VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THỦY
4.2.1 Khái quát cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vị Thủy
Bất cứ một tổ chức kinh tế nào, dù lớn hay nhỏ muốn hoạt động thì đều phải có nguồn vốn tài trợ. Đặc biệt là đối với ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay, vì thế vốn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, là nền tảng để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Do đó để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì trước hết ngân hàng phải thực hiện tốt công tác huy động vốn. Để thấy rõ sự biến động nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, ta xem các bảng số liệu được trình bày sau đây:
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNTVN chi nhánh Vị Thủy trong giai đoạn 2011- 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 232.197 291.935 288.077 59.738 25,73 (61.096) (20,93) Vốn điều chuyển 256.253 245.496 400.542 (10.757) (4,20) 155.046 63,16 Tổng nguồn vốn 488.450 537.431 688.619 48.981 10,03 93.950 17,48
26
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNTVN chi nhánh Vị Thủy trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6th/ 2013 6th/2014 6th/2014/ 6th/2013 Số tiền % Vốn huy động 155.273 257.000 101.727 65,51 Vốn điều chuyển 129.384 72.604 (56.780) (43,88) Tổng nguồn vốn 284.657 329.604 44.947 15,79
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank chi nhánh Vị Thủy trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Do Agribank Vị Thủy là ngân hàng chi nhánh nên không có vốn chủ sở hữu, nguồn vốn của ngân hàng được tạo lập chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển. Ta có thể thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm. Từ năm 2011 sang 2012, tổng nguồn vốn tăng từ 488.450 triệu đồng lên 537.431 triệu đồng do vốn huy động tăng đến 25,73% trong khi vốn điều chuyển chỉ giảm nhẹ 4,2%. Đến năm 2013 tuy vốn huy động giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăng thêm 151.188 triệu đồng, tương đương với 28%. Nguyên nhân là do vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên tăng mạnh đến 63,13%. Vốn điều chuyển là nguồn vốn được bổ sung khi chi nhánh bị thiếu hụt về vốn. Nó được bắt nguồn từ các chi nhánh có khả năng huy động lớn, khi đó chi nhánh trong tình trạng thừa vốn, và vốn thừa này sẽ được điều chuyển về Hội sở hoặc nó cũng được bắt nguồn từ nguồn vốn của Hội sở, do đó mà chi phí của nó lớn hơn chi phí mà chi nhánh tự huy động được. Do trong năm 2013, nhu cầu vốn quá lớn mà ngân hàng lại nằm trong vùng nông thôn nên khả năng huy động vốn của ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, nên chi nhánh phải huy động một lượng vốn lớn từ hội sở.
Để rõ hơn đóng góp của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, ta quan sát hình 4.1:
27
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank chi nhánh Vị Thủy từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của NHNN&PTNTVN chi nhánh Vị Thủy từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Có thể thấy qua các năm, nguồn vốn điều chuyển đều ở mức rất cao và trong năm 2011 và 2013 còn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động trong tổng nguồn vốn, lần lượt là 52% và 58%. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2014 thì vốn điều chuyển giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2013 và chỉ chiếm 22% tổng nguồn vốn, trong khi vốn huy động đạt 257.000 triệu đồng, bằng 165,51% vốn huy động mà ngân hàng có được tính tới tháng 6 năm 2013. Đây là một dấu hiệu tốt về khả năng huy động vốn của ngân hàng vì nó đồng nghĩa với việc công tác huy động vốn của ngân hàng rất tốt, có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn của đơn vị, đồng thời làm giảm chi phí so với việc nhận vốn điều chuyển từ Hội sở.
Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, ta thấy tổng nguồn vốn không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn điều chuyển. Song sự phụ thuộc này đang có dấu hiệu dần được cải thiện. Trong thời gian tới, ngân hàng cần phải phát huy việc giảm tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển và có những biện pháp tích cực để tăng cường nguồn vốn huy động, giúp tối thiểu hóa chi phí và đảm bảo sự chủ động được nguồn vốn.
2011 2012 2013
6th/2013 6th/2014
Vốn điều chuyển Vốn huy động
28
4.2.2 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vị Thủy
Với chức năng là trung gian tài chính thì việc huy động các nguồn vốn trong xã hội là một hoạt động rất quan trọng của ngân hàng. Hoạt động này giúp vốn nhàn rỗi trong xã hội có khả năng sinh lời, đưa vốn đến những nơi thiết hụt, đồng thời tạo nên nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. Tuy vốn huy động chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn nhưng đây là nguồn vốn rất cần thiết trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, việc phân tích tình hình hoạt động huy động vốn của chi nhánh là rất quan trọng. Sau đây là các bảng sơ lược về kết quả huy động vốn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 của Agribank chi nhánh Vị Thủy.
29
Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNTVN chi nhánh Vị Thủy trong giai đoạn 2011-2013 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền %
- Tiền gửi không
kỳ hạn 92.770 39,95 96.223 32,96 85.411 29,65 3.453 3,72 (10.812) (11,24) - Tiền gửi có kỳ hạn 139.427 60,05 195.712 67,04 202.666 70,35 56.285 40,37 6.954 3,55 < 12 tháng 131.106 56,47 187.585 64,26 194.741 67,60 56.479 43,08 7.156 3,81 ≥ 12 tháng 8.321 3,58 8.127 2,78 7.925 2,75 (194) (2,33) (202) (2,49) Vốn huy động 232.197 100 291.935 100 288.077 100 59.738 25,73 (3.858) (1,32)
30
Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNTVN chi nhánh Vị Thủy trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 6th/2014/ 6th/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % - Tiền gửi không kỳ hạn 59.004 38,00 79.460 30,92 20.456 34,67 - Tiền gửi có kỳ hạn 96.269 62,00 177.540 69,08 81.271 84,42 < 12 tháng 92.144 59,34 173.584 67,54 81.440 88,38 ≥ 12 tháng 4.125 2,66 3.956 1,54 (169) (4,10) Vốn huy động 155.273 100 257.000 100 101.727 65,51
Nguồn: Báo cáo tài chính của Agribank chi nhánh Vị Thủy trong 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy vốn huy động tăng giảm không ổn định qua các năm. Trong khi vốn huy động năm 2012 tăng 25,73% so với năm 2011, tức là từ 232.197 triệu đồng lên 291.935 triệu đồng thì đến năm 2013 lại giảm còn 288.077 triệu đồng. Tuy nhiên tính đến tháng 6 năm 2014, nguồn vốn huy động mà ngân hàng đạt được là 257.000 triệu đồng, tăng đến 65,51% so với cùng kỳ 2013.
Xét cụ thể về tình hình huy động vốn theo kỳ hạn, ta thấy tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi thanh toán, qua các năm đều chiếm hơn 60% tổng vốn huy động. Đây là nguồn vốn huy động chính của ngân hàng để cho vay do tiền gửi thanh toán hầu như chỉ được sử dụng trong thanh toán. Có thể thấy tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đều tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này vẫn đang trong thời kỳ lạm phát nên lãi suất huy động cũng khá cao cùng với việc giá vàng và ngoại tệ biến động mạnh gây tâm lý bất ổn cho người dân nên người dân chọn giải pháp gửi tiền vào ngân hàng nhằm tạo lợi nhuận an toàn cho bản thân. Về phía ngân hàng, công tác huy động luôn được chú trọng và đổi mới với nhiều hình thức huy động, có nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi đối với khách hàng khi gửi tiền, đa dạng hóa thời hạn
31
cũng như khung lãi suất, tạo được sự gắn kết của đơn vị với khách hàng. Bước sang năm 2014, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, đời sống người dân dần được cải thiện, tình hình sản xuất của doanh nghiệp cũng đi vào ổn định nên người dân có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để sinh lời. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngân hàng nhận được sự tín nhiệm rất tốt từ người dân, đặc biệt là các hộ nông dân. Ngược lại với vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng, vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại đang có biểu hiện không tốt, không chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động có kỳ hạn mà còn giảm qua các năm, đáng chú ý là trong 6 tháng đầu năm 2014 so với 6 tháng năm trước đó, trong khi các loại vốn huy động khác đều tăng cao hơn thì vốn huy động từ 12 tháng trở lên vẫn nằm trong quỹ đạo giảm dần. Nguyên nhân là do lãi suất huy động của ngân hàng không có thế mạnh cạnh tranh nên chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn hoặc ở địa phương lân cận. Điều này cho thấy ngân hàng cần nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn dài hạn do đây là nguồn cho vay dài hạn, nghiệp vụ thu lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Xét về tiền gửi thanh toán, nguồn huy động này cũng có sự tăng giảm không ổn định tương ứng với tổng vốn huy động. Nguyên nhân là do đây là nguồn vốn sử dụng chủ yếu trong thanh toán, mà trong những năm qua, do ảnh hưởng từ sự trì trệ của nền kinh tế, thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nên tiền gửi thanh khoản tăng giảm bấp bênh không ổn định. Điều này còn cho thấy chi nhánh chưa phát triển mạnh các loại hình thanh toán và dịch vụ. Đây là điều ngân hàng cần lưu ý trong thời gian hoạt động tới để nâng cao kết quả hoạt động của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động là rất quan trọng đối với ngân hàng, bởi đây là nguồn vốn hoạt động chủ yếu. Vì vậy mà việc cạnh tranh huy động giữa các ngân hàng là rất gay gắt. Những ngân hàng lớn và uy tín cao cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động huy động vốn trong giai đoạn này. Trong khi đó chi nhánh Vị Thủy thuộc loại ngân hàng vừa và nhỏ, lại nằm trong địa bàn ở vủng nông thôn nên càng gặp khó khăn nhiều hơn. Không những cạnh tranh với các ngân hàng khác, mà còn cạnh tranh với các tổ chức, các loại hình đầu tư khác. Vì vậy có thể nói kết quả huy động của chi nhánh đạt được trong giai đoạn này là khá thành công, là nỗ lực vô cùng to lớn của toàn thể chi nhánh Vị Thủy.
32
4.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH VỊ THỦY
Huy động vốn là việc không dễ dàng nên sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả luôn là một trong những công tác quan trọng hàng đầu của bất cứ ngân hàng nào. Trong những năm qua, Agribank chi nhánh huyện Vị Thủy luôn thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi mới, hòa nhập với cơ chế thị trường, không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay, ta lần lượt đi phân tích tình hình cho vay theo thời hạn và cho vay theo thành phần kinh tế qua các chỉ tiêu: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu của ngân hàng.
33
Bảng 4.5 Tình hình cho vay theo thời hạn của NHNN&PTNTVN chi nhánh Vị Thủy từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
2011 2012 2013 6th/2013 6th/2014 2012/2011 2013/2012 6th/2014/
6th/2013
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 570.498 605.054 681.497 258.546 305.584 34.556 6,06 76.443 12,63 47.038 18,19 Ngắn hạn 516.386 553.258 611.697 228.391 269.501 36.872 7,14 58,44 1,53 41.110 18,00 Trung và dài hạn 54.112 51.796 69.800 30.155 36.083 (2.316) (4,28) 18,00 131,29 5.928 19,66 Doanh số thu nợ 544.245 573.624 576.505 243.413 345.903 29.379 5,40 2.881 0,05 102.490 42,11 Ngắn hạn 484.627 512.936 507.325 213.238 300.903 28.309 5,84 (5.611) (1,09) 87.665 41,11 Trung và dài hạn 59.618 60.688 69.180 30.175 45.000 1.070 1,79 8.492 13,99 14.825 49,13 Dư nợ 395.951 427.381 478.917 224.799 240.981 31.430 7,94 51.536 12,05 16.182 7,20 Ngắn hạn 323.780 364.102 370.316 182.378 190.000 40.322 12,45 6.214 1,71 7.622 4,18 Trung và dài hạn 72.171 63.279 108.601 42.421 50.981 (8.892) (12,33) 45.322 71,57 8.560 20,18 Nợ xấu 7.127 7.693 9.521 4.146 3.611 566 7,94 1.828 23,76 (535) (12,90) Ngắn hạn 5.828 6.328 7.808 3.287 2.888 500 8,58 1480 23,39 (399) (12,14) Trung và dài hạn 1.299 1.365 1.713 864 723 66 5,08 348 25,49 (141) (16,32)
34
4.3.1 Doanh số cho vay
Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy Agribank Vị Thủy có doanh số cho vay tăng khá tốt, đặc biệt tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay ngày càng lớn qua các năm, lần lượt là 6,06%, 12,63% và 18,19% cho thấy chi nhánh Vị Thủy đang mở rộng quy mô và đối tượng cho vay, luôn tăng cường cung cấp vốn cho nền kinh tế trong khu vực. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao phản ánh thực tế là ngân hàng định hướng đầu tư vốn ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro so với cho vay trung, dài hạn. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm huy động vốn và nhu cầu vốn trong khu vực. Bởi đặc điểm của địa phương là vùng nông nghiệp mang tính mùa vụ rất cao, nên nhu cầu vốn chủ yếu là ngắn hạn. Hơn nữa do tâm lý người dân không muốn các khoản vay của họ kéo dài quá lâu vì phải tốn thêm chi phí, tạo thêm áp lực phải trả nợ dài hạn cho gia đình, họ muốn vay trong ngắn hạn vì sẽ chịu mức lãi suất thấp và trong thời gian ngắn họ sẽ có số tiền để trả. Do sang năm 2012, tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi đã được kiểm soát và giảm xuống nên nhu cầu mở rộng sản xuất chăn nuôi của người dân cao hơn, đặc biệt là vay để nuôi heo, cá lóc và ba ba. Bước sang năm 2013, các hộ trên địa bàn triển khai và mở rộng diện tích trồng lúa vì huyện Vị Thủy được tỉnh Hậu Giang chọn làm khu vực quy hoạch xây dựng vùng lúa nguyên liệu chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp trong năm được mùa, nông dân mở rộng sản xuất kết hợp với chăn nuôi gia súc, thủy sản theo quy mô lớn làm doanh số cho vay không ngừng tăng qua các năm. Đồng thời trong thời kỳ này Nhà nước có những chính sách hỗ trợ lãi suất thấp cho nông hộ nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng. Đối với doanh số cho vay trung, dài hạn, do điều kiện kinh