+ Hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kinh
27
trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty. Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
+ Ban giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và Phó giám đốc là đại diện pháp
nhân trong mọi hoạt động ở công ty và chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động SXKD trước pháp luật.
Ban Tổng giám đốc chỉ đạo chung và điều hành hoạt động SXKD của công ty.
+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tham mưu với Tổng giám đốc
ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán hàng hóa, sản phẩm của công ty. Xây dựng điều hòa kế hoạch SXKD, lập báo cáo tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất, theo dõi việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng quản lý chất lượng, hóa nghiệm, vi sinh: Đảm bảo chất lượng
sản phẩm, duy trì hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2008 và WHO:GMP.
+ Kỹ sư trưởng, nhà máy sản xuất: Theo dõi dây chuyền hoạt động và
sản xuất sản phẩm của công ty.
+ Trạm thu mua, vận chuyển: Là nơi tập kết nguyên liệu thu mua từ
các Nhà máy, xí nghiệp… sau đó chuyển về công ty để sản xuất sản phẩm.
+ Xây dựng cơ khí – điện: Xây dựng, quản lý quy trình kỹ thuật, quy
trình vận chuyển, bảo quản sữa chữa máy móc thiết bị, quản lý thiết bị xây dựng, TSCĐ… lập kế hoạch dự trữ vật tư, phụ tùng thay thế hàng tháng.
+ Tổ chức nhân sự, thống kê – thông tin: Quản lý nhân sự, tuyển dụng,
đào tạo…, quản lý BHXH, con dấu, văn thư, đề xuất mua sắm cấp phát quản lý trang thiết bị văn phòng, tổ chức tiếp khách…
+ Giám sát kho, thủ kho: Quản lý, điều hành thủ kho, dự trữ cấp phát
các loại nguyên, nhiên vật liệu, vật tư bảo hộ lao động…
+ Phòng kế toán: Ghi chép, tính toán tình hình luân chuyển và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động SXKD và sử dụng kinh phí của công ty. Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành SXKD, lập báo cáo kế toán, thống kê, quyết toán của công ty. Tính toán, trích nộp các khoản nộp ngân sách Nhà nước, các loại quỹ, phân phối lợi nhuận… Quản lý tiền mặt, chi lương, thưởng.
28
Nguồn Phòng Kế toán - Công ty LDHS Phương Duy
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán của công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán: - Chức năng:
Chức năng chủ yếu của bộ máy kế toán tại công ty là phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty, phân tích hiệu quả kinh tế nhằm giúp Ban lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời tình hình biến động về nhiều mặt như: nguyên vật liệu, hàng hóa, lãi lỗ. Để có những quyết định kịp thời và chính xác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Nhiệm vụ:
+ Kế toán trưởng: là người trực tiếp giúp Giám Đốc kiểm tra theo dõi
tình hình SXKD và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở công ty.Tính toán và trích nộp đầy đủ các khoản nộp ngân sách, thanh toán và thu hồi các khoản nợ phải trả.
+ Kế toán tổng hợp: Giúp kế toán trưởng về ghi chép toàn bộ, thực hiện
báo cáo tài chính, quyết toán quý, 6 tháng, năm.
+ Kế toán công nợ: theo dõi doanh thu bán hàng của công ty, lập bảng
kê bán ra theo mẫu báo cáo, theo dõi tình hình công nợ phát sinh trong phạm vi quản lý nhất định, chi tiết từng đối tượng. Phát hiện những bất hợp lý, mất cân đối, các hiện tượng nợ tồn đọng không có khả năng thu hồi báo cáo với kế toán trưởng và Ban Giám Đốc để có biện pháp xử lý.
+ Kế toán kho: Lập chứng từ kế toán ban đầu (phiếu nhập kho, phiếu
xuất kho) dựa vào chứng từ gốc hợp lệ, cùng kế toán công nợ, kế toán thanh toán đối chiếu các số liệu nhập xuất với các chứng từ liên quan (hóa đơn, hợp
KẾ TOÁN TRƯỞNG KÊ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán công nợ Kế toán thanh toán Kế toán kho Thủ quỹ
29
đồng, đơn đặt hàng…).Công ty Liên Doanh Hóa Sinh Phương Duy áp dụng sổ sách kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung, được minh họa ở hình 3.3
Ghi hằng ngày (định kỳ). Ghi vào cuối tháng (hoặc định kỳ).
Đối chiếu, kiểm tra.
Nguồn Phòng Kế toán - Công ty LDHS Phương Duy
Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo phương pháp Nhật ký chung.