Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp huyện Gia Lâm - Hà Nội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 96)

giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp huyện Gia Lâm

Để công tác giáo dục đạo cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm, ngoài các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ giữa tự giáo dục của học sinh TCCN với giáo dục truyền thống đạo đức, văn hoá tốt đẹp của địa phương, quá trình giáo dục đạt hiệu quả các cần phải tiến hành đồng thời trên cả ba lĩnh vực: Gia đình, nhà trường và xã hội.

Gia đình là nơi mỗi người được sinh ra và lớn lên, gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt, kết gắn con người với con người bằng mối quan hệ về hôn nhân và huyết thống. Môi trường gia đình là vườn ươm nhân cách, là xã hội thu nhỏ, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đạo đức, lối sống, nhân cách của mỗi người trong quá trình phát triển. Trong gia đình, con cái thường bắt chước lối sống của cha mẹ và chịu ảnh hưởng về mặt đạo đức của cha mẹ và các thành viên trong gia đình, nên các bậc cha mẹ phải làm gương tốt cho con cái.

Trong điều kiện hiện nay, những mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến thiết chế gia đình. Hiện tượng trẻ em được nuông chiều dẫn đến hư hỏng không phải là hiếm. Tuy có những hạn chế dưới tác động của kinh tế thị trường nhưng nhìn chung giáo dục đạo đức cho con cái vẫn được đề cao trong gia đình. Hầu hết học sinh TCCN huyện Gia Lâm đều sinh ra và lớn lên trong các gia đình có sự quan tâm giáo dục đạo đức cho con em rất tốt và họ cũng đánh giá rất cao về vai trò của gia đình và có trách nhiệm đối với gia đình. Bản thân họ có tri thức, có trí tuệ nên họ có khả năng đề kháng trước các hoàn cảnh tiêu cực của xã hội. Thực tế cho thấy, những gia đình thường quan tâm giáo dục các giá trị đạo đức, giá trị nhân văn, đạo làm người cho con cái thì khi các em bước vào đời, sống ở môi trường tập thể, các em đều có cách điều chỉnh hành vi đúng đắn, giải quyết hài hòa mối quan hệ của bản thân với người khác cũng như với tập thể.

Mặt khác, phần lớn những học sinh trưởng thành trong gia đình biết giáo dục nhân cách thường có tinh thần học tập tốt, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, sống trung thực, ít vướng vào những thói hư, tật xấu, có nhận thức và hành động đúng đắn trong tình bạn, tình yêu. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm nói riêng và học sinh, sinh viên nói chung nhất thiết phải có sự tham gia tích cực của gia đình kể cả khi họ đã vào trường, đã xa gia đình hay sống trong một môi trường mới.

Cùng với gia đình, nhà trường có vai trò không nhỏ đến việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm. Để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, ngoài việc giáo dục trên lớp, nhà trường phải xây dựng chương trình hoạt động thực tiễn, giúp học sinh hiểu biết sớm hơn về mọi mặt của cuộc sống, từ đó có ý thức vươn lên, trau dồi phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Để tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, các trường TCCN cần xây dựng một môi trường gần gũi, trong sạch, lành mạnh, các trường phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cho học sinh. Có ý thức đặt các hoạt động của trường trong một chỉnh thể hoạt động giáo dục chung của huyện cũng như của toàn ngành giáo dục và đào tạo. Khắc phục những nhận thức sai lầm mà lâu nay vẫn tồn tại, đó là coi nhiệm vụ giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh là của riêng các thầy, cô giáo giảng dạy lý luận chính trị và đạo đức. Thực hiện nhiệm vụ này, Chi bộ, Ban giám hiệu các trường TCCN huyện Gia Lâm phải giáo dục cho cán bộ, công nhân viên, giáo viên có ý thức trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của các trường, Ban giám hiệu có chương trình hành động cụ thể giao nhiệm vụ cho các phòng ban, tổ bộ môn thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Mặt khác, phải xây dựng đội ngũ giáo viên vững mạnh toàn diện.

Nhiệm vụ của người giáo viên là vừa “dạy chữ” vừa “dạy phương pháp” và vừa “dạy người”, trong đó “dạy người” là quan trọng nhất.

Sự ảnh hưởng của giáo viên đến học sinh, không chỉ là trang bị tri thức mà thông qua phẩm hạnh, tính mô phạm của người thầy tác động đến học sinh. Sự gương mẫu của người thầy, niềm say mê nhiệt tình, tấm lòng bao dung tình thương đối với học sinh là sức hấp dẫn, lôi cuốn họ say mê tìm tòi, sáng tạo trong học tập. Do đó, đòi hỏi thầy, cô giáo phải tâm huyết với nghề “trồng người”, yêu mến học sinh, gương mẫu về mọi mặt, có khả năng truyền đạt tri thức giáo dục, lôi cuốn học sinh tích cực học tập. Để phát huy vai trò giáo dục của các thầy, cô giáo đối với học sinh, đội ngũ giáo viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, kên định với sự nghiệp đổi mới, có lối sống trong sáng, lành mạnh, giản dị, có trình độ chuyên môn tốt, đủ năng lực, phẩm chất hoàn thành tốt nhiệm vụ định hướng phát triển đạo đức cho học sinh.

Bên cạnh việc nâng cao phẩm chất đội ngũ giáo viên, các trường cần quan tâm xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trở thành pháo đài về chính trị, tư tưởng. Đối với tổ chức Đảng ở cơ sở, Chi bộ có nhiệm vụ lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, học tập và rèn luyện của học sinh. Chi bộ phải nâng cao năng lực lãnh đạo chính trị, phẩm chất, trí tuệ, trình độ giác ngộ chính trị, giai cấp, trình độ lý luận về Đảng cho đảng viên và quần chúng, từng bước chỉnh đốn làm trong sạch nội bộ Đảng, nâng cao đạo đức cách mạng, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên. Tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng làm cho chi bộ trở thành trung tâm đoàn kết, làm chỗ dựa vững chắc cho học sinh trước những khó khăn, thử thách trong tình hình hiện nay.

Cùng với chi bộ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của các trường TCCN huyện Gia Lâm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của học sinh. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là nơi chủ yếu học sinh trực tiếp tu dưỡng, rèn luyện, là nơi học

sinh có thể bộc lộ những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, ước mơ cũng như sự hiểu biết của mình về những vấn đề của cuộc sống. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh còn là lực lượng xung kích, tiên phong, đội hậu bị tin cậy của Đảng để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ của trường. Tổ chức Đoàn cũng với các tổ chức chính trị xã hội khác trong nhà trường cần tham gia tích cực hơn nữa vào việc giáo dục lý tưởng, niềm tin cách mạng, xây dựng lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng cho học sinh. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các trường cần có các hình thức, tổ chức đa dạng phong phú, mềm dẻo, linh hoạt nhằm tạo ra sân chơi bổ ích, lý thú, tạo điều kiện hòa nhập cho học sinh với cộng đồng.

Kết quả hoạt động của phong trào đoàn trong các trường TCCN huyện Gia Lâm những năm qua là đáng khích lệ, song cần phát triển phong trào đó lên tầm cao mới, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong hoạt động thực tiễn của công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của học sinh. Tổ chức đoàn cần giúp cho đoàn viên nhận rõ trách nhiệm xã hội của mình đối với quê hương, đất nước, bồi dưỡng cho họ ý thức sẵn sàng công tác ở những nơi khó khăn, nơi cần ánh sáng của tri thức, cần sự cống hiến của tuổi trẻ.

Bên cạnh gia đình, nhà trường, môi trường xã hội cũng đóng góp phần quan trọng tạo ra cho đất nước những con người có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH hiện nay. Thành công lớn nhất của nhà trường là biến quá trình giáo dục đạo đức thành quá trình tự giáo dục của học sinh, tức là gắn hoạt động của học sinh với các hoạt động của địa phương, nơi mà họ đang sống, học tập và rèn luyện, để học sinh thực sự “gần dân, trọng dân, học dân và giúp đỡ dân”. Qua đó, giúp học sinh hiểu biết nhiều hơn về thực tiễn về những thành tựu và khó khăn thử thách liên quan đến nghề nghiệp mà họ đang theo học. Có như vậy, ý nghĩa giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môi trường xã hội mới đầy đủ, toàn diện và hiệu quả hơn. Cho nên, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là một trong những giải

pháp cơ bản và cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm hiện nay.

Tóm lại, trên đây là những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay. Những giải pháp này tác động qua lại với nhau tạo thành một chỉnh thể của hệ thống giải pháp. Mỗi giải pháp đều có vị trí riêng của nó, trong quá trình vận dụng không được tuyệt đối hóa giải pháp này hay giải pháp khác. Quá trình thực hiện các giải pháp trên phải tuân thủ yêu cầu của mỗi giải pháp, trên cơ sở các nguyên tắc, phương pháp luận Mác-xít, đồng thời phải chú ý đúng mức tới tính cụ thể đối với từng đối tượng, chuyên ngành và từng trường. Có như vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm mới đem lại hiệu quả thiết thực, bền vững, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của các trường, yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

KẾT LUẬN

Thế hệ học sinh TCCN huyện Gia Lâm là một lực lượng đông đảo, là lớp kế cận trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm là một yêu cầu khách quan, một vấn đề cơ bản, cấp bách, nhằm tạo ra một lực lượng lao động mới trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; chủ động, tích cực, sáng tạo trong lao động và học tập; tôn trọng kỷ cương, phép nước, có ý thức tổ chức kỷ luật, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần đoàn kết; có lối sống lành mạnh, nghĩa tình, nhân đạo, vị tha, đủ sức gánh vác trọng trách của người lao động trong thế kỷ XXI.

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, luận văn đã tiếp cận và làm rõ khái niệm đạo đức, đạo đức mới, thực chất giáo dục đạo đức mới, phân tích tác động của nền thị trường đến giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN. Đồng thời, tập trung phân tích các đặc điểm có tính quy của giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN hiện nay. Việc giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN phải gắn với quá trình đào tạo của nhà trường; chịu sự tác động của truyền thống văn hoá, đạo đức, phong tục tập quán; đồng thời không tách rời sự phát triển kinh tế - xã hội và chịu sự tác động thống nhất giữa gia đình - nhà trường và xã hội.

Giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN là quá trình liên tục giải quyết mâu thuẫn nội tại nhằm tích lũy tri thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, là quá trình tự giác chuyển hóa giáo dục thành tự giáo dục, rèn luyện thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh. Giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN nói chung và học sinh TCCN huyện Gia lâm nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó nổi bật là chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phụ thuộc vào sự tác động của tình hình chính trị - xã hội, trực tiếp là những thuận lợi và khó khăn trong công cuộc đổi mới đất nước.

Trên cơ sở những số liệu qua khảo sát, điều tra xã hội học, các tài liệu, báo cáo tổng kết nhiều mặt về tình hình kinh tế - xã hội, các trường TCCN huyện Gia Lâm, luận văn đã phân tích chỉ ra được đặc điểm phát triển đạo đức và giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm. Mặt khác, cũng đã phân tích và chỉ ra được thực trạng đạo đức, nguyên nhân của những thực trạng và xu thế biến đổi của đạo đức học sinh TCCN huyện Gia Lâm trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp cơ bản đồng bộ với ba nhóm giải pháp chính, đó là: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Kết hợp chặt chẽ giữa tự giáo dục của học sinh TCCN với giáo dục truyền thống đạo đức, văn hoá tốt đẹp của địa phương; Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN ở Gia Lâm. Giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm là một vấn đề vừa có ý nghĩa trực tiếp, cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài. Trên cơ sở kết quả bước đầu đã đạt được, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, phát triển vấn đề nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện Gia Lâm cũng như của thành phố Hà Nội.

Từ những kết quả nghiên cứu bước dầu, chúng tôi xin kiến nghị:

- Đảng, Nhà nước và các ban ngành đoàn thể liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội, làm lành mạnh các quan hệ. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên trong sạch vững mạnh, thực sự là tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập và noi theo, củng cố niềm tin của nhân dân nói chung, thế hệ trẻ nói riêng với Đảng, với chế độ XHCN.

- Các trường TCCN huyện Gia Lâm, cần đẩy mạnh việc xây dựng một môi trường học tập, rèn luyện, trong sạch, lành mạnh, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tay nghề, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư

tưởng cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mọi mặt cho học sinh, nhất là phát triển đạo đức mới.

- Cần định hướng sâu hơn và cụ thể về chương trình, nội dung học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với từng đối tượng và chuyên ngành đào tạo. Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục triển khai, nghiên cứu vấn đề: “Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến giáo dục đạo đức mới cho học sinh TCCN huyện Gia Lâm hiện nay”.

Do hạn chế về trình độ, năng lực và thời gian, luận văn mới luận giải được hết sức cơ bản, đó là kết quả bước đầu của nghiên cứu về giáo dục đạo

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức mới cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp huyện Gia Lâm - Hà Nội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 96)