huy bản sắc văn hoá dân tộc
Văn hoá là lĩnh vực thể hiện bản chất người, gắn với con người. Trong mối quan hệ giữa con người với văn hoá bộc lộ qua khía cạnh:
Thứ nhất, con người với tư cách là chủ thể sáng tạo của văn hoá;
Thứ hai, con người là sản phẩm của văn hoá;
Thứ ba, con người là đại biểu mang giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra.
Như vậy, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hoá. Là chủ thể khi văn hoá tồn tại với tư cách là sản phẩm được sáng tạo ra để thoả mãn nhu cầu của con người, là cách ứng xử của con người với môi trường xung quanh. Là khách thể khi con người cụ thể được sinh ra trong một môi trường văn hoá đã sẵn có, quá trình trưởng thành của con người đó là quá trình được văn hoá hoá để trở thành với tư cách là thành viên, là chủ thể của cộng đồng đó. Tuy nhiên ngay cả khi con người đó chỉ tiếp tục thực hiện những hành vi văn hoá đã được tiếp thu, được văn hoá hoá thì cũng có nghĩa là đang sáng tạo văn hoá. Sự sáng tạo này được tiếp tục thực hiện với sự bổ sung, chọn lọc, tiếp biến theo truyền thống hay có thể bị đứt gãy phụ thuộc vào chính chủ thể trong mối quan hệ với điều kiện khách quan ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể trong tiến trình lịch sử của nền văn hoá đó.
Vì thế có thể khẳng định rằng việc xây dựng, phát triển nền văn hoá của một dân tộc phụ thuộc vào chính những chủ thể của cộng đồng, của dân tộc ấy. Ý thức, trách nhiệm, cách thức, phương pháp và những hành động cụ thể của con người trong cộng đồng, dân tộc là nhân tố chủ quan trong quá trình
xây dựng và phát triển văn hoá mà điều cốt lõi trong quá trình đó là việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Đảng ta xác định nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng và phát triển nền văn hoá đó là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. “Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá” [7, tr.57].
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh có rất nhiều những tác động tiêu cực từ bên ngoài, cũng như có những biến đổi về điều kiện khách quan bên trong. Làm thế nào để cho văn hoá, ý thức trách nhiệm về xây dựng, giữ gìn bản sắc văn hoá thấm sâu vào đời sống xã hội, vào từng con người là công việc rất rộng lớn và khó khăn, phức tạp không chỉ riêng một tổ chức, cơ quan nào có thể làm được. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, chỉ có Đảng ta với sự nhận thức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mới có thể đảm đương tốt nhất sứ mệnh lãnh đạo xây dựng thành công trên đất nước ta nền văn hoá thực sự của dân, do dân và vì dân. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng các hoạt động văn hoá từ đó khơi dậy, phát huy mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo trong nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trên lĩnh vực văn hoá.
Với vai trò, chức năng quản lý nhà nước đối với văn hoá, Nhà nước với hệ thống chính quyền và cơ quan chuyên trách các cấp là chủ thể tạo ra những điều kiện thuận lợi thông qua hệ thống chính sách cụ thể để văn hoá phát triển vừa đúng hướng vừa phong phú đồng thời tổ chức điều hành trực tiếp các hoạt động văn hoá. Quản lý nhà nước về văn hoá thực chất là sự vận hành của
bộ máy nhà nước để đạt được những mục tiêu về văn hoá mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Quốc hội, Chính phủ thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng bằng cách thể chế hoá thành các văn bản pháp quy, hoạch định các chính sách; cơ quan quản lý văn hoá các cấp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đồng thời tiếp thu ý kiến của cơ sở, của công chúng, tiếp thu thông tin, “năng lượng” từ cuộc sống văn hoá, từ các văn nghệ sỹ, các nhà hoạt động văn hoá để từng bước hoàn thiện chủ trương, đường lối chính sách văn hoá. Những chủ trương, định hướng của Đảng về văn hoá có thực sự đi vào cuộc sống hay không trước hết phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của chủ thể văn hoá này.
Nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử. Nền tảng gốc rễ của nền văn hóa của một dân tộc chính là nền văn hoá dân gian với những những giá trị được hun đúc và lưu giữ qua các thế hệ. Nền văn hoá dân gian không chỉ là một bộ phận hợp thành nền văn hoá của dân tộc mà nó chính là nền tảng nuôi dưỡng toàn bộ nền văn hoá ấy. Chủ thể của nền văn hoá đó chính là nhân dân. Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, vì vậy sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân. Nhân dân là nguồn sữa vô tận, là sức mạnh để giữ gìn và phát triển văn hoá. Không chỉ đơn thuần là chủ thể thưởng thức mà còn là chủ thể sáng tạo văn hoá. Sản phẩm văn hoá nói chung hay những giá văn hoá truyền thống nói riêng sẽ không thể tồn tại bền vững, không thể phát triển nếu như giá trị đó không được nhân dân chấp nhận và nuôi dưỡng nó. Trong thời đại hiện nay, với các tổ chức đoàn thể của các tầng lớp nhân dân chính là những thiết chế có vai trò rất quan trọng để tổ chức cho nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình trên lĩnh vực văn hoá.
Mỗi người dân tham gia vào sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá của dân tộc chính là nỗ lực tu dưỡng, phấn đấu để có được những đức tính cao quý, chuẩn mực của con người tiên tiến, biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Trên cơ sở đó
góp phần sáng tạo nên những giá trị văn hoá mới, vun đắp cho nền văn hoá dân tộc ngày càng hoàn thiện, cao đẹp hơn. Nhưng để làm được như thế cần có sự hỗ trợ của cả cộng đồng với nhiều biện pháp hữu hiệu, cần có sự lãnh đạo của Đảng và sự giúp đỡ, quản lý của Nhà nước. Bản lĩnh, tài năng và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định đường lối, chính sách, các nhà tư tưởng, nhà văn hoá cũng có ý nghĩa quyết định tới việc ngăn chặn những tác động tiêu cực, phát huy tối đa những tác động tích cực của toàn cầu hoá vì một lối sống tiên tiến, hiện đại và đậm đà bản sắc Việt Nam.