GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty tnhh kiểm toán việt úc (vaal) (Trang 88)

5.2.1. Các giải pháp

5.2.1.1. Tăng cường công việc cho việc thực hiện thủ tục phân tích.

Các kiểm toán viên Công ty kiểm toán Vệt Úc nên phân tích sự biến động giữa năm kiểm toán với năm trƣớc, so sánh các chỉ tiêu có liên quan trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời kết hợp so sánh biến động xu hƣớng và so sánh với chỉ tiêu bình quân ngành và những chỉ tiêu của những doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề kinh doanh.

5.2.1.2. Tăng cường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Do tiết kiệm thời gian, KTV thƣờng bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát hoặc thực hiện song song với các công việc khác. Nhƣng KTV cũng nên chú ý các thử nghiệm kiểm soát nào nên đƣợc thực hiện tại công ty nào hoặc thực hiện song song với các công việc khác nhƣng cũng phải chú ý và phải đƣợc thực hiện một cách chi tiết và rõ ràng.

Mặc dù bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát hay thực hiện song song với các công việc khác thì KTV cần đƣợc trang bị kiến thức đủ vững vàng để có thể lựa chọn mở rộng hay thu hẹp các thử nghiệm chi tiết hay thực hiện toàn bộ các thử nghiệm chi tiết đề ra trên quy trình kiểm toán mẫu, để tiết kiệm thời gian và công sức của KTV mà vẫn đạt đƣợc chất lƣợng kiểm toán cao nhất.

5.2.1.3. Linh hoạt trong quá trình xác lập mức trọng yếu

KTV cần linh hoạt trong việc chọn một tỷ lệ phần trăm phù hợp, để tính toán các sai số của việc xác lập mức trọng yếu sao cho phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng để có kết quả kiểm toán phù hợp nhất.

5.2.1.4. Nâng cao khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV

Trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV thƣờng mang nặng cảm tính và đƣợc đánh giá bằng các kinh nghiệm về tài chính, thuế hay bằng các kỹ năng phỏng vấn của mình. Vì vậy KTV nên đƣợc trang bị những kiến thức chuyên ngành cũng nhƣ các kỹ năng cần thiết cho cuộc kiểm toán tại công ty Khách hàng diễn ra trôi trãi và chuyên nghiệp nhất có thể.

Đối với các nhận định hay đánh giá phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề ghiệp của KTV cần phải cần có tài liệu cụ thể để làm cơ sởso sánh. Điều quan trọng nhất là mỗi KTV phải luôn có hoài nghi nghề nghiệp khi kiểm toán cho công ty khách hàng.

KTV cần cập nhật các thông tƣ quyết định của Bộ tài chính về lĩnh vực có liên quan.

Ở một số thử nghiệm chi tiết cần đối chiếu chứng từ, KTVchỉ thể hiện đƣợc mục tiêu kiểm toán phát sinh và ghi chép chính xác bằng cách kiểm tra sổ sách rồi đối chiếu đến chứng từ. KTV nên thực hiện thêm việc kiểm tra đối chiếu từ chứng từ lên sổ sách để thực hiện đƣợc mục tiêu kiểm toán đầy đủ.

5.2.1.6. Tăng cường việc lưu trữ hồ sơ

Đối với các khách hàng cũ, KTV nên lƣu lại hồ sơ kiểm toán năm trƣớc đó liền kề. Năm sau đi kiểm toán tiếp cho Khách hàng, KTV khôngphải mƣợn lại Báo cáo kiểm toán năm trƣớc để đối chiếu số dƣ đầu kì, để thể hiện sự chuyên nghiệp của KTV công ty kiểm toán Việt Úc.

Việc lƣu trữ hồ sơ làm việc trên giấy của KTV thƣờng đƣợc kẹp vào trong file hồ sơ kiểm toán cùng các bằng chứng khác thu thập đƣợc trong quá trình kiểm toán, nhƣng công ty kiểm toán Việt Úc không tiến hành in các giấy tờ làm việc trên máy tính ra để lƣu trong file hồ sơ giấy cũng nhƣ không tiến hành scan những bằng chứng thu thập đƣợc để lƣu trong máy. Do đó, việc tra xét lại hồ sơ sẽ gặp nhiều khó khăn về thời gian và công sức. Vì vậy, công ty nên scan ra file mềm hay in file ra file cứng để lƣu trữ cả hai loại file cúng và file mềm để loại trừ mọi rủi ro cháy nổ, virus làm mất dữ liệu của Khách hàng và cũng thuận tiện cho quá trình tìm kiếm cho KTV khi cần thiết hay dễ dàng cho việc kiểm tra của Hội sở đối với công ty VAAL.

5.2.2. Các giải pháp khác

5.2.2.1. Tăng cường tìm hiểu thông tin khách hàng

Việc tìm hiểu khách hàng cần đƣợc tiến hành thận trọng và kỹ lƣỡng hơn, đặc biệt là đối với các khách hàng mới.

Việc tìm hiểu nên tham khảo nhiều nguồn thông tin chứ không đơn thuần là cập nhật những thông tin do khách hàng cung cấp.

5.2.2.2. Tăng cường kiểm tra Hệ thống kiểm soát nộ bộ của Khách hàng

KTV nên tiến hành thực hiện đầy đủ các bƣớc trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán nhƣ: đánh giá rủi ro, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, đánh giá lại các rủi ro theo quy trình kiểm toán của VACPA để đảm bảo chất lƣợng kiểm toán.

KTV nên lựa chọn phƣơng pháp kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp cho từng khách hàng cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất cho việc kiểm tra, làm cơ sở để đƣa ra nhận định về tính hữu hiệu và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của Khách hàng.

5.2.2.3. Kết hợp các thử nghiệm với nhau

Một số thử nghiệm có sự trùng lặp trong khâu chọn mẫu, KTV nên nghiên cứu và kết hợp thực hiện để tiết kiệm thời gian cũng nhƣ công sức để kiểm tra chọn mẫu. Một số thử nghiệm chi tiết có thể kết hợp với nhau: Đọc lƣớt sổ cái để kiểm tra các nghiệp vụ bất thƣờng kết hợp với việc lựa chọn các nghiệp vụ xung quanh ngày kết thúc niên độ, kết hợp việc lập bảng kê chi tiết số dƣ cuối kì theo từng khách hàng và việc chọn mẫu khách hàng để gửi thƣ xác nhận.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

Kiểm toán thếgiới nói chung và kiểm toán Việt Nam nói riêng đã trở thành một thành phần không thểthiếu trong nền kinh tế thịtrƣờng ngày nay. Hoạt động kiểm toán đã trở thành hoạt động không thể thiếu đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Thấy đƣợc tầm quan trọng đó, nên các công ty kiểm toán trong và ngoài nƣớc đã không ngừng học hỏi, hoàn thiện chính mình để phát triển vững mạnh, đem lại những dịch vụchất lƣợng tốt nhất cho khách hàng của mình.

Với chƣơng trình kiểm toán chuẩn có khả năng đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà công tác kiểm toán đề ra, và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, luôn năng động, nhiệt tình, không ngừng tích lũy kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đã góp phần đảm bảo chất lƣợng của công tác kiểm toán nên Công ty Kiểm toán Việt Úc đã từng bƣớc tạo đƣợc vị trí và uy tín trong ngành kiểm toán Việt Nam. Trong tƣơng lai công ty sẽ không ngừng mở rộng và phát triển hơn nữa. Nhƣng không vì thế mà công ty chối bỏ những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kiểm toán của mình. Công ty đã và đang dần dần khắc phục những mặt hạn chế đó để ngày càng hoàn thiện chính mình và tạo đƣợc sự tín nhiệm của xã hội. Qua đề tài, có thể thấy rằng quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu của công ty ngoài những ƣu điểm cần phát huy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục và hoàn thiện. Tuy nhiên, sự thành công của một cuộc kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của kiểm toán viên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các đối tƣợng khác. Đó cũng chính là nguyên nhân tác giả đƣa ra một số kiến nghị sau đây

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Nhà Nƣớc

Nghiên cứu soạn thảo và ban hành Luật kiểm toán độc lập sẽ có tác động tích cực đến các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam, nâng cao tính cạnh tranh trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, việc liên kết, tổ chức lại công ty kiểm toán nhỏ sẽ trở thành xu hƣớng tích cực nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính, năng lực quản trị và điều hành cũng nhƣ chuẩn hoá quy trình, công nghệ kiểm toán.

Cần có quy định về những nội dung liên quan đến hoạt động kiểm toán nhƣ: bắt buộc hồ sơ kiểm toán phải qua 3 cấp soát xét, kiểm tra chất lƣợng

hoạt động kiểm toán của từng công ty kiểm toán…Một trong những vấn đề rất quan trọng là tiêu chí xác định điểm ngoại trừ và không ngoại trừ cũng chƣa đƣợc quy định.

Thực hiện kiểm tra định kỳ các công ty kiểm toán theo quy định. Có biện pháp nhắc nhở, xử lý và theo dõi việc sửa chữa các sai phạm của từng công ty đƣợc kiểm tra. Đối với những công ty có nhiều sai phạm cần tiếp tục kiểm tra ngay vào năm tiếp theo.

Tiếp tục thực hiện sửa đổi, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã có hiệu lực từ 15/12/2009 để trình Bộ Tài chính ban hành theo kế hoạch đã định, góp phần tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động của ngành nghề.

6.2.2. Đối với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty kiểm toán Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện nội dung của các Chuẩn mực kế toán - kiểm toán đã ban hành, đẩy mạnh vai trò của Hội nghề nghiệp trong việc đào tạo, bồi dƣỡng cho KTV và tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng hành nghề kiểm toán.

Sớm ban hành Quy chế kiểm soát chất lƣợng hành nghề kế toán, kiểm toán tạo điều kiện cho cơ quan chức năng và hội nghề nghiệp trong quản lý chất lƣợng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

Hội nên tƣ vấn và hỗ trợ các công ty kiểm toán vừa và nhỏ, kêu gọi các công ty chấm dứt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng việc giảm giá phí bất hợp lý, dẫn đến bỏ qua nhiều thủ tục kiểm toán không đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, gây ảnh hƣởng đến uy tín ngành nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tƣ 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 Hƣớng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn

thất các khoản đầu tƣ tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp

2. Thông tƣ 179/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012 Quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đối trong doanh nghiệp.

3. Quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 ban hành chuẩn

mực kiểm toán Việt Nam 500

4. Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2001 ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400

5. Quyết định số 101/2005/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2005 ban hành chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330

6. Website công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc:

PHỤ LỤC Phụ lục 01: Thƣ xác nhận dạng đóng

Công ty XXX Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Địa chỉ: 364 Cộng Hòa, phƣờng 13 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quận Tân Bình, TP HCM o0o

Ngày tháng năm 20xx Kính gửi: Công ty YYY

Trích yếu: V/v xác nhận số liệu cho mục đích kiểm toán.

Công ty Kiểm toán ZZZ đang kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi. Trên sổ sách của chúng tôi, số tiền quý công ty còn nợ là 20.000.000đ vào ngày 31.12.20xx. Nếu số tiền trên phù hợp với sổ sách của quý công ty, quý công ty không cần gửi thƣ trả lời.

Còn nếu số tiền trên khong chính xác, đề nghị quý công ty điền vào phần để trống dƣới đây và gửi trực tiếp cho:

KTV Nguyễn Văn A Công ty Kiểm toán ZZZ

455 Nguyễn X, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Chúng tôi có kèm theo đây một phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ để quý công ty tiện sử dụng

Xin thành thật cảm ơn.

Giám đốc Công Ty XXX

Phần xác nhận của khách hàng

Kính gửi: Ô. Nguyễn Văn A, kiểm toán viên ZZZ

Số dƣ nợ 20.000.000đ vào ngày 31.12.20XX là không phù hợp với sổ sách của chúng tôi. Theo sổ sách của chúng tôi, số dƣ nợ phải trả cho công ty XXX là:.

Phụ lục 02: Thƣ xác nhận dạng mở

Công ty XXX Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Địa chỉ: 364 Cộng Hòa, phƣờng 13 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quận Tân Bình, TP HCM o0o

Ngày tháng năm 20xx Kính gửi: Công ty YYY

Trích yếu: V/v xác nhận số liệu cho mục đích kiểm toán.

Công ty Kiểm toán ZZZ đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của chúng tôi. Đế phục vụ cho việc kiểm toán, đề nghị quý công ty xác nhận vào phần dƣới của thƣ này về số dƣ nợ vào ngày 31.12.20xx. Theo sổ sách của chúng tôi , số dƣ nợ của quý công ty là 20.000.000đ

Xin quý công ty vui lòng xác nhận về số dƣ nợ này và gửi về cho: KTV Nguyễn Văn A

Công ty Kiểm toán ZZZ

455 Nguyễn X, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Ngoài ra, nếu có chênh lệch, xin quý công ty vui lòng điền vào và cùng gửi bảng kê chi tiết đính kèm. Chúng tôi có kèm theo đây một phong bì có dán tem và ghi sẵn địa chỉ để quý công ty tiện sử dụng.

Xin thành thật cảm ơn.

Giám đốc Công ty XXX

Phần xác nhận của khách hàng

Kính gửi: Ô. Nguyễn Văn A, kiểm toán viên ZZZ

Số dƣ nợ 20.000.000đ vào ngày 31.12.20XX là không phù hợp với sổ sách của chúng tôi, ngoại trừ trƣờng hợp đặc biệt đƣợc thuyết minh theo bảng kê chi tiết kèm theo sau đây:

Phụ lục số 03: Cơ sở pháp lý

Thông tư 228/2009/Thông tư - Bộ tài chính _thông tư 89/2013/ Thông tư - Bộ tài chính (sửa đổi bổ sung cho 228/2009/ Thông tư - Bộ tài chính)

a) Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Tài khoản 139-Dự phòng nợ phải thu khó đòi là một trong những tài khoản quan trọng trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

+ Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ƣớc vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

+ Nếu không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý nhƣ một khoản tổn thất.

Căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ƣớc vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

+ Nợ phải thu chƣa đến thời hạn thanh toán nhƣng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

b) Phƣơng pháp lập dự phòng

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng nhƣ sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dƣới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dƣới 2 năm.

+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dƣới 3 năm.

Đối với nợ phải thu chƣa đến hạn thanh toán nhƣng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; ngƣời nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi đƣợc để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty tnhh kiểm toán việt úc (vaal) (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)