Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vị thủy, hậu giang (Trang 64)

- Chi nhánh còn phụ thuộc lớn vào vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên. Điều này làm tăng chi phí của đơn vị và làm giảm tính chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn.

- Vốn huy động còn chiếm một tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn và chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu cung cấp tín dụng của chi nhánh.

- Nợ xấu của ngân hàng còn khá lớn và liên tục tăng qua các năm, hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Chi nhánh còn phụ thuộc khá lớn vào thu nhập từ hoạt động tín dụng, chưa thực hiện tốt được việc đa dạng hóa được các khoản thu nhập.

- Thu từ dịch vụ của ngân hàng tuy tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Khoản thu này cần được quan tâm vì khoản thu này cao thì chứng tỏ khách hàng đã mạnh dạn hơn trong việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

- Ngân hàng chủ yếu chú trọng cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên tình hình kinh tế trong những năm vừa qua có nhiều biến động, sản xuất gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá cả bấp bênh, thời tiết diễn biến thất thường. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng trả nợ cho ngân hàng. Minh chứng là vòng quay vốn tín dụng năm sau giảm hơn năm trước, công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn và nợ xấu tăng lên.

53

- Trong doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng thì chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn còn cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Mặc dù cho vay ngắn hạn tuy giảm được rủi ro nhưng chênh lệch lãi suất không cao và tốn kém nhiều chi phí hơn để tạo lập và quản lý hồ sơ.

- Công tác kiểm tra giám sát sau khi giải ngân chưa thực hiện chặt chẽ do tình trạng quá tải trong công việc đối với cán bộ tín dụng trong địa bàn hoạt động rộng lớn nên ảnh hưởng rất nhiều trong công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, xử lý thu hồi nợ. Từ đó phát sinh chi phí cao, cũng như xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích và kém hiệu quả.

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG

5.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn là mối quan tâm hàng đầu của ngân hàng hiện nay. Để gia tăng doanh số cho vay, mở rộng và phát triển kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải có nguồn vốn. Tuy nhiên huy động vốn quá nhiều sẽ dẫn đến trường hợp ứ đọng vốn khi không có cơ hội đầu tư và ngược lại sẽ gây tình trạng thiếu vốn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế ngân hàng cần có các biện pháp để nâng cao công tác huy động vốn.

- Có thể mở rộng hình thức huy động vốn tiền gửi tiết kiệm nhằm vào các mục đích nhất định như mua nhà hay các phương tiện đắt tiền. Để huy động tiền gửi theo phương thức này cần phải tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng như giá rẻ, thủ tục mua bán đơn giản, thuận tiện, hàng hóa chất lượng cao. Muốn đạt được điều đó ngân hàng cần phải phối hợp với các tổ chức kinh tế như công ty kinh doanh địa ốc hay doanh nghiệp điện máy, xe máy... để đặt hàng với giá rẻ hơn giá trên thị trường để kích thích người tiêu dùng gửi tiết kiệm. Việc thực hiện hình thức này là khả thi nếu ngân hàng tìm cách khai thác các nhu cầu của khách hàng cũng như mở rộng giao dịch với các doanh nghiệp, nhà sản xuất. Trên địa bàn huyện Vị Thủy tầng lớp viên chức Nhà nước có thu nhập ổn định khá đông, do đó nhu cầu tiết kiệm để mua sắm khá cao, vì thế ngân hàng có thể kích thích dân cư gửi tiền theo hình thức này để tạo thêm nguồn vốn.

- Tại ngân hàng, cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với cho vay ngắn hạn, vì vậy để có thể cho vay trung dài hạn nhiều hơn nhằm nâng cao lợi nhuận thì ngân hàng phải nâng cao tỷ trọng vốn huy động trên 12 tháng bằng cách thực hiện chính sách lãi suất cao và những ưu đãi như gửi tiết kiệm theo lãi suất bậc thang, phát hành trái phiếucó thể chuyển nhượng lại trên

54

thị trường. Ngân hàng có thể xem xét đưa ra hình thức gửi tiền 1 lần và được rút 1 phần trước hạn mà không cần phải rút toàn bộ số tiền đã gửi. Phần rút trước hạn sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn, phần còn lại tính theo lãi suất bình thường. Hình thức này cũng rất có lợi, vì hiện nay nếu muốn rút trước hạn khách hàng phải rút toàn bộ số tiền đã gửi và tính theo lãi suất không kỳ hạn khiến cho người gửi chia nhỏ số tiền muốn gửi hoặc không muốn gửi thời gian dài. Vì thế hình thức này giúp cho ngân hàng huy động được nguồn vốn với thời gian dài hơn.

5.3.2 Hoạt động cho vay

- Đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải cách hồ sơ vay vốn, vì khách hàng chưa thật sự hài lòng về hồ sơ, họ cho rằng hồ sơ vay vốn còn nhiều rườm rà và mất nhiều thời gian. Hiện nay khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày càng đông, trong khi số lượng cán bộ tín dụng ở ngân hàng có hạn, vì vậy cán bộ tín dụng phải làm nhiều công việc trong một lúc gây khó khăn trong công tác thẩm định khách hàng, gây mất thời gian cho khách hàng. Vì vậy, ngân hàng nên bố trí thêm cán bộ tín dụng, đồng thời cần đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng và thường xuyên phổ biến những thay đổi trong thủ tục cũng như qui định cho cán bộ tín dụng để tránh những trường hợp làm sai hồ sơ không được giải ngân phải làm lại gây mất thời gian cho khách hàng.

- Đối với ngành nông-lâm-ngư nghiệp có tính chất theo mùa vụ thì chi nhánh cần phải có chính sách linh hoạt như cấp tín dụng cho khách hàng theo từng vụ và có thể giải ngân thành nhiều đợt, và thu hồi nợ theo vụ mùa. Vừa tăng khả năng luân chuyển vốn, vừa giảm áp lực cung cấp vốn một lần, vừa giảm rủi ro cho chi nhánh. Bên cạnh đó cũng giảm được chi phí cho khách hàng.

- Ngân hàng cũng nên tổ chức các nhóm cho vay đến tận xã, cũng như thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền về thông tin vay vốn cho nông dân đặc biệt là vùng sâu, vùng xa cách xa huyện, vì những hộ này càng khó có thông tin về vay vốn hơn. Thành lập phòng giao dịch cấp xã để nông dân có thể vay vốn và tiếp cận vốn một cách nhanh chóng và tốt hơn.

- Trong doanh số cho vay Ngân hàng chủ yếu chỉ tập trung cho vay hộ sản xuất, còn các thành phần kinh tế khác thì chiếm một tỷ lệ không lớn vì thế ngân hàng thực hiện chưa tốt trong việc phân tán rủi ro. Vì vậy để phân tán được rủi ro ngân hàng nên cho doanh nghiệp vay nhiều hơn nữa để bổ sung vốn lưu động và tài sản cố định. Về cho vay tiêu dùng chủ yếu là cán bộ, nhân viên công chức nhà nước còn các đối tượng khác như người lao động, công

55

nhân chưa được chú ý đến nhưng ngày nay mức sống của họ cũng được nâng cao hơn và quan tâm nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn vì thế nhóm khách hàng này là khách hàng tiềm năng mà ngân hàng cần phải chú ý hơn trong công tác cho vay. Ngân hàng có thể thực hiện cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng khác để san sẻ rủi ro. Đây vừa tạo sự liên kết giữa các ngân hàng với nhau vừa là xu thế của quá trình hội nhập.

5.3.3 Các hoạt động khác

Chi nhánh cần đa dạng hóa các sản phảm dịch vụ, nhằm đa dạng hóa doanh thu đơn vị. Như là liên kết các công ty bảo hiểm, để tiến hành thu và bán bảo hiểm cho các loại tài sản. Nó cũng phù hợp với hoạt động của chi nhánh, vì khi khách hàng vay vốn để mua tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh, để cho thuê, khi đó chi nhánh có thể tư vấn bán bảo hiểm, vừa tạo doanh thu vừa tạo ra nguồn vốn. Không những thế các công ty bảo hiểm có lượng vốn nhàn rỗi rất lớn mà chi nhánh có thể huy động. Đặc điểm của nước ta là nhu cầu về mua bán vàng là rất lớn. Vì vậy đây là thị trường rất tiềm năng mà chi nhánh có thể đầu tư. Trong thời buổi kinh tế hiện nay thì bất cứ ai cũng điều quan tâm đến sự biến động của thị trường vàng, nên có thể niêm yết giá vàng ngay trước chi nhánh, vừa giới thiệu về sản phẩm, vừa tạo sự chú ý đối với khách hàng. Bên cạnh đó thì việc mua vàng tại các của hàng vàng thì càng gặp rủi ro như: bị cướp, mua phải vàng giả và giữ tại nhà thì càng gặp nhiều rủi ro hơn. Vì vậy tâm lý mua vàng tại ngân hàng, và gửi vàng ngày càng tăng.

56

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Trong những năm qua ngân hàng NN&PTNTVN chi nhánh huyện Vị Thủy đã có đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế tỉnh Hậu Giang nói chung và huyện Vị thủy nói riêng. Với chức năng là ngân hàng thương mại quốc doanh, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, mọi hoạt động của ngân hàng đều tuân thủ theo thể lệ cũng như quy định của ngân hàng NN&PTNTVN. Trong quá trình hoạt động ngân hàng đã vươn lên khẳng định vị thế của mình trong thời cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài mục tiêu mang lại lợi nhuận cho mình, ngân hàng còn cung cấp vốn cho người dân để phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống và góp phần tạo cơ hội vươn lên, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống từ thành thị đến nông thôn. Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, muốn đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phục và hạn chế những khó khăn để vươn lên phát triển.

Qua phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank Vị Thủy trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, ta thấy ngân hàng đã thực hiện tốt trong công tác huy động vốn, vốn huy động được trong năm sau thường cao hơn năm trước. Nhưng nhìn chung vốn huy động của ngân hàng lại chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn tại địa phương, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở, tỷ lệ vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn vẫn cao, đây là mặt hạn chế mà ngân hàng cần phải khắc phục vì nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tuy tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng có thể thấy ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác cho vay với doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ tăng qua các năm, bên cạnh việc tham gia gián tiếp nâng cao đời sống của người dân ở địa phương còn góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những năm vừa qua là thời gian sóng gió nhất với hệ thống ngân hàng Việt Nam khi phải đối mặt với những khó khăn và thách thức do tác động từ khủng hoảng nền kinh tế thế giới. Ngân hàng Agribank Vị Thủy cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, ngân hàng có lợi nhuận tăng giảm không ổn định, còn bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57

phụ thuộc vào tình hình kinh tế do thu nhập chính của ngân hàng là thu nhập từ lãi. Bên cạnh đó nợ xấu của ngân hàng còn có dấu hiệu tăng cao qua các năm, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trong thời gian hoạt động tới, ngân hàng cần đề ra và thực thi những chính sách giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn nữa, mang lại lợi nhuận ổn định, bền vững và phát triển lâu dài.

Nhưng nhìn chung, với tình hình kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng còn nhiều biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt thì kết quả mà chi nhánh đạt được là đáng khen ngợi. Đó là nỗ lực chèo chống qua cơn sóng gió không phải của riêng một ai mà là nỗ lực của toàn thể đơn vị Agribank Vị Thủy. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ đó, ngân hàng sẽ ngày càng phát triển, vươn xa và góp phần nâng cao đời sống người dân, đúng như sứ mệnh mà ngân hàng đã đề ra: “Agribank – mang phồn thịnh đến với khách hàng”.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Chính quyền địa phương, đặc biệt là phòng tài nguyên và phòng công chứng hồ sơ tín dụng nên ưu tiên xác nhận hồ sơ vay vốn cho hộ một cách nhanh nhất, vì người dân còn gặp khó khăn nhiều trong thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ để vay vốn, đảm bảo cho người dân vay vốn kịp thời để ổn định việc làm và cuộc sống.

- Kết hợp với ngân hàng để tư vấn về dịch vụ của ngân hàng tại địa phương để ngân hàng có thể tiếp cận với người dân dễ dàng hơn:

+ Tăng cường cung cấp thông tin về khách hàng, giúp ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của từng hộ khi họ vay vốn.

+ Thường xuyên tổ chức vận động thông báo thông tin vay vốn ưu đãi cho nông dân trong các dịp họp dân ở xóm ấp để người dân có được thông tin vay vốn.

+ Vận động những hộ dân có nhu cầu đến ngân hàng vay vốn để sản xuất.

+ Vận động giải thích để người có nguồn vốn nhàn rỗi có thói quen gửi tiền vào ngân hàng. Qua đó giúp ngân hàng có được nguồn vốn ổn định và người dân có một nguồn thu an toàn từ lãi tiền gửi tiết kiệm.

+ Tuyên truyền cho người dân nhằm nâng cao ý thức vay vốn sẵn sàng trả nợ cho đúng hạn.

58

- Hiện nay các hộ dân đang gặp khó khăn trong đầu ra của sản phẩm, vì vậy các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương cần giúp đỡ nông dân trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra. Đây là vấn đề nan giải trong quá trình sản xuất của người dân, cần hỗ trợ cho người dân bằng cách lập một số nơi tập trung thu, mua và dự trữ nông sản trong mùa thu hoạch, để người dân có có thể yên tâm về đầu ra cho sản phẩm.

- Nên rà soát lại những mảnh đất chưa sát hạch quyền sử dụng đất, để làm hồ sơ và thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân, để tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Vì hiện nay ngân hàng chỉ cho vay khi có tài sản đảm bảo.

- Có định hướng rõ ràng cho mục tiêu phát triển kinh tế của vùng, nhằm giúp cho chi nhánh xác định được cơ cấu cho vay phù hợp.

- Khuyến khích người dân mua bảo hiểm nông nghiệp, cây trồng cũng như mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo và loại hình kinh doanh của mình.

6.2.2 Đối với hội sở ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Thôn Việt Nam

- Cần có thủ tục đơn giản trong hoạt động điều chuyển vốn từ hội sở đến chi nhánh, để việc cung cấp vốn nhanh chóng và kịp thời.

- Tạo điều kiện bổ sung, đào tạo nhằm nâng cao trình độ và nghiệp vụ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh vị thủy, hậu giang (Trang 64)