Hồi quy theo chuỗi thời gian

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của nhân tố kiệt quệ đối với tỉ suất sinh lợi của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43)

3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO PHÁ SẢN LÊN TỈ

3.2.3. Hồi quy theo chuỗi thời gian

Kết quả hồi quy theo chuỗi thời gian của 18 danh mục được trình bày tóm gọn trong bảng 4.7. Hệ số xác định R2 và trị thống kê F (kiểm định F) của hầu hết danh mục đạt khá cao, cụ thể có 3/18 danh mục đạt R2 trên 0.85; 7/18 danh mục đạt trên 0.73; số còn lại nằm dưới 0.7. Trị thống kê F dùng để kiểm định phần hồi quy (sum of square) khác 0 đều mang ý nghĩa thống kê với Sig. nhỏ hơn 0.05

Ri - Rf = αi+ mi (Rm - Rf)+ si SMBt + hi HMLt + εi

Công ty quy mô nhỏ Công ty quy mô lớn

LBM MBM HBM LBM MBM HBM LBM MBM HBM LBM MBM HBM α t (α) α t (α) LO 0.00 -0.01 0.01 0.27 -1.12 1.18 0.01 -0.01 -0.01 1.38 -1.00 -0.48 MO -0.02 -0.01 -0.01 -1.47 -1.17 -1.17 0.01 -0.01 0.00 0.68 -0.72 0.37 HO 0.03 0.00 0.00 1.48 0.01 0.40 -0.01 0.00 0.00 -0.75 -0.12 0.01 m t(m) m t (m) LO 1.08 0.93 1.18 8.91 12.70 14.57 1.05 0.91 0.87 18.06 12.52 4.80 MO 0.76 1.02 1.02 6.37 17.17 17.17 1.08 0.80 1.04 13.95 12.54 15.36 HO 1.38 1.04 0.75 9.78 12.53 9.58 0.96 1.01 1.26 10.18 9.61 11.33

s t(s) s t (s) LO 0.92 0.36 0.67 3.84 2.46 4.20 -0.25 -0.49 -0.61 -2.21 -3.41 -1.50 MO 0.28 0.50 0.50 1.13 4.24 4.24 -0.40 -0.44 -0.62 -2.59 -3.46 -4.65 HO 0.68 0.32 0.62 2.22 1.94 4.04 -0.46 -0.41 -0.62 -2.47 -1.99 -2.82 h t(h) h t (h) LO -1.25 0.00 0.64 -5.39 -0.02 4.17 -0.03 -0.33 0.78 -0.24 -2.37 2.04 MO -0.85 0.38 0.38 -3.43 3.39 3.39 -0.25 -0.13 -0.16 -1.68 -1.05 -1.28 HO -0.66 0.20 0.21 -2.47 1.26 1.41 -0.71 0.05 0.65 -3.99 0.23 3.05 R2 F-stats R2 F-stats LO 0.71 0.76 0.82 46.57 58.47 86.31 0.85 0.74 0.61 108.97 54.37 10.52 MO 0.57 0.86 0.86 19.58 113.26 113.26 0.78 0.74 0.81 65.54 54.08 81.91 HO 0.73 0.75 0.68 38.92 56.27 39.22 0.67 0.63 0.73 38.73 31.43 49.36

Bảng 3.7. Kết quả hồi quy theo chuỗi thời gian

Hệ số hồi quy m của nhân tố thị trường cho thấy tỉ suất sinh lợi của các danh mục có xu hướng theo sát với tỉ suất sinh lợi thị trường. Trị thống kê t dùng để kiểm định giá trị hệ số m khác 0 cũng rất cao, tất cả đều đạt mức ý nghĩa thống kê với Sig. nhỏ hơn 0,05.

Khảo sát hệ số chặn αqua các danh mục có xác suất phá sản tăng dần để xem 3 nhân tố

có giải thích được đầy đủ các tỉ suất sinh lợi của cổ phiếu hay không. Kiểm định t đều không có ý nghĩa thống kê cho giả thuyết các hệ sốα = 0.

Khi quan sát hệ sốs ở những danh mục có xác suất phá sản từ thấp đến cao thì thấy nó có xu hướng giảm dần (5/6 trường hợp), minh chứng tác động của xác suất phá sản đối với nhân tố SMB. Xem xét trị thống kê t của hệ số s thì đa số đều nằm ở mức 2.2 trở

lên hoặc -2.1 trở xuống, chỉ có 1 danh mục có trị thống kê t là 1.13, thấp nhất trong tất cả 18 danh mục.

Theo dõi hệ số hồi quy h qua các danh mục có xác suất phá sản tăng dần thì không nhận thấy được mẫu hình một cách rõ ràng. Có lúc thì hệ số này tăng, nhưng cũng có lúc giảm khi POscore chạy từ thấp lên cao. Tuy nhiên, chú ý kỹ sẽ thấy ở các danh mục

có tỉ số BE/ME cao thì h sẽ giảm còn với danh mục có tỉ số BE/ME thấp & trung bình thì h lại tăng.

3.2.4. Hồi quy chéo Fama-Macbeth

Kết quả phương trình hồi quy chéo từ năm 2007 đến 2011 có kết quả như sau :

Rit - Rft = αit + γ1t βit + γ2t Proit + γ3t Ln(Size) + γ4t Ln(BE/ME) + εt

α γ1 γ2 γ3 γ4

-0.194 0.055 -0.164 (-0.95) (0.58) (-0.63)

0.874 0.057 -0.107 -0.043 -0.273 (1.64) (0.66) (-0.76) (-2.18) (-3.19)

Bảng 3.8. Kết quả hồi quy chéo

Đối với phương trình một gồm hai biến giải thích là βi Proi với hệ số hồi quy lần lượt là 0.055 và -0.164, tuy nhiên giá trị thống kê t khá thấp, chỉđạt 0.58 và -0.63. Đối với phương trình hai gồm cả 4 biến giải thích là βi ,Proi ,Ln(Size )Ln(BE/ME) thì ta nhận thấy hệ số của xác suất phá sản có thay đổi có tăng lên, tuy nhiên vẫn mang dấu âm. Điều đó chứng tỏ trong cả hai trường hợp hồi quy đều cho thấy xác suất phá sản tăng lên sẽ làm giảm tỉ suất sinh lợi vượt trội của chứng khoán xuống. Tuy vậy, trị

thống kê t của hệ số hồi quy γ2t vẫn chỉ nhỉn hơn phương trình thứ nhất một ít. Với cả

hai trường hợp mức ý nghĩa thống kê cho biến Proi vẫn chưa có.

Trái ngược với nhân tố xác suất phá sản, hai biến Ln(Size) Ln(BE/ME) có trị thống kê đạt khá tốt, đặc biệt là Ln(BE/ME). Điều này cũng đồng nhất với một số nghiên cứu trước đây về mức độ giải thích của 2 nhân tố này đối với sự biến thiên của tỉ suất sinh lợi vượt trội của chứng khoán.

Để hiểu rõ hơn tại sao hệ số hồi quy của nhân tố xác suất phá sản có trị thống kê t khá thấp thì chúng ta sẽ đi vào xem xét cụ thể các phương trình hồi quy theo từng năm thông qua bảng 4.9 bên dưới :

Bảng 3.9. Hệ số hồi quy và trị thống kê t của phương trình hồi quy chéo theo từng năm

Dễ dàng nhận ra trị thống kê t đạt cao nhất vào năm 2011, sau đó là năm 2007, các năm còn lại đều rất thấp, đặc biệt năm 2010 chỉ có -0.150 cho phương trình 2 biến giải thích và -0.066 cho phương trình 4 biến giải thích. Hệ số hồi quy của Proi mang giá trị âm từ

năm 2008 đến 2011, và chỉ mang giá trị dương vào năm 2007.

3.2.5. Hồi quy theo dữ liệu bảng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của nhân tố kiệt quệ đối với tỉ suất sinh lợi của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)