3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO PHÁ SẢN LÊN TỈ
3.1.2.3. Mô hình 3 nhân tố Fama-French và hồi quy theo chuỗi thời gian
Phương pháp hồi quy theo chuỗi thời gian của Black, Jensen và Schole (1972) được sử
dụng phổ biến để phân tích tác động của các biến trong mô hình 3 nhân tố Fama- French (1972). Mô hình ba nhân tố Fama-French được phát biểu như sau :
Rit - Rft = αit + mit(Rmt- Rft)+ sit SMBt + hit HMLt + εit (4.4) Với : t là thời gian của mỗi quan sát, tính theo tháng
Rit là tỉ suất sinh lợi của danh mục i trong thời gian t Rft là lãi suất phi rủi ro trong thời gian t
Rmt là tỉ suất sinh lợi của thị trường trong thời gian t
SMBt là nhân tốđại diện cho sự khác biệt về quy mô, được tính bằng cách lấy tỉ suất sinh lợi của các danh mục có giá trị vốn hóa nhỏ (quy mô nhỏ) trừđi tỉ suất sinh lợi của danh các danh mục có giá trị vốn hóa lớn
HMLt là nhân tốđại diện cho sự khác biệt về giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của chứng khoán, được tính bằng cách lấy tỉ suất sinh lợi của các danh mục có BE/ME cao trừđi tỉ suất sinh lợi của danh mục có BE/ME thấp.
εt là sai số tính theo thời gian t
Để tìm được các hệ số hồi quy trong mô hình Fama-French thì trước hết tác giả phải phân chia các thành các danh mục theo quy mô và BE/ME. Căn cứ trên 18 danh mục
được hình thành ta sẽ tính được giá trị của hai nhân tố SMB và HML như sau :
• SMB = trung bình cộng tỉ suất sinh lợi của tất cả danh mục quy mô nhỏ - trung bình cộng tỉ suất sinh lợi của tất cả danh mục quy mô lớn (9 danh mục cho mỗi nhóm) • HML = trung bình cộng tỉ suất sinh lợi của tất cả danh mục có BE/ME cao - trung bình cộng tỉ suất sinh lợi của tất cả danh mục có BE/ME thấp (6 danh mục cho mỗi nhóm)