh châu đốc (Trang 25)