Hiện nay Khu BTTN Bạc Liêu vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức về bảo vệ rừng với nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, đòi hỏi trong thời gian tới cần tiếp tục phải đối phó giải quyết:
Một bộ phận dân cư sống ven khu bảo tồn vẫn sống lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của Khu bảo tồn như: khai thác trái phép các nguồn lợi thuỷ sản, thu hái các loại lâm sản, đánh bắt một số loại động vật hoang dã như chim, bò sát (trăn, rắn, rùa)…
Các nguy cơ tiềm ẩn của cộng đồng ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của khu bảo tồn là: đánh bắt, mua bán thuỷ sản, động vật hoang dã; nhu cầu đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; khai thác trái lâm sản ngoài gỗ; đốt đồng gây nguy cơ cháy rừng vào mùa khô; chăn thả gia cầm…vẫn là bài toán nan giải thách thức BQL khu bảo tồn và chính quyền địa phương các xã sống xung
28
quanh khu bảo tồn.
Nhu cầu vốn đầu tư cho các hoạt động của Khu bảo tồn trong những năm qua có tăng, kể cả các đầu tư và tài trợ từ bên ngoài nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu quản lý, bảo vệ và nghiên cứu.
Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ, viên chức, ngýời lao động của khu bảo tồn còn hạn chế, chưa bắt kịp các yêu cầu về quản lý 1 khu rừng đặc dụng là đất ngập nước vốn rất đa dạng và nhạy cảm trước các tác động của con người và tự nhiên.
Thu nhập, đời sống của những người sống bằng nghề rừng tại khu bảo tồn còn rất thấp, do vậy, mọi người chưa yên tâm, gắn bó với nghề, với rừng.
Tất cả những nguyên nhân trên sẽ gây nguy cơ làm cho rừng, tài nguyên đa dạng sinh học của Khu BTTN Bạc Liêu bị đe dọa. Vì vậy, rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương trong việc nâng cao đời sống vật chất cũng như nhận thức cho người dân, tăng cường công tác phổ biến pháp luật, tăng cường biên chế và chính sách đãi ngộ xứng đáng lực lượng kiểm - lâm, xử lý nghiêm khắc những vụ phá rừng nhằm hoàn thiện công tác bảo vệ rừng trong thời gian tới.