Tỉ suất sinh lợi của các danh mục

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của nhân tố kiệt quệ đối với tỉ suất sinh lợi của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 41)

3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO PHÁ SẢN LÊN TỈ

3.2.2.Tỉ suất sinh lợi của các danh mục

Bảng 4.6 trình bày tỉ suất sinh lợi trung bình theo tháng của 18 danh mục phân theo quy mô, BE/ME vàPOscore cùng với kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình của hai nhóm21

Tỉ số BE/ME

POscore L M H Ret(H) - Ret(L) p-value

Công ty quy mô nhỏ

LO 0.38% -1.54% -2.09% -2.47% 0.331 MO -1.10% -1.84% -0.86% 0.24% 0.906 HO 0.95% -1.00% -0.81% -1.76% 0.457 Ret(HO) - Ret(LO) 0.58% 0.54% 1.28% p-value 0.799 0.644 0.412 21 Two-tail t-test

Công ty quy mô lớn LO -5.38% -1.79% -8.70% -3.33% 0.199 MO -0.61% -1.44% -1.16% -0.55% 0.643 HO -3.74% -1.60% -10.18% -6.44% 0.130 Ret(HO) - Ret(LO) 1.64% 0.19% -1.47% p-value 0.467 0.896 0.714

Bảng 3.6. Tỉ suất sinh lợi trung bình của các danh mục theo tháng

Tỉ suất sinh lợi âm trong tất cả các danh mục công ty quy mô lớn, và chỉ có 2/9 danh mục công ty quy mô nhỏ mang dấu dương, hai danh mục này nằm trong nhóm có tỉ số

BE/ME thấp. Nhìn chung, thị trường sụt giảm mạnh từ năm 2007 là nguyên nhân gây nên tỉ suất sinh lợi âm cho hầu hết các danh mục, tuy nhiên ở công ty quy mô lớn thì thiệt hại nặng nề hơn so với các công ty quy mô nhỏ.

So sánh tỉ suất sinh lợi của các công ty có tỉ số BE/ME cao và BE/ME thấp thì thấy

được hầu hết các công ty BE/ME thấp có tỉ suất sinh lợi bình quân cao hơn. Điều này trái ngược với nghiên cứu của Fama-French (1973) cũng như các nghiên cứu khác có sử dụng mô hình ba nhân tố Fama-French. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước cho thấy tỉ

suất sinh lợi trung bình của các danh mục đều dương, tức là xu hướng trong cả giai

đoạn của mẫu là đi lên. Còn đối với 47 công ty trong giai đoạn 2007 đến 2011 thì giá cổ phiếu xu hướng chung đều giảm, khiến tỉ suất sinh lợi của hầu hết danh mục bị âm. Từ đó, ta thấy được tỉ suất sinh lợi của các cổ phiếu có BE/ME nhỏ sẽ giảm ít hơn tỉ

suất sinh lợi của các cổ phiếu có BE/ME lớn với mức ý nghĩa thống kê (p-value) lớn hơn 0.1 (ngoại trừ 1 danh mục nằm ở quy mô nhỏ và POscore trung bình).

So sánh tỉ suất sinh lợi của các công ty có xác suất phá sản cao và công ty có xác suất phá sản thấp cho thấy những công ty có POscore cao thì tỉ suất sinh lợi bình quân cao hơn các công ty có POscorethấp (ngoại trừ 1 danh mục).Tuy rằng kiểm định mức độ

khác biệt của giá trị trung bình có p-value khá cao nhưng điều này bước đầu cho thấy sự xuất hiện của nhân tố kiệt quệđã gia tăng tỉ suất sinh lợi cho danh mục. Những công ty có rủi ro phá sản càng cao thì được bù đắp bằng mức tỉ suất sinh lợi cao hơn so với những công ty có rủi ro phá sản thấp. Tuy vậy, các nghiên cứu trước đây của Agawal và Taffler (2002) hay Griffin và Lemmon (2002) thường cho thấy nhóm có xác suất phá sản cao lại kiếm được mức tỉ suất sinh lợi thấp hơn nhóm có xác suất phá sản thấp,

đặc biệt có ý nghĩa thống kê (p-value <0,05) đối với nhóm công ty có tỉ số BE/ME thấp. Vì vậy, tác giả nhìn nhận kết quả nằm trong bảng này chỉ là một dấu hiệu chỉ ra sự tồn tại của nhân tố kiệt quệ chứ chưa thểđi đến kết luận về tác động của nó đối với các danh mục như thế nào.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tác động của nhân tố kiệt quệ đối với tỉ suất sinh lợi của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 41)