Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp huyện Gia Lâm - Hà Nội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 84)

biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Giáo dục chính trị tư tưởng nhằm làm cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm nhận thức sâu sắc bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy quy chế của nhà trường, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình hình thành, phát triển thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản, khả năng tự giải quyết những mâu thuẫn trong nhận thức và tư tưởng. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển đạo đức mới của người học, quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường, từng cá nhân sẽ góp phần tạo nên thắng lợi chung cho sự nghiệp cách mạng. Trong việc giáo dục và phát triển đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm hiện nay, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ, đặc biệt quan trọng là nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh có ý nghĩa quan trọng. Vai trò ngày càng tăng của việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ những lý do sau đây: Một mặt, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở khoa học, thể hiện lập trường giai cấp công nhân, là cơ sở định hướng chính trị của toàn xã hội cũng như của mỗi học sinh trong các trường TCCN. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở nhận thức mà phải chuyển hóa thành tình cảm, thái độ, từ đó thôi thúc hành vi, ý chí, tạo thành động cơ hành động cách mạng của mỗi học sinh. Đó là cơ sở vững chắc để trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị quốc tế và trong nước cũng như những vấn đề nảy sinh hàng ngày người học phải biết phân biệt đúng, sai, tốt, xấu, có bản lĩnh và thái độ chính trị dứt khoát, hành động đúng để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta làm cách mạng nhằm mục đích cải tạo thế giới, cải tạo xã hội. Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải cải tạo bản thân chúng ta. Cho nên, trước hết là phải liên hệ lý luận với thực tiễn công tác và tư tưởng của mình, để tự cải tạo mình, nâng cao sự tự tu dưỡng của mình về lập trường quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác- Lênin” [55, tr.498].

Nội dung giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải không ngừng được đổi mới, tập trung nghiên cứu, vừa đưa vào giáo dục những nội dung phù hợp, hấp dẫn học sinh, vừa đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, tạo điều kiện để học sinh nắm được bản chất, vận dụng sáng tạo trong thực tiễn. Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần khẳng định tính cách mạng và khoa học của các nguyên lý, quy luật, đồng thời cần làm rõ, nhận thức lại những vấn đề cho đúng đắn và bổ sung phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và thành tựu của khoa học hiện đại. Chẳng hạn, về con đường đi lên CNXH, cũng có những quan niệm mới về thời kỳ quá độ và các chặng đường. Tuy nhiên, chủ trương quá độ đi lên CNXH, bỏ qua giai

đoạn phát triển TBCN, tức là phải chấp nhận thời gian phát triển dài hơn các quốc gia khác, không thể là 10 năm hoặc 20 năm là xong. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ, các thành phần kinh tế tồn tại đan xen, do đó, cơ cấu xã hội, giai cấp sẽ phức tạp. Cần làm cho người học hiểu rằng, đó là một tất yếu tồn tại giai cấp và đấu tranh giai cấp diễn ra không kém phần gay gắt, phức tạp .

Đi đôi với việc đổi mới nội dung giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cần nhanh chóng thực hiện việc đổi mới có hiệu quả hình thức, phương pháp dạy học, đảm bảo cho người học tiếp thu tri thức một cách tự giác, có chiều sâu, phát huy tính sáng tạo của họ. Trước sự tăng nhanh về khối lượng, tốc độ và phạm vi của các môn học nói chung, môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, để nâng cao chất lượng đào tạo, nếu chỉ dựa trên những kiến thức hiện có là chưa đủ, khó đạt được mục tiêu đào tạo con người mới có phẩm chất chính trị, đạo đức, có năng lực, trình độ tay nghề cao. Cần phải ưu tiên và đặt lên hàng đầu vấn đề về phương pháp dạy học, nhất là phương pháp giảng dạy mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Như vậy, phương pháp dạy học một chiều, rập khuôn máy móc, áp đặt, không thể đem lại hiệu quả cao cho các đối tượng năng động, nhạy cảm với cái mới, có trình độ học vấn, chịu sự tác động sâu sắc của khoa học, công nghệ hiện đại và sự bùng nổ thông tin như hiện nay.

Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cần tăng cường tính thuyết phục, không chỉ bằng lý lẽ, bằng luận cứ khoa học mà cần chú trọng đến việc chứng minh bằng thực tiễn sinh động, hạn chế tối đa việc áp đặt, nhồi nhét kiến thức. Cần kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa việc quán triệt tư tưởng, đường lối, chủ trương và cảm hóa họ bằng tình cảm. Quá trình cảm hóa học sinh không chỉ bằng bài giảng, mà còn cần phải bằng cả việc làm trong thực tiễn của mỗi giáo viên. Sự kiên định, vững vàng về chính trị, mẫu mực về đạo đức lối sống, sự nhanh nhạy, tỉnh táo trong nắm

bắt và phân tích các sự kiện của người thầy chính là một đảm bảo cho phát triển đạo đức mới của học sinh TCCN huyện Gia Lâm.

Đổi mới phương pháp giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thực chất là việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học sát với đặc điểm của đối tượng học sinh. Đó là sự vận dụng đan xen các phương pháp nhằm chuyển từ việc truyền đạt sang tổ chức quá trình nhận thức, người thầy định hướng, hướng dẫn người học tự tìm tòi, đào sâu suy nghĩ, vừa nắm bắt tri thức, vừa thực hành kỹ năng, kỹ xảo.

Theo chúng tôi, đổi mới phương pháp giảng dạy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ở các trường TCCN huyện Gia Lâm hiện nay cần tập trung theo hướng đổi mới toàn diện, nhưng phải tập trung trọng tâm, trọng điểm vào ba hình thức cơ bản: Giảng bài; thảo luận có giáo viên điều khiển; thi, kiểm tra đánh giá kết quả. Cần tập trung từng bước vận dụng, tiến đến sử dụng rộng rãi các hình thức phát huy tính tự giác, độc lập và năng lực tự học của người học. Kết hợp với giáo dục định hướng lý tưởng nghề nghiệp và năng lực thực hành tay nghề cho học sinh. Mặt khác, cần phải tích cực, chủ động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về trình độ, năng lực, nghiệp vụ sư phạm. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy học, chủ động đưa những phương tiện dạy học hiện đại vào nhà trường và ứng dụng nó trong giảng dạy thực tế. Chủ động tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với tri thức khoa học hiện đại, đồng thời tạo cho họ quỹ thời gian phù hợp, cần thiết để đảm bảo cho quá trình tự học.

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải thường xuyên nâng cao chất lượng giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng, đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, giữ vững định hướng XHCN. Đường lối quan điểm của Đảng là sự vận dụng sáng tạo và cụ thể hóa chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn, thử

thách. Đường lối chính trị của Đảng thể hiện sự kiên định với mục tiêu lý tưởng XHCN, là đường lối phù hợp với quy luật khách quan, xu thế của thời đại, đáp ứng mong mỏi của các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Để chủ trương, đường lối của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống và phát huy hiệu quả thì việc giáo dục, tuyên truyền có ý nghĩa quan trọng. Quá trình tuyên truyền đường lối, chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với học sinh TCCN huyện Gia Lâm cần được tiến hành một cách thường xuyên và có hiệu quả.

Trong các trường TCCN huyện Gia Lâm, việc tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách được thực hiện thông qua đợt giáo dục chính trị đầu khóa, các buổi nói chuyện thời sự hoặc thông qua các đợt học tập Nghị quyết. Đây là việc làm cần thiết, song chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, nhiều cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý trực tiếp và đội ngũ giáo viên. Việc tuyên truyền, giáo dục cần được lồng ghép trong tất cả các hoạt động và sinh hoạt tập thể, trong từng bài giảng của giáo viên. Hiệu quả của việc giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách sẽ cao hơn nếu học sinh được hàng ngày, hàng giờ tiếp cận một cách khoa học trong hoạt động thực tiễn của họ, được hiểu nó là sự cụ thể hóa lý luận trong các bài giảng. Chính thông qua việc hiểu và quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhà trường, đạo đức mới của học sinh sẽ ngày càng được củng cố, phát triển.

Một nội dung không thể thiếu trong việc phát triển đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm, đó là giáo dục lối sống XHCN. Trong quá trình giáo dục lối sống XHCN cho học sinh cần được tập trung theo hướng: các giá trị đạo đức, lối sống mới được định hướng, giáo dục phải được xác lập trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với đặc điểm của từng trường, từng ngành đào tạo, phản ánh sâu sắc nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà trường trong thời kỳ mới. Hệ thống các giá trị định hướng giáo dục để nâng cao đạo

đức cách mạng, lối sống XHCN phải trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phải được thực hiện một cách thường xuyên, đồng bộ, cần sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong nhà trường. Đấu tranh khắc phục mặt lạc hậu của đạo đức truyền thống và các yếu tố phản giá trị của các quan điểm, trào lưu đạo đức phản tiến bộ, phản nhân văn của các thế lực thù địch.

Tuy nhiên, cùng với việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, việc giáo dục đạo đức mới muốn có hiệu quả, các giáo viên khi giảng dạy phải được kết hợp giữa giáo dục đạo đức và hoạt động gảng dạy của các môn học khác, nhất là đối với các môn chuyên ngành. Sự kết hợp này một phần thực hiện chức năng dạy học là thông qua dạy chữ để dạy người, mặt khác, trong quá trình dạy học, học sinh được lĩnh hội thêm tri thức khoa học, đó là mặt cơ sở, là mặt nhận thức của tình cảm và hành vi đạo đức. Việc giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giảng dạy của các môn chuyên ngành sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi giáo viên ý thức đầy đủ sự cần thiết phải đưa nội dung giáo dục đạo đức vào quá trình lồng ghép này. Đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện hiện nay và là một trong các yếu tố đảm bảo cho quá trình phát triển đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm.

Quá trình kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cách mạng với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng được diễn ra theo nguyên tắc chung của giáo dục như: tính mục đích, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tôn trọng nhân cách kết hợp với yêu cầu cao, giáo dục trong lao động và bằng lao động. Sự kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cách mạng với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ làm cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm hình thành lý tưởng, đạo đức nghề nghiệp. Bằng tri thức khoa học, bằng tình cảm nhiệt tình, bằng việc làm và cuộc sống của nhà giáo dục, có thể tác động mạnh mẽ đến tinh thần, trình độ người học và ngành nghề mà họ đang theo học. Do vậy, kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cách

mạng với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm hiện nay.

Tóm lại, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát triển đạo đức mới cho học sinh trong các trường TCCN huyện Gia Lâm cần chú ý tới các định hướng cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Đổi mới phải mang tính kế thừa, sự kế thừa có chọn lọc. Đảm bảo tính ổn định của chương trình, trên cơ sở giữ vững nguyên tắc trong quá trình đổi mới.

Thứ hai: Đổi mới phải nhằm phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.

Thứ ba: Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục chính trị đạo đức vừa nâng cao năng lực phẩm chất, chính trị, đạo đức, xây dựng niềm tin cộng sản cho người học, vừa góp phần nâng cao trình độc chuyên môn nghiệp vụ cho họ.

Thứ tư: Đổi mới phải đảm bảo lý luận gắn liền với thực tiễn, gắn học tập với rèn luyện của học sinh. Gắn học sinh TCCN huyện Gia Lâm với việc thực hiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục chính trị, đạo đức là làm cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh TCCN huyện Gia Lâm nói riêng nhận thức được rằng, dù trải qua bao biến cố thăng trầm, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn tỏ rõ sức sống mãnh liệt bằng sự đúng đắn khoa học và tính triệt để cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại, không có học thuyết chính trị - xã hội nào có thể thay thế được. Trên cơ sở đó, tiếp tục tăng cường củng cố, nâng cao bản chất giai cấp công nhân cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp huyện Gia Lâm - Hà Nội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 84)