Dự báo Phát triển nông nghiệp và thuỷ sản

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và ước muốn sẵn lòng trả để bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim bạc liêu của người dân huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 38)

Hiện tại, phần lớn số hộ gia đình sống xung quanh khu bảo tồn có thu nhập từ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản là chính yếu. Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản ngày càng cao, giá cả nông sản bấp bênh, dịch bệnh

29

phát triển đối với nuôi tôm công nghiệp nên đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp.

 Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 cho thấy nhu cầu về đất nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng, ít nhất cho đến năm 2015, sau đó giảm xuống vào năm 2020. Đối với khu vực nam Quốc lộ 1A chủ yếu là đầu tư cho nuôi tôm công nghiệp.

 Nhu cầu về đất cho sản xuất nông nghiệp vẫn không ngừng tăng do gia tăng dân số, giải quyết việc làm, nhu cầu cải thiện và tang thu nhập của người nông dân, hộ gia đình sống ven khu bảo tồn.

 Nhu cầu về bảo tồn nguồn lợi động vật hoang dã của khu vực: Sân chim là nơi cư trú, ẩn nấp, làm tổ của hàng chục ngàn cá thể chim. Những loài này chủ yếu kiếm ăn trong vùng đệm và các khu vực nuôi tôm, rừng phòng hộ ven biển.

3.3.3 Triển vọng phát triển du lịch sinh thái và lượng khách tham quan

Phát triển du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh, ngày càng chiếm được sự quan tâm của xã hội vì đây không chỉ là loại hình du lịch gắn với thiên nhiên mà còn có giá trị trong việc nâng cao ý thức của xã hội về rừng, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Gắn hiệu quả và lợi ích của du lịch sinh thái với việc bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế của địa phương.

Nhà nước đang có nhiều chính sách cho phép và khuyến khích khai thác các tiềm năng tự nhiên và đa dạng sinh học để phát triển du lịch sinh thái, du lịch dưới tán rừng. Khu BTTN Bạc Liêu có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển du lịch.

3.3.4 Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu được dự báo là nhiệt độ tăng, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa tăng trong khi lượng mưa mùa khô lại giảm xuống. Nước biển dâng và xâm nhập mặn cũng là những yếu tố tác động tới Khu BTTN Bạc Liêu như sau:

 Nước biển dâng làm giảm diện tích kiếm ăn của các loài chim nước thường kiếm ăn ở nhưng nơi ngập ít.

 Độ mặn tăng cao làm giảm số lượng một số loài cá nước ngọt cũng như ếch nhái là thức ăn của chim nước.

 Sự thay đổi về hệ thực vật bên trong khu Sân Chim, tổ thành loài thay đổi có thể dẫn đến những tác động bất lợi đối với các loài động vật.

30

 Xói mòn bờ biển có thể ảnh hưởng đến hệ thực vật, đất canh tác, gián tiếp ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

3.4 TỔNG QUAN VỀĐỊA BÀN HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU 3.4.3 Vịtrí địa lí và điều kiện tự nhiên

3.4.1.1 Vị trí địa lí

Huyện Giá Rai có tổng diện tích là 334,69 km2, có 10 đơn vị trực thuộc (8 xã và 2 thị trấn) và ranh giới được phân định như sau:

 Phía Đông giáp huyện Hòa Bình  Phía Tây giáp tỉnh Cà Mau  Phía Nam giáp huyện Đông Hải  Phía Bắc giáp huyện Phước Long

Nguồn: Google map, 2014

3.4.1.2 Về đất đai

Đất Giá Rai là vùng đất trẻ, loại hình bằng phẳng, cao độ trung bình từ 0,6 – 0,8, ven quốc lộ cao hơn các vùng khác. Về địa hình chia làm 4 nhóm:

 Địa hình cao chiếm 39,00%  Địa hình trung bình 27,50%  Địa hình thấp 26,50%

31

3.4.1.3 Khí hậu thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu chung của ĐBSCL với các đặc điểm: nền nhiệt dồi dao, biên độ nhiệt ngày và đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô, cường độ mưa khá lớn.Nhiệt độ trung bình trong năm 230C – 330C, lượng mưa trên địa bàn thuộc loại trung bình ở ĐBSCL, trung bình năm ở huyện Giá Rai là 750 – 830 mm. Ẩm độ không khí bình quân năm 84,00 – 86,00 % và thay đổi theo mùa; mùa mưa ẩm độ không khí cao, mùa khô ẩm độ thấp. Số giờ nắng cao, bình quân năm khoảng 2.600 giờ. Ngoài ra, chế độ gió có hai mùa rõ rệt là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

3.4.1.4 Tài nguyên sinh vật

Huyện Giá Rai có tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, rất có ích trong việc phát triển kinh tế của huyện, nổi bật nhất là tài nguyên thủy sản như tôm, cá...

3.4.4 Đặc điểm kinh tế – xã hội

3.4.2.1 Giá trị sản xuất của các ngành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.1 Giá trị sản xuất của các ngành ở huyện Giá Rai năm 2011 – 2013 Nguồn: Báo cáo tình hình KT –XH 2011 – 2013 huyện Giá Rai

Tuy nông nghiệp – NTTS là ngành có số người tham gia cao nhưng giá trị sản xuất mang lại không được như mong muốn, do nhiều yếu tố tác động như: khí hậu, giá, khoa học kỹ thuật,… Năm 2012, ngành nông nghiệp – NTTS đóng góp 2.477,431 tỷ đồng (29,00 %) đến năm 2013 là 3.299 tỷ đồng nhưng chỉ chiếm 24,00 % giảm 5,00 %. Có thể nói, giá trị sản xuất của huyện chủ yếu từ CN – TTCN – XD và TM – DV (71,00 % năm 2012 và 74,00 % năm 2013). Từ cơ sở đó, có thể kết luận rằng những hộ gia đình tham gia vào hai lĩnh vực trên sẽ có

32

nguồn thu nhập cao và ổn định hơn so với những hộ gia đình nông nghiệp – NTTS.

3.4.2.2 Về tín dụng

Các ngân hàng đã giải ngân nguồn vốn cho 13.323 khách hàng vay với tổng số tiền 1.447 tỷ đồng. Đầu năm nợ xấu ngân hàng còn cao, Huyện đã chỉ đạo tăng cường công tác thu hồi nợ, từ đó tỉ lệ nợ giảm, hiện tại tỉ lệ nợ xấu 1,50 % so với tổng dư nợ. Tuy nhiên, đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện tỉ lệ nợ xấu còn cao 3,40 % khó khăn hiện nay là ý thức trả nợ của một số bộ phận người dân còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi nợ.

Năm 2012, các ngân hàng đã cho vay 6.744 hộ với số tiền 190 tỷ 831 triệu đồng; nâng tổng dư nợ cho vay là 466 tỷ 249 ngàn đồng; nợ xấu là 10 tỷ 119 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,17 %.

Bảng 3.5: Tình hình vay vốn tín dụng năm 2011 – 2013

Tín dụng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hộ vay vốn 13.323 6.744 15.137

Số tiền (tỷ đồng) 1.447 190.831 173.733

Nợ xấu (%) 1,50 2,17 6,10

Nguồn: Báo cáo tình hình KT –XH 2011 – 2013 huyện Giá Rai

Đến năm 2013, các ngân hàng trên địa bàn huyện đã cho vay 15.137 hộ với số tiền 173 tỷ 733 triệu đồng; nâng tổng số dư nợ cho vay là 561 tỷ 212 triệu đồng; nợ xấu là 34 tỷ 380 triệu đồng, chiếm tỉ lệ 6,10 %/ tổng dư nợ. Thu nợ xấu 7,2 tỷ đồng.

3.4.2.3 Giáo dc

Tình hình giáo dục ở huyện Giá Rai tăng theo từng năm, số học sinh đến trường năm 2011 là 24.906 học sinh, năm 2012 tăng thêm 220 học sinh và đến năm 2013 đã có đến 25.800 học sinh. Về số lượng cán bộ, giáo viên và nhân viên thì năm 2011 toàn huyện có 1.431 người, năm 2013 giảm xuống còn 1.311 người.

Tỷ lệ tốt nghiệp được cải thiện qua từng năm. Đối với Tiểu học, năm 2011 tỷ lệ tốt nghiệp đạt 96,48 % đến năm 2013 là 99,63 % tăng 1,15 % so với năm 2012. Bậc Trung học cơ sở tỷ lệ này là 98,13 % năm 2011 và đến năm 2013 là 99,48 %. Đặc biệt đối với bậc Trung học phổ thông tình hình lúc tăng giảm nhưng

33

không chênh lệch quá cao, năm 2012 tỷ lệ đạt 98,21 tăng 2,61% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 97,99 %.

Bảng 3.6: Tình hình giáo dục năm 2011 – 2013

Giáo dục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Học sinh (người) 24.906 25.126 25.800

CB, GV, nhân viên (người) 1.431 – 1.311

Tỷ lệ tốt nghiệp: (%) 1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở 3. Trung học phổ thông 96,48 98,13 95,60 98,48 98,39 98,21 99,63 99,48 97,99

Nguồn: Báo cáo tình hình KT –XH 2011 – 2013 huyện Giá Rai

3.4.2.4 Văn hóa – Thông tin

Từ năm 2011 – 2013 tổng số gia đình văn hóa đã tăng lên đáng kế, theo thống kê gần nhất năm 2013 có 28.271/ 30.783 hộ đạt gia đình văn hóa.

Chất lượng thông tin ngày càng được quan tâm đúng mức. Chương trình phát thanh truyền hình phổ biến nhiều thông tin bổ ích. Đặc biệt năm 2013, Tiến hành nâng cấp trang thiết bị 02 Trạm thu phát thanh ở 2 xã Phong Tân, Phong Thạnh Đông A, Đồng thời gắn thêm 80 bộ đầu thu FM và 160 loa phóng thanh trên địa bàn huyện với kinh phí gần 1 tỷ đồng, đảm bảo cung cấp thông tin thời sự cho bạn nghe đài. Sản xuất tốt các chương trình truyền thanh, cộng tác với Báo Bạc Liêu và Đài phát thanh truyền hình tỉnh. Đồng thời sản xuất 12 chuyên mục Giá Rai hôm nay (mỗi tháng 01 kỳ) phát sóng trên Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bạc Liêu nội dung tuyên truyền về đô thị Hộ Phòng Giá Rai.

Về thư viện, đáp ứng nhu cầu đọc và hiểu biết ngày càng tăng của người dân, số lượng sách trong thư viện đến năm 2013 là 18.062 quyển sách.

34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.7: Tình hình Văn hóa – Thông tin năm 2011 – 2013

Văn hóa – Thông tin

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Gia đình văn hóa (hộ) 26.314/30.585 hộ 27.678/30.585 hộ 28.271/30.783 hộ Phát thanh, truyền hình Sản xuất 363 chương trình với 3.630 tin Sản xuất 365 chương trình với 4.380 tin

 Sản xuất hơn 365 chương trình với 2.920 tin

 Gắn thêm 80 bộ đầu thu FM và 160 loa phóng thanh

Thư viện (sách) 14.702 quyển 18.062 quyển

35

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VÀ ƯỚC MUỐN SN LÒNG TRẢ ĐỂ

BẢO TỒN VƯỜN CHIM BẠC LIÊU CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN GIÁ

RAI, TỈNH BẠC LIÊU

4.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA ĐÁP VIÊN ĐIỀU TRA

Kết quả điều tra ở Bảng 5.1 cho thấy, các đáp viên có độ tuổi từ 19 đến 60 tuổi (trung bình là 34,2 tuổi), đa số họ là những người có gia đình, có thu nhập và có trình độ học vấn cao trong gia đình. Về giới tính có 46% đáp viên trả lời là nam và 54% đáp viên là nữ, độ lệch chuẩn tương đối nhỏ so với giá trị trung bình, cho thấy lượng quan sát giữa nam và nữ tương đối đồng đều. Trung bình mỗi gia đình có khoảng 5 nhân khẩu, gia đình đông nhất có 9 nhân khẩu, ít nhất có 1 nhân khẩu (1/100 đáp viên điều tra), số lượng thành viên trong hộ gia đình của các đáp viên khác có sự khác biệt không đáng kể.

Bảng 4.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội của đáp viên

Biến Mẫu Nhỏ nhất Lớn nhất TB Độ lệch chuẩn Khoảng

Tuổi 100 18 60 34,20 10,76 18 – 60

Nhân khẩu 100 1 9 4,13 1,28 1 – 9

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Theo số liệu thu thập, những hộ gia đình có thu nhập dưới 2 triệu đồng chỉ chiếm 5,00 %, trong khi đó những hộ gia đình có thu nhập cao từ 8 – trên 10 triệu đồng chiếm đến 22,00 %, đa phần các hộ gia đình tại khu vực có mức thu nhập trung bình khá là 73,00% (từ 2 – 5 triệu đồng là 43,00% và 5 – 8 triệu đồng là 30,00%). Từ những con số thống kê và tính toán ta có thu nhập trung bình khoảng 5.600.000 đồng/ tháng. Về trình độ học vấn, tác giả nhận thấy đa số đáp viên có trình độ học vấn là cấp 3 (bậc trung học phổ thông) chiếm 47,00%, 18,00 % đáp viên tham gia trả lời phỏng vấn có trình độ đại học/ cao đẳng còn lại 35,00% đáp viên có trình độ từ cấp 2 trở xuống. Do địa bàn nghiên cứu chủ yếu tập trung ở 2 thị trấn và 1 xã nên thu nhập và trình độ học vấn khá cao so với mặt bằng chung của huyện.

36

4.2 PHÂN TÍCH NHẬN THỨC CỦA ĐÁP VIÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Hình 4.1 Mức độ quan tâm vềmôi trường của các đáp viên Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Khi được yêu cầu chọn ra ba vấn đề môi trường mà đáp viên quan tâm và xếp hạng 1, 2, 3 thì ta có được sơ đồ như trên. Vấn đề mà các đáp viên quan tâm nhất là quản lý rác thải chiếm 23,33%, vấn đề ô nhiễm nguồn nước với 21,67% và tiếp đến là chặt phá rừng là 13,00%. Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự lựa chọn này là do hiện nay toàn huyện Giá Rai chỉ có một bãi rác tập trung nên việc thu gom rác thải chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của người dân. Thứ hai, do ô nhiễm nguồn nước tác động trực tiếp và rõ ràng nên người dân nhận thức rõ tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống. Cuối cùng, tình hình chặt, phá rừng được các cơ quan chức năng và phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền và kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ nên nhận thức tầm quan trọng về rừng tại địa bàn khá cao.

Đối với vấn đề bảo tồn các loài động vật quý hiếm có 12,67% đáp viên quan tâm và cho rằng đây là việc cần phải thực hiện ngay từ bây giờ nhằm lưu giữ, bảo vệ để con cháu của họ còn có thể biết đến sự đa dạng sinh học, sự đa dạng về giống loài.

Quan điểm về mức độ ô nhiễm và suy thoái của các VQG và Khu BTTN ở Việt Nam có 60,00 % đáp viên cho rằng môi trường và sự đa dạng sinh học của các VQG, Khu BTTN ở nước ta đang bị ô nhiễm và suy thoái, còn lại 40,00 % lại cho rằng thực trạng hiện nay chưa có gì đáng ngại, vẫn trong mức cho phép. 61,00 % đáp viên cho rằng Nhà Nước quan tâm môi trường một cách đúng mức trong khi 39,00 % có ý kiến là không.

37

Bảng 4.2: Thái độ của đáp viên trước việc bảo tồn VQG, Khu BTTN Đơn vị : %

Ý kiến Hoàn toàn đồng ý (5) Khá đồng ý (4) Bình thường (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1)

1. Nhà Nước nên thu nhiều tiền hơn để thực hiện các chương trình môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1,00 21,00 38,00 33,00 7,00

2. Nhà Nước nên bỏ tiền ra giúp đỡ con người hơn là

bảo tồn VQG và khu BTTN.

2,00 24,00 18,00 40,00 16,00

3. Còn nhiều vấn đề môi trường quan trọng cần quan

tâm hơn là bảo tồn các VQG và Khu BTTN.

2,00 8,00 16,00 57,00 17,00

4. Bảo tồn VQG và khu BTTN là công việc rất có ý nghĩa dù nó không mang lại lợi ích KT cho cá nhân.

5,00 9,00 15,00 41,00 30,00

5. Người dân nên đóng góp tiền cho việc bảo tồn VQG và khu BTTN.

7,00 29,00 28,00 29,00 7,00

6. Những hộ gia đình có thu nhập cao hơn nên đóng

góp nhiều hơn cho việc bảo tồn VQG và khu BTTN.

3,00 13,00 18,00 45,00 21,00

38

Chỉ 22,00 % đáp viên đồng ý với ý kiến: “Nhà Nước nên thu nhiều tiền hơn để

thực hiện các chương trình môi trường” trong khi có đến 40,00 % đáp viên không đồng ý.

Tuy có đến 74,00 % đáp viên đồng ý bảo tồn VQG và Khu BTTN là vấn đề môi trường quan trọng, 56,00 % phản đối ý kiến: “Nhà Nước nên bỏ tiền ra giúp đỡ con người hơn là bảo tồn VQG và khu BTTN” vì họ cho rằng cần quan tâm song song cùng lúc hai vấn đềtrên nhưng chỉ có 14,00 % đáp viên đồng ý với ý kiến: “Nhà Nước nên bỏ tiền ra giúp đỡcon người hơn là bảo tồn VQG và khu BTTN” với lý do đây là trách nhiệm của Nhà nước.

Với ý kiến đưa ra: “Người dân nên đóng góp tiền cho việc bảo tồn VQG và khu BTTN” thì có 36,00 % đáp viên phản đối, số còn lại họ cho rằng nếu đó là chính sách Nhà nước đưa ra thì họ sẽ chấp nhận. Có đến 66,00 % đáp viên phản đối ý kiến cho

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và ước muốn sẵn lòng trả để bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim bạc liêu của người dân huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 38)