sắc văn hóa dân tộc
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, chúng ta đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý điều hành của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân xây dựng môi trường văn hóa, hỗ trợ, tổ chức các lực lượng vật chất và tinh thần cần thiết, tạo điều kiện cho quần chúng
nhân dân phát huy vai trò chủ động sáng tạo của mình trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Nhưng chủ nhân thực sự của nền văn hóa dân tộc trong mọi thời đại là quần chúng nhân dân, họ vừa là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa, vừa là người hưởng thụ, lưu truyền, gìn giữ những giá trị văn hóa đó. Những giá trị mang bản sắc văn hoá không tồn tại một cách sơ cứng mà nó sống động, thực tại, nó tồn tại trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của đời sống xã hội và chính nhân dân là người nuôi dưỡng chúng. Nhân dân là người người chủ chân chính của những giá trị ấy.
Rất nhiều những loại hình, những tiết mục nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc được khôi phục, được làm hồi sinh từ bàn tay của những nghệ nhân dân gian. Tháng 11 năm 1989, UNESCO đưa ra hai khuyến nghị: Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể và bảo vệ báu vật nhân văn sống. Từ những định nghĩa, đặc trưng của văn hoá dân gian, người ta xác định rõ di sản văn hoá phi vật thể chủ yếu được lưu trữ trong trí nhớ và trình diễn bằng hành động của con người. Nó có thể được lưu trữ “tĩnh” trong băng ghi âm, băng hình ... như là một hồi ức của quá khứ. Nhưng văn hoá về bản chất là “thực thể động” nó phải được lưu trữ trong đời sống của con người. Ở Việt Nam, “báu vật nhân văn sống” chính là các nghệ nhân - với tư cách là những người đầu đàn trong việc lưu trữ di sản văn hoá phi vật thể. Những con người này chính là hạt nhân tích cực nhất trong quần chúng nhân dân khơi dậy và “truyền lửa” cho nhân dân giữ gìn, phát huy những nét đặc sắc văn hoá của mỗi vùng miền.
Tính tích cực sáng tạo của quần chúng nhân dân gắn bó chặt chẽ với quá trình lao động sản xuất, với những nhu cầu và lợi ích vật chất của họ. Do vậy, sự sáng tạo của quần chúng nhân dân chính là nhân tố cơ bản của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đề cập đến vấn đề này, Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh đã nói: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra
những của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là những người sáng tác nữa… Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng” [26, tr.250].
Quần chúng nhân dân sáng tạo văn hóa bằng chính cuộc sống của mình. Các giá trị văn hóa được hình thành trong lao động sản xuất, trong văn học nghệ thuật, trong tín ngưỡng, trong phong tục tập quán (ăn, ở, mặc, ngôn ngữ…) và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mỗi con người, mỗi gia đình đều có thể là nơi chứa đựng những giá trị nhân văn của xã hội, là nơi bảo vệ, lưu truyền những giá trị làm nên bản sắc văn hoá của dân tộc. Nhưng tính tích cực của quần chúng nhân dân trong các hoạt động văn hóa tinh thần không phải lúc nào cũng hàm chứa những yếu tố tiến bộ. Cùng với quá trình sáng tạo, gìn giữ, lưu truyền những giá trị văn hóa mang ý nghĩa nhân văn thì những tư tưởng phong kiến, những yếu tố phi văn hóa, phản tiến bộ, những hủ tục cũng len lỏi đâu đó trong đời sống cộng đồng. Do vậy, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, trở thành mục tiêu và động lực để phát triển kinh tế xã hội thì vai trò của đội ngũ trí thức đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) khẳng định: “Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa” [7, tr.57].
Sự hiện diện của đội ngũ trí thức trong sáng tạo văn hóa như là một biểu hiện của chất lượng cuộc sống. Những phát minh khoa học, những công trình nghệ thuật, những sáng tác văn học, những sản phẩm lao động của đội ngũ trí thức thực sự quan trọng trong diện mạo tinh thần của mỗi quốc gia. Nếu như quần chúng nhân dân sáng tạo, lưu giữ những giá trị mang bản sắc văn hoá của dân tộc một cách tự phát, thì đội ngũ trí thức mà điển hình là giới văn nghệ sỹ lại sáng tạo, lưu giữ một cách tự giác. Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển, cho dù sự thăng hoa trong sáng tạo đến đâu thì nó cũng được xuất phát từ nền tảng - cái phông văn hoá dân tộc. Trên cơ sở nền
tảng, gốc rễ văn hoá dân tộc, văn nghệ sỹ sáng tạo nên những sản phẩm văn hoá mới, phản ánh hiện thực mới nhưng cái nền của tác phẩm ấy vẫn mang màu sắc truyền thống. Khi sáng tác như vậy thì tác phẩm đó mới có được sức sống lâu bền. Thực tế chứng minh cho thấy những nhạc phẩm của dòng nhạc cách mạng, dòng nhạc mang âm hưởng dân ca hay những bộ phim phản ánh tâm hồn, lối sống người Việt lại được đông đảo quần chúng đón nhận và cho nó có được sức sống lâu bền. Vì vậy, không chỉ là chủ thể sáng tạo, văn nghệ sỹ còn là chủ thể định hướng. Những tác phẩm đó từ việc tôn lên giá trị bản sắc của dân tộc đã hướng quần chúng tới ý thức trân trọng, tự hào về nền văn hoá của dân tộc. Đặc biệt, trong bối cảnh như hiện nay, với những thiên chức riêng của mình, đội ngũ trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng giữ vững nền tảng tinh thần của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Xuất thân từ nhân dân, và là người hoạt động trí tuệ, có chức năng chủ yếu là sáng tạo những giá trị tinh thần cho xã hội, nên ảnh hưởng của lực lượng trí thức đến quần chúng nhân dân là rất lớn. Bằng những sáng tạo văn hóa, người trí thức có thể chuyển tải trong đó những tư tưởng, đạo đức, lối sống, những quan niệm tín ngưỡng, những triết lý nhân sinh đến quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng nòng cốt, là chủ thể trong toàn bộ quá trình tích hợp sức mạnh nội sinh, tiếp nhận, phát huy những tinh hoa văn hóa nhân loại, giữ gìn và phát triển văn hóa, có thể hướng công chúng đến cách nhìn tốt đẹp, nhân bản trong cuộc sống tinh thần.
Nhìn chung, những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân biểu hiện trong quá trình phát triển kinh tế, ổn định chính trị và đặc biệt trong sáng tạo văn hóa. Họ lao động, sáng tạo vì chính nhu cầu vật chất và mong muốn được thỏa mãn đời sống tinh thần của chính mình; nhu cầu hưởng thụ văn hóa càng cao, càng kích thích nhu cầu sáng tác, tăng sức sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Nhưng để phát huy vai trò và tính sáng tạo của trí thức, của quần chúng nhân dân trong phát triển xã hội, trong sáng tạo, giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc. Đòi hỏi Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân phải nâng cao trình độ lý luận, bám sát thực tiễn, xây dựng môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa do con người và vì con người. Quan tâm đúng mức, thỏa đáng đến đội ngũ trí thức, có chính sách thu hút, đãi ngộ hiền tài, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đội ngũ cán bộ. Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và nhà nước đến quần chúng nhân dân, đảm bảo cho họ có đủ năng lực, trình độ, đạo đức và tinh thần tự tôn dân tộc, đảm bảo vai trò chủ động trong sáng tạo nghệ thuật, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
2.3. Thực trạng và một số giải pháp nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay ở nước ta
2.3.1. Thực trạng việc thực hiện vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề mang tính quy luật trong phát triển văn hoá dân tộc. Đó còn là nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhiệm vụ này là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986, những nhận thức mới của Đảng về văn hóa có bước chuyển quan trọng. Nền văn hóa mà Đảng xác định phải xây dựng là nền văn hóa với đặc trưng dân tộc, hiện đại, nhân văn. Một hệ thống lý luận văn hóa được hợp thành với lý luận chung trong quá trình đổi mới tư duy của toàn xã hội. Tháng 11 năm 1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về Văn hóa - Văn nghệ trong cơ chế thị trường;
Nghị quyết của Bộ Chính trị và các kết luận về văn hóa, văn nghệ (tháng 11 năm 1988); tháng 8 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 52 - CT/TW về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình Văn học - Nghệ thuật; tháng 6 năm 1990, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị số 61- CT/TW về công tác quản lý văn học - nghệ thuật; tháng 1 năm 1993, Ban Chấp hành Trung ương ra Nghị quyết Trung ương 4 về một số nhiệm vụ văn hóa - văn nghệ những năm trước mắt.Cùng với chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế, Đảng ta rất chú trọng tới vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Tại Hội nghị lần thứ năm (từ ngày 06 đến ngày 16 - 7 - 1998) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết ra đời nhanh chóng được các cấp ủy đảng, chính quyền trong cả nước triển khai, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đánh giá: sau Đề cương về văn hóa của Đảng năm 1943, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa là văn kiện chuyên đề văn hóa đầu tiên của Đảng “trúng ý Đảng, hợp lòng dân”, đặt ra chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đảng đã thể hiện vai trò lãnh đạo của của mình ở một số hoạt động:
Thứ nhất, Đảng ta đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sắc bén, giúp các cơ quan nhà nước thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ đạo Nhà nước xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương về văn hóa nêu trong Nghị quyết bằng luật pháp và những chính sách cụ thể. Đảng ta đã chỉ đạo các cấp chính quyền, sau khi học tập, quán triệt Nghị quyết thì phải xây dựng chương trình hành động cụ thể thực hiện Nghị quyết. Các chủ trương, quan điểm về văn hóa của Đảng nêu trong Nghị quyết phải được cụ thể hóa bằng các chiến lược, đề án, luật pháp và những chính sách cụ thể. Việc xây dựng chương trình hành động cũng là cách làm thiết thực để sau mỗi
năm, mỗi nhiệm kỳ đại hội, các cấp ủy đảng, chính quyền có căn cứ đánh giá, kiểm điểm trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện Nghị quyết.
Thứ hai, Đảng chỉ đạo cả hệ thống chính trị từ Trung ương xuống cơ sở thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia tổ chức thực hiện Nghị quyết. Giải pháp phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đặt ở vị trí đầu tiên nhằm huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị, từ trong Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội tích cực tham gia phong trào. Chủ trương đó đã được lòng dân và nhân dân tự giác thực hiện một cách tích cực nhờ đó mà mỗi người dân trở thành một chủ thể thực sự trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị bản sắc văn hoá của dân tộc. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một cuộc vận động văn hóa lớn, phát huy được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong việc thực hiện khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm văn hóa”, chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho mỗi người dân, cho mỗi cộng đồng để văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội.
Thứ ba, Đảng tiếp tục ban hành các văn bản chỉ đạo cho từng lĩnh vực văn hóa cụ thể khắc phục những yếu kém và đề ra chủ trương, giải pháp mới. Chương trình toàn khóa của nhiệm kỳ các Đại hội IX, X của Đảng tiếp tục xây dựng các văn bản chỉ đạo cho từng lĩnh vực văn hóa, nhằm mục tiêu thực hiện có hiệu quả hơn các nhiệm vụ trình bày trong Nghị quyết Trung ương 5. Năm 2003, Ban Bí thư có Chỉ thị số 18-CT/TW tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về công tác văn học, nghệ thuật trong tình hình mới và Chỉ thị số 20-CT/TW về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới. Năm 2004, Ban Bí thư có Chỉ thị số 42-CT/TW về nâng cao chất lượng toàn diện về hoạt
động xuất bản. Tháng 6-2008, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Cũng trong các năm 2007 và 2008, Ban Bí thư đã có những thông báo kết luận về các vấn đề liên quan thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và tâm linh ngoại cảm.
Những văn bản chỉ đạo của Đảng cho từng lĩnh vực văn hóa nói trên có giá trị cao trong chỉ đạo thực tiễn hoạt động văn hóa của nước nhà, kịp thời khắc phục những yếu kém và đề ra các chủ trương, giải pháp mới trong tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 5. Ngoài ra, Đảng ta còn thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cơ quan tư vấn cho Đảng nhằm thúc đẩy công tác lý luận, phê bình, định hướng hoạt động của văn học, nghệ thuật nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, Đảng mở cuộc vận động lớn để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập tư tưởng và đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần làm cho tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa thấm sâu vào cuộc sống. Nghị quyết yêu cầu: “Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước như Bác Hồ đã dạy “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Phải đặt mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân”. Năm 2003, Ban