PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ, NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và ước muốn sẵn lòng trả để bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim bạc liêu của người dân huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 54)

VIỆC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỂ BẢO TỒN KHU BTTN VƯỜN CHIM BẠC LIÊU

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào chương trình bảo tồn Vườn chim Bạc Liêu đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bằng mô hình logistic.

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các biến đến quyết định tham gia vào chương trình bảo tồn Vườn chim Bạc Liêu.

Biến Hệ số góc Hệ số p Giới tính − 0.085 0.859 Tuổi 0.028 0.269 Trình độ học vấn 0.106 0.733 Nhân khẩu 0.085 0.642 Thu nhập 0.543 0.025 Tham quan − 0.245 0.626

Nhận biết đe dọa suy giảm −1.845 0.004

Hằng số − 0.508 0.811

Tổng quan sát 100,00

Phần trăm dự báo đúng 69,70 %

45

Kết quả mô hình Logistic cho thấy – 2 log likelihood là 110,493 và phần trăm dự đoán đúng là 69,70 %. Điều này cho biết tương đối phù hợp và các biến có ý nghĩa vê mặt thống kê bao gồm: thu nhập (mức ý nghĩa 95,00 %) và nhận biết đe dọa suy giảm (mức ý nghĩa 99,00 %). Các biến còn lại không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Biến thu nhập với mang dấu (+), khi thu nhập càng cao thì khả năng tham gia vào chương trình sẽ càng cao. Trái với kỳ vọng ban đầu, biến tình trạng đe dọa suy giảm lại mang (−) nghĩa là càng biết được tình trạng đe dọa suy giảm thì khả năng tham gia vào chương trình càng thấp, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức còn hạn chế khi họ vẫn nghĩ đây là trách nhiệm riêng của chính quyền địa phương và chưa tin tưởng vào chương trình.

46

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ đáp viên sẵn lòng chi trả để ủng hộ cho dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu BTTN Vườn chim Bạc Liêu là 7.100 đồng/ tháng/ hộ. Sau khi loại các đáp viên phản đối chương trình thì mức giá trung bình mà hộ gia đình sẵn lòng trả là 8000 đồng/ tháng. Các đáp viên được xem là phản đối chương trình ở đề tài này là có thu nhập cao hơn mức trung bình nhưng lại không đồng ý tham gia với lý do không có tiền để đóng góp và chỉ những người thu nhập cao mới nên trả khoản tiền này. Đối với thu nhập dưới mức trung bình chiếm 48,00 % (17,00 % ủng hộ và 31,00 % không ủng hộ) và thu nhập trên mức trung bình chiếm 52,00 % (30,00 % ủng hộ và 22,00 % không ủng hộ). Tuy nhiên, đối với mức thu nhập cao hơn trung bình thì có đến 22,00 % không ủng hộ chương trình thì có đến 12,00 % lại thuộc nhóm phản đối chương trình, 10,00 % còn lại do nhiều lý do khác nhau như: sự đa dạng sinh học không có ý nghĩa gì với gia đình họ, sợ khoản tiền không được sử dụng đúng mục đích và cho rằng đây là trách nhiệm của riêng chính quyền địa phương. Nếu nhận thức và hiểu biết về Vườn chim Bạc Liêu được nâng lên thì khả năng ủng hộ đối với chương trình sẽ được tăng lên, đặc biệt là đối với 12,00 % đáp viên có thu nhập cao hơn mức trung bình hiện tại chưa ủng hộ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ủng hộ chương trình nhưng nếu xét về mặt có ý nghĩa thống kê trong mô hình của đề tài thì chỉ có hai biến là thu nhập và nhận biết được sự đe dọa suy giảm. Đối với những hộ gia đình có thu nhập càng cao thì khả năng tham gia vào chương trình sẽ càng cao. Trái với kỳ vọng ban đầu, tuy người dân biết đến tình trạng đe dọa suy giảm hiện nay nhưng đa phần họ còn nghĩ đây là trách nhiệm riêng của chính quyền địa phương hay chỉ những người có thu nhập cao mới nên trả khoản tiền này.

Từ những kết quả cụ thể được trình này như trên thì vấn đề quan trọng đặt ra đó chính là nâng cao nhận thức cho người dân. Khi nhận thức được nâng lên thì chương trình được thực hiện ở đây khá dễ dàng.

47

CHƯƠNG 6

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá nhận thức và ước muốn sẵn lòng trả để bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim bạc liêu của người dân huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 54)