3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO PHÁ SẢN LÊN TỈ
3.2.1. Mô tả thống kê các đặc tính của mẫu nghiên cứu
Bảng 4.4 thống kê các tham số của mẫu trong giai đoạn từ 2007 đến 2011. Một điều dễ
nhận thấy là xác suất phá sản trung bình của mẫu 47 công ty tăng dần theo từng năm,
đạt đỉnh điểm vào năm 2011. Các chỉ số khác như đòn bẩy tài chính, tỉ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán lãi vay cũng hỗ trợ cho quan điểm này. Điển hình là tỉ số
thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán lãi vay giảm lần lượt từ năm 2007 đến năm 2010, dù cho qua năm 2011 có tăng trở lại một ít. Trong khi đó thì đòn bẩy tài chính liên tục tăng từ 2008 đến 2011 cũng là một nguyên nhân đẩy xác suất phá sản ngày một cao.
Năm Đòn bẩy tài chính
Tỉ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán lãi vay
Xác suất phá sản Quy mô Tỉ số BE/ME 2007 0.434 2.576 114 0.081 1,712 0.335 2008 0.421 2.557 197 0.094 591 1.292 2009 0.441 2.095 65 0.091 1,236 0.770 2010 0.454 1.867 71 0.099 873 1.080 2011 0.471 1.902 77 0.139 573 1.826 Tham số Trung bình 0.444 2.199 105 0.101 997 1.061 Trung vị 0.441 2.095 77 0.094 873 1.080 Lớn nhất 0.471 2.576 197 0.139 1,710 1.826 Nhỏ nhất 0.421 1.867 65 0.081 573 0.335 Độ lệch chuẩn 0.019 0.346 55 0.023 482 0.559
Bảng 3.4. Mô tả thống kê các biến theo năm
Về quy mô trung bình của các công ty trong mẫu theo từng năm, bắt đầu năm 2007 với mức giá trị vốn hóa trung bình của mẫu cao nhất, sau đó sụt giảm một lượng đáng kể
trong năm 2008. Tuy qua năm 2009 mức quy mô trung bình của mẫu tăng gấp đôi so với năm 2008 nhưng lại giảm trở lại trong hai năm tiếp theo đó.
Cùng các biến trên nhưng được sắp xếp theo 18 danh mục trong 5 năm cho thấy mức
độ khác biệt của các biến ở từng danh mục. Giá trị thể hiện trong bảng 7 theo từng biến là giá trị trung bình của tất cả các công ty ởmỗi danh mục từ năm 2007 đến năm 2011. Các biến số thể hiện mức độ hợp lý khi được phân chia theo quy mô, BE/ME và xác suất phá sản
Công ty quy mô lớn
Tỉ số BE/ME
POscore L M H L M H L M H Đòn bẩy tài chính Giá trị vốn hóa Hệ số thanh toán
hiện hành LO 0.236 0.240 0.389 1,843 1,618 818 2.93 3.38 1.72 MO 0.480 0.481 0.459 3,161 1,262 701 1.70 1.63 1.70 HO 0.622 0.663 0.618 4,169 695 424 0.96 1.00 1.14 Hệ số thanh toán
lãi vay Tỉ số BE/ME Xác suất phá sản
LO 367 403 10 0.496 1.011 1.193 0.001 0.001 0.002
MO 194 6 6 0.475 0.881 1.759 0.024 0.033 0.028
HO 25 4 3 0.578 0.830 1.677 0.241 0.257 0.246
Bảng 3.5. Giá trị trung bình các biến theo danh mục
Tỉ số BE/ME
POscore L M H L M H L M H Đòn bẩy tài chính Giá trị vốn hóa Hệ số thanh toán
hiện hành
LO 0.260 0.283 0.201 202 167 178 2.92 2.94 6.56 MO 0.413 0.470 0.416 238 154 181 1.59 1.48 1.87 HO 0.614 0.637 0.636 215 158 140 1.36 1.07 1.02
Hệ số thanh toán
lãi vay Tỉ số BE/ME Xác suất phá sản
LO 52 111 49 0.608 1.223 1.369 0.001 0.001 0.001
MO 447 20 32 0.735 1.055 1.920 0.025 0.040 0.022
Qua bảng phân loại trên, ta thấy khi tỉ số BE/ME càng tăng thì giá trị vốn hóa (quy mô) của cổ phiếu càng giảm, đặc biệt rõ rệt ở nhóm doanh nghiệp nằm trong nhóm quy mô lớn. Ngoài ra xác suất phá sản không thay đổi nhiều khi các danh mục được sắp xếp theo tỉ số BE/ME từ thấp đến cao, đồng thời giá trị vốn hóa cũng có những biến đổi không mang tính nhất quán ở các danh mục có xác suất phá sản từ thấp đến cao. Như
vậy, có thể rút ra được rằng phá sản có thể xảy ra ở bất cứ công ty nào trong mẫu mà không liên quan đến quy mô cũng như tỉ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường của cổ
phiếu.