bản sắc văn hóa dân tộc
a. Vai trò của Đảng trong hoạch định chủ trương, đường lối văn hóa
Hiến pháp nước ta khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam không chỉ là một bộ phận của Hệ thống chính trị mà còn đóng vai trò lãnh đạo toàn diện cả Hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo toàn diện đó thể hiện ở việc Đảng hoạch định chủ trương, đường lối mang tính định hướng chiến lược ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những chủ trương, đường lối về văn hoá thường được thể hiện trong những văn kiện chính thức của Đảng. Đây không phải là những gì mà Trung ương Đảng nghĩ ra một cách duy ý chí và chủ quan, mà đó là sự khái quát những nhu cầu thực tiễn của xã hội ta trong những giai đoạn nhất định, trong những bối cảnh nhất định.
Ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám, khi chưa cầm quyền nhưng Đảng đã khẳng định vai trò của mình với bản “Đề cương văn hoá”, coi văn hoá là một trong ba mặt trận quan trọng - kinh tế, chính trị, văn hoá. Ngay từ lúc đó, Đảng ta xác định một trong ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hoá là “Dân tộc hoá” (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hoá Việt Nam phát triển độc lập) và xác định tính chất của nền văn hoá mới là một thứ văn hoá có tính chất dân tộc về hình thức và dân chủ về nội dung. Đảng ta đã khẳng định, đồng thời tiếp thu những tinh hoa, tiến bộ của văn hoá nhân loại thì trước đó phải vận dụng quy luật kế thừa, nghĩa là tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong văn hoá truyền thống coi đó như là quy luật phát triển nền văn hoá Việt Nam. Đến năm 1948, tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ II, trong bài Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam đồng chí Trường - Chinh đã nêu rõ lập trường quan điểm văn hoá mác xít của Đảng ta:
“Văn hoá dân chủ Việt Nam bao gồm những đặc điểm và đức tính cổ truyền của dân tộc, phải tiến lên bằng cách phát triển những cái hay, cái đẹp,
bài trừ những cái dở, cái xấu. Văn hoá dân chủ mới của Việt Nam tiêu biểu cho tinh thần của dân tộc” [19, tr.335].
Chính nhờ đường lối đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta, văn hoá nước ta thời kỳ này đã bừng lên sinh khí mới, sức sống mới, tích cực đấu tranh chống lại mọi trào lưu tư tưởng phản động, trở thành nguồn sức mạnh to lớn để chống xâm lược, thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng tám năm 1945 và thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tiếp theo đó, ở những kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, Đảng ta đưa ra những quan điểm mang tính chất đường lối cho công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đại hội lần thứ II (1951), Đảng ta xác định nội dung xã hội chủ nghĩa của nền văn hoá mới đang xây dựng ở Việt Nam. Đại hội lần thứ V (1982) đã chỉ rõ nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân sâu sắc, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đại hội VII (1991) xác định rõ hai đặc trưng của nền văn hoá mới là tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá VIII (1998), Đảng ta ra một nghị quyết là một văn kiện chuyên đề của Đảng về đường lối xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong Nghị quyết này, Đảng ta chỉ rõ: “Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác. Giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Đảng ta coi việc xây dựng nền văn hoá đó là sự nghiệp cách mạng lâu dài cần có ý chí cách mạng, đồng thời phải kiên trì và thận trọng. Sự khẳng định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đó là cơ sở nền tảng để thể chế hoá thành các văn bản pháp quy, để có thể huy động mọi nguồn lực, mọi lực lượng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc trọng điều kiện nền văn hoá dân tộc chịu nhiều tác động như hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ cách mạng đó, Đảng xác định: “Công nhân, nông dân, trí thức, là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước” [7, tr.57]. Như vậy, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, trong đó tổ chức đảng với vai trò lãnh đạo chủ chốt vạch ra phương hướng, chiến lược, nhiệm vụ và các giải pháp lớn để lãnh đạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa theo đúng định hướng xây dựng và phát triển đất nước. Các hoạt động liên quan tới văn hóa hết sức đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ của các tổ chức, đòi hỏi chủ thể lãnh đạo phải có phẩm chất đạo đức, tâm huyết, tri thức, trình độ bao quát, hiểu biết sâu rộng mọi mặt của đời sống xã hội, có khả năng tuyên truyền, vận động, tổ chức các lực lượng xã hội tạo sức mạnh tổng hợp. Các quyết sách phải đảm bảo sự hài hòa, biện chứng giữa các yếu tố Chính trị - Văn hóa, Kinh tế - Văn hóa, Đạo đức - Văn hóa... Vạch ra chủ trương, đường lối về văn hoá, đồng thời Đảng tiến hành kiểm tra nội dung và uốn nắn những hoạt động văn hoá đi chệch quan điểm, đường lối của Đảng. Đối với những hoạt động văn hoá chệch hướng, Đảng có những giải pháp chỉ đạo làm rõ đúng, sai, nhất là những sản phẩm văn hoá phủ định lịch sử cha ông, lịch sử cách mạng, gây chia rẽ làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc.
Ngoài vấn đề hoạch định chính sách, chỉ đạo hoạt động, Đảng còn có vai trò lựa chọn, bồi dưỡng năng lực cán bộ, và hình thành cơ chế phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành theo quan hệ hàng dọc, hoặc hàng ngang từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và hiệu quả. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện thông qua tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cấp, các đơn vị, lãnh đạo thông qua cán bộ, đảng viên. Với nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, hoạt động của
các cấp chính quyền, đoàn thể được đặt dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng gắn với thực tiễn của địa phương, của đơn vị, các cấp uỷ đảng xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hoá để thực hiện một cách phù hợp và có hiệu quả. Trên cơ sở đó chính quyền và các tổ chức đoàn thể triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ và phạm vi của mình. Với cơ chế tổ chức và hoạt động như vậy, nên việc triển khai thực hiện được thống nhất và đồng bộ từ trung ương tới địa phương.
b. Vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước và chính quyền các cấp
Hoạt động phối hợp quản lý, điều hành của Nhà nước và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội có vai trò rất lớn đến việc xây dựng, phát triển nền văn hoá dân tộc nói chung và việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nói riêng. Quản lý nhà nước về văn hóa thực chất là sự vận hành của bộ máy nhà nước để đạt những mục tiêu về văn hoá mà Đảng đã định hướng đề ra. Quá trình này được thực hiện theo một quy trình: Đảng đề ra chủ trương đường lối; Quốc hội, Chính phủ thể chế hoá các chủ trương, đường lối, hoạch định chính sách văn hoá; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cụ thể hoá đường lối, chủ trương và các thể chế bằng những văn bản pháp quy, xây dựng kế hoạch và đề xuất những quyết sách mới; Các cơ quan chuyên môn về văn hoá của các cấp tỉnh, huyện, xã tiến hành triển khai thực hiện và phản hồi. Theo Nghị định 15-CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 và Nghị định 812-CP ngày 08 tháng 11 năm 1993 của Chính Phủ thì Bộ Văn hoá - Thông tin nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về lĩnh vực văn hoá.
Cơ cấu tổ chức trong hệ thống quản lý nhà nước của các ngành ở nước ta đều có 4 cấp. Quản lý văn hoá hiện nay được tổ chức theo các đơn vị hành chính với các cấp: đứng đầu là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (cấp quốc gia), đến các Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch (cấp tỉnh, thành phố), tiếp đến là các Phòng (cấp huyện, thị) và cấp hành chính cuối cùng là Ban văn hoá ở
cấp xã, phường, thị trấn. Bên cạnh các cơ quan quản lý hành chính nhà nước các cấp, ngành văn hoá còn có hệ thống bộ máy phục vụ hoạt động nghiệp vụ văn hoá - đó là hệ thống thiết chế văn hoá từ cấp tỉnh trở xuống đến cơ sở như nhà văn hoá (Tỉnh - Huyện - Xã), thư viện (Tỉnh - Huyện - Xã), đoàn nghệ thuật, công ty chiếu bóng, bảo tàng, công ty phát hành sách (Tỉnh). Trong bộ máy quản lý nhà nước về văn hoá thì Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật. Trong số 27 đơn vị chuyên môn trực thuộc giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thì Cục Di sản văn hóa, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Cục Bản quyền tác giả, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Hợp tác quốc tế, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam là các đơn vị ngoài chức năng tham mưu chung còn có chức năng và nhiệm vụ trực tiếp quản lý và vì thế có vai trò quan trọng trong việc tham mưu, đề xuất và chuẩn bị các văn bản pháp quy, các chương trình, kế hoạch để thực hiện việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Thực hiện sự quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các đơn vị cấp dưới (Sở, Phòng, Ban) là cấp triển khai thực hiện và thông tin phản hồi lại. Hệ thống quản lý này thiên về công tác quản lý chuyên môn, được thổ chức triển khai thống nhất từ trung ương đến cơ sở.
Ngoài cơ cấu tổ chức quản lý theo chiều dọc như trên, tham gia vào quá trình quản lý này còn có cơ cấu quản lý theo chiều ngang, đó là các cơ quan quản lý văn hoá ở cấp tỉnh, huyện, xã lại nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương. Với đặc thù là đơn vị trực thuộc hệ thống hành chính công, chịu sự chi phối về công tác nhân sự và công tác phân bổ tài chính nên hệ thống quản lý này có ảnh hưởng mạnh hơn, trực tiếp hơn và hiệu lực cao hơn hệ thống theo chiều dọc. Là cơ quan hoạt động chuyên trách về
văn hóa, nên vai trò của các chủ thể hoạt động trong ngành văn hóa thông tin đối với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Vai trò ấy thể hiện trong nhiệm vụ tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân về những định hướng, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác văn hóa cấp mình phụ trách. Trong việc tổ chức hướng dẫn và triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách về văn hóa của cấp trên đến từng địa bàn cơ sở, tổ chức tuyên truyền và duy trì thường xuyên các hoạt động của thiết chế văn hóa, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng trong phạm vi địa bàn một cách kịp thời. Lên kế hoạch trang bị những phương tiện phục vụ cho các phong trào hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ. Khuyến khích các cá nhân chủ động thâm nhập cộng đồng, tìm hiểu phong tục, tập quán và tâm lý địa phương, gây dựng, tạo nền móng cho phong trào từ cơ sở, từ bản thân những người chủ di sản.
Chủ thể quản lý và năng lực điều hành của họ sử dụng những lực lượng vật chất và tinh thần sẵn có để tác động biến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích nhất định có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một môi trường văn hóa với hệ thống giá trị chân, thiện, mỹ, đảm bảo tính sáng tạo, tính hiệu quả cao trong tất cả các quá trình từ quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị, điều chỉnh quan hệ xã hội, chuẩn mực đạo đức và một số phương diện xã hội khác theo tiêu chuẩn nhân văn với quy mô từ tổ chức gia đình tới cộng đồng quốc gia dân tộc. Trong thực tế, tất cả các phương diện của đời sống xã hội đều nảy sinh những yếu tố văn hóa, đến khi những giá trị văn hóa hình thành và phát triển sẽ lại tác động tới những phương diện xã hội theo những mức độ nhất định. Do vậy, vai trò của chủ thể sẽ làm cho sự tương tác giữa văn hóa với các phương diện xã hội có xu hướng cùng chiều, vừa có tác dụng làm giàu thêm các giá trị văn hóa, vừa từng bước hoàn thiện các phương diện xã hội ấy theo các tiêu chuẩn tiến bộ cho con người và vì
con người. Hơn nữa, trong quá trình phối hợp hoạt động, chủ thể quản lý điều hành cũng có điều kiện bồi dưỡng năng lực cho bản thân, nâng cao vai trò nhân tố chủ quan, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của chủ thể trước những đòi hỏi khách quan.
Nói một cách tổng quát, vai trò nhân tố chủ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện qua sự tổ chức, hoạt động một cách đồng bộ của các thiết chế văn hóa. Qua sự phân công, phân nhiệm, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa vai trò “tập thể lãnh đạo” và “cá nhân phụ trách”. Qua sự điều chỉnh các xu hướng lệch lạc, loại bỏ những hủ tục, đảm bảo sự hài hòa giữa truyền thống với hiện đại trong xây dựng và phát triển văn hóa của các chủ thể.
c. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Các tổ chức đoàn thể nhân dân bao gồm: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và đứng đầu là Mặt trận tổ quốc. Chủ thể phối hợp của các tổ chức đoàn thể nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, đa dạng về hình thức, cơ cấu, phạm vi và đối tượng tác động. Những chủ thể này hoạt động mang tính chất xã hội cao, tổng hợp nhiều yếu tố từ chính trị, tín ngưỡng, nghề nghiệp, trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức đoàn thể phối hợp hoạt động với nhau, với nhà nước, với tổ chức chính quyền, đặc biệt là với các cơ quan