(Xem chi tiết tại phụ lục 04)
3.7. Chƣơng trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng của
VAAL
3.7.1. Chuẩn bị kiểm toán
3.7.1.1 Tìm hiểu sơ bộ về Khách hàng
Việc khảo sát này đƣợc thực hiện cho kiểm toán năm đầu tiên. Kiểm toán các năm tiếp theo, kiểm toán viên của công ty chỉ cần dựa vào hồ sơ thƣờng trực cập nhật những thay đổi của đơn vị và dựa vào hồ sơ hiện hành để có những hiểu biết cần thiết về doanh nghiệp. Thông thƣờng để tạo thuận lợi trong công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, kiểm toán viên năm trƣớc sẽ tiếp tục kiểm toán cho khách hàng đó trong những năm kiểm toán tiếp theo.
Tìm hiểu sơ bộ tình hình Khách hàng nhằm mục đích chính: Tóm lƣợc tình hình khách hàng bao gồm các thông tin nhƣ tên, loại hình, quyết định thành lập, lĩnh vực kinh doanh…của doanh nghiệp.
3.7.1.2 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
Tính các tỷ số tài chính để thấy đƣợc tình phát triển của Công ty khách hàng thông qua các hệ số: hệ sốthanh toán, hệ số đo lƣờng hiệu suất hoạt động, hệ số khả năng sinh lời.
Hệ số thanh toán:
+ Hệ số thanh toán hiện hành
+ Hệ số thanh toán nhanh
+ Hệ số thanh toán bằng tiền
Hệ số hệ số đo lường hiệu suất hoạt động:
+ Vòng quay các khoản phải thu
+ Vòng quay hàng tồn kho
+ Vòng quay vốn lƣu động
Hệ số khả năng sinh lời:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
+ Tỷ suất sinh lời của tài sản
+ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
3.7.1.3 Xác định các rủi ro của khoản mục Nợ phải thu khách hàng cho từng Khách hàng cụ thể
Tùy vào tình hình thực tế của từng công ty Khách hàng mà KTV cần phải xác định các rủi ro của khoản mục Nợ phải thu khách hàng cho từng Khách hàng cụ thể
3.7.1.4 Xác lập mức trọng yếu
Việc đánh giá tính trọng yếu này thƣờng dựa vào kinh nghiệm của KTV cho từng doanh nghiệp nhất định.
Phƣơng pháp xác định mức trọng yếu theo hƣớng dẫn của công ty:
Mức trọng yếu đƣợc xác định là số nhỏ nhất của các mức lựa chọn sau, hoặc bình quân của các chỉ tiêu sau:
Doanh thu X 0,5% - 1% trên Doanh thu. 1%-2% trên tổng tài sản và vốn. Tổng giá trị tài sản
Trong từng cuộc kiểm toán, nhóm trƣởng phải trao đổi và thống nhất với kiểm toán viên điều hành về tỷ lệ xác định mức trọng yếu.
Mức trọng yếu chỉ đƣợc phân bổ cho những chỉ tiêu sẽ kiểm tra chọn mẫu. Việc phân bổ mức trọng yếu đƣợc thực hiện theo số dƣ của từng chỉ tiêu.
3.7.2. Thực hiện kiểm toán
3.7.2.1. Tài liệu yêu cầu Khách hàng cung cấp
Trƣớc khi bƣớc vào kiểm toán thực tế trên các sổ sách, các chứng từ thì KTV sẽ trao đổi với Bộ phận kế toán để yêu cầu cung cấp các tài liệu kế toán, sổ sách và các chứng từ có liên quan đến khoản mục Nợ phải thu Khách hàng để dễ dàng và thuận tiện cho quá trình kiểm toán.
3.7.2.2. Thủ tục chung
Thủ tục 1: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm
trƣớc và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Thủ tục 2: Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dƣ cuối năm
trƣớc. Đối chiếu các số dƣ trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng Cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trƣớc (nếu có).
3.7.2.3. Thủ tục phân tích
Tùy theo tình hình thực tế của từng công ty Khách hàng mà KTV xem xét và lựa chọn những thủ tục phân tích cần thiết và phù hợp (có thể thực hiện ít hoặc nhiều hơn các thủ tục sau đây là tùy tình hình thực tế của công ty khách hàng)
Thủ tục 1: So sánh số dƣ phải thu Khách hàng bao gồm cả số dƣ dự
phòng năm nay với năm trƣớc kết hợp với phân tích biến động của doanh thu thuần, dự phòng phải thu khó đòi giữa hai năm.
Thủ tục 2: So sánh hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu
tiền bình quân năm nay với năm trƣớc để đánh giá tính hợp lý của số dƣ nợ cuối năm cũng nhƣ khả năng lập dự phòng (nếu có).
Thủ tục 3: Phân tích tuổi nợ của một số khoản nợ có giá trị lớn, so sánh
với tuổi nợ trung bình các Khách hàng của Doanh nghiệp, thời hạn thanh toán và giải thích những biến động bất thƣờng.
3.7.2.4. Thử nghiệm chi tiết
Tùy theo tình hình thực tế của từng công ty Khách hàng mà KTV xem xét và lựa chọn những thử nghiệm cần thiết và phù hợp (có thể thực hiện ít hoặc nhiều hơn các thử nghiệm sau đây là tùy tình hình thực tế của công ty khách hàng)
Thử nghiệm 1: Thu thập Bảng kê chi tiết số dƣ cuối kỳ các khoản phải
thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng Cân đối kế toán.
Thử nghiệm 2: Kiểm tra các nghiệp vụ bất thƣờng. Thử nghiệm 3: Gửi thƣ xác nhận.
Thử nghiệm 4: Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự
phòng.
Thử nghiệm 5: Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ của các khoản phải thu
kết hợp với tính đúng kỳ của doanh thu hoặc kiểm tra các khoản thu tiền sau ngày kết thúc năm tài chính.
Thử nghiệm 6: Thu thập danh sách các khoản Khách hàng trả tiền trƣớc,
đối chiếu với Sổ Cái, kiểm tra chứng từ, đánh giá tính hợp lý của các số dƣ Khách hàng trả trƣớc lớn qua việc xem xét lý do trả trƣớc, mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày khóa sổ kế toán.
Thử nghiệm 7: Kiểm tra, xử lý chênh lệch tỷ giá của các khoản phải thu,
Khách hàng trả trƣớc có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm.
Thử nghiệm 8: Kiểm tra việc trình bày các khoản phải thu Khách hàng
và dự phòng (nếu có) trên Báo cáo tài chính.
3.7.3. Hoàn thành kiểm toán
-Bảng tổng hợp các sai sót
CHƢƠNG 4
ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VIỆT ÚC
4.1. CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
4.1.1. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng
4.1.1.1. Đối với khách hàng A
Hình thức sở hữu
Công ty TNHH A đƣợc thành lập tại Việt Nam, do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dƣơng cấp vào ngày 20 tháng 06 năm 2005.
Vốn chủ sở hữu: 89.319.819.568 đồng Ngành nghề kinh doanh
-Sản xuất dụng cụ thể thao, dụng cụ y tế, dụng cụ gia đình bằng kim loại, nhựa, gỗ.
-Sản xuất linh phụ kiện bằng kim loại, nhựa, gỗ.
-Sản xuất, lắp đặt vách ngăn, cửa đi, cửa sổ bằng kim loại có kính hoặc không kính.
Kỳ kế toán:bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc ngày 31 tháng 12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đơn vị sử dụng đồng Việt Nam
(VNĐ) trong khi hạch toán.
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật kí chung
Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thƣờng xuyên
Công ty A là khách hàng cũ của công ty nên việc tìm hiểu khách hàng là không cần thiết của KTV, nhƣng tác giả muốn có cái nhìn tổng thể về Khách hàng A nên trình bày phần Tìm hiểu sơ bộ về Khách hàng.
4.1.1.2. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng B
Hình thức sở hữu
Công ty B đƣợc thành lập tại Việt Nam, do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dƣơng cấp vào ngày 01 tháng 05 năm 2007.
Vốn chủ sở hữu: 140.167.748.663 đồng Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất các sản phẩm kim loại, sản xuất gia công các sản phẩm gỗ, gốm sứ, đột dập kim loại (Kẽm, hợp nhôm, đúc sắt đồng), sơn mạ tĩnh điện, mạ acid, chế tạo gia công khuôn kim loại, sản xuất hàng gia dụng bằng nhựa.
Kỳ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 kết thúc ngày 31 tháng 12 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đơn vị sử dụng đồng Việt Nam
(VNĐ) trong khi hạch toán.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật kí chung
Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thƣờng xuyên
Công ty B là khách hàng mới của công ty nên việc tìm hiểu khách hàng cần đƣợc thực hiện và cần chú ý nhiều.
4.1.2. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính
Bảng 4.1: Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của Công ty A
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công ty A
Các hệ số thông thƣờng sử dụng Công thức áp dụng Năm 2012 Năm 2011 Biến động Trƣớc KT Sau KT Lần %
Hệ số đo lƣờng hiệu suất hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu
(Doanh thu / Phải thu
KH BQ) 10.82 9.13 1.69 18
Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn hàng bán /
HTK BQ) 5.62 6.04 (0.42) (7)
Ý kiến nhận xét về hiệu suất hoạt động
Nhìn chung hiệu suất hoạt động của Công ty A trong năm nay tốt hơn năm trƣớc.
Vòng quay khoản phải thu năm 2013 là 10,82 vòng tăng 1,69 vòng, tƣơng ứng tăng 18% so với 2012. Cũng khá hợp lý vì doanh thu năm 2013 tăng mạnh hơn nợ phải thu khách hàng năm 2013. Kiểm toán viên cần tìm hiểu xem đơn vị có ghi khống doanh thu để làm đẹp Báo cáo tài chính hay không.
Giá vốn hàng bán, hàng tồn kho bình quân năm 2013 đều tăng mạnh, nhƣng Hàng tồn kho tăng mạnh hơn Giá vốn hàng bán, do đó làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm 0,42 vòng, tƣơng ứng giảm 7% so với năm 2012. Kiểm toán viên cần tìm hiểu xem đơn vị có thay đổi chính sách lƣu trữ hàng hóa hay không, đồng thời tham gia kiểm kê hàng tồn kho với đơn vị xem đơn vị có khai khống hàng tồn kho không.
Vòng quay vốn lƣu động năm 2013 vẫn ổn định là 1,66 vòng, chênh lệch không đáng kể so với năm 2012
Bảng 4.2: Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chínhcủa Công ty B
Các hệ số thƣờng
sử dụng Công thức áp dụng
2013 2012 Biến động
Trƣớc
KT Sau KT Lần %
Hệ số đo lƣờng hiệu suất hoạt động
Vòng quay các khoản
phải thu (Doanh thu /Phải thu KH BQ) 10.61 14.28 (3.67) (26) Vòng quay hàng tồn kho (Giá vốn hàng bán / HTK BQ) 1.22 1.58 (0.36) (23) Vòng quay vốn lƣu động Doanh thu / (TS ngắn hạn BQ) 1.13 1.40 (0.27) (19)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công ty B
Ý kiến nhận xét về hiệu suất hoạt động
Nhìn chung hiệu suất hoạt động của Công ty B trong năm nay không tốt bằng năm trƣớc.
Vòng quay khoản phải thu năm 2013 là 10,61 vòng giảm 3,67 vòng, tƣơng ứng giảm 26% so với 2012. Cũng khá hợp lý vì doanh thu năm 2013 giảm so với 2012, còn nợ phải thu khách hàng thì tăng. Kiểm toán viên cần tìm hiểu xem đơn vị có thay đổi chính sách thu tiền bán hàng hay không, nợ
phải thu của đơn vị có khả năng là nợ phải thu khó đòi hay không. Từ đó xem việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của đơn vị là đúng hay sai.
Vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là 1,22 vòng giảm 0,36 vòng, tƣơng ứng giảm 23% so với 2012. Giá vốn hàng bán giảm nhẹ nhƣng hàng tồn kho bình quân năm 2013 tăng mạnh, do đó làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm so với năm 2012. Kiểm toán viên cần tìm hiểu xem đơn vị có thay đổi chính sách lƣu trữ hàng hóa hay không, đồng thời tham gia kiểm kê hàng tồn kho với đơn vị xem đơn vị có khai thiếu hàng tồn kho không.
Vòng quay vốn lƣu động năm 2013 là 1,13 vòng, giảm 0,27 vòng. Chỉ số trên cho thấy khả năng xoay sở vốn của doanh nghiệp đã giảm 19% so với năm trƣớc
4.1.3. Xác định các rủi ro
4.1.3.1. Đối với Khách hàng A
Các KTV xác định một số rủi ro có thể xảy ra đối với Nợ phải thu Khách hàng nhƣ sau:
- Do đã kiểm toán ở năm trƣớc, KTV nhận thấy khoản tiền chênh lệch giữa sổ sách Công ty A và thƣ xác nhận chƣa đƣợc Công ty A giải thích hợp lý, nhƣng vì số tiền còn nằm trong ngƣỡng sai sót không cần xem xét điều chỉnh nên KTV không chú ý nhiều. Kiểm toán Nợ phải thu trong năm nay, KTV cần xem xét cẩn thận khoản chênh lệch này có nằm trong ngƣỡng bắt buộc điều chỉnh hay không.
- KTV cần xem xét Công ty A giao dịch với các khách hàng nƣớc ngoài bằng ngoại tệ hay đồng Việt Nam để xem xét việc đánh giá chênh lệch ngoại tệ cuối kỳ.
4.1.3.2. Đối với Khách hàng B
Công ty B là khách hàng mới của Công ty, dựa trên Báo cáo tài chính, Báo cáo Kiểm toán năm 2012 của Công ty B, KTV nhận thấy một số rủi ro nhƣ sau:
- Năm trƣớc, công ty B không có một khoản nợ nào cần đƣợc trích lập dự phòng. KTV nên xem xét cẩn thận có khoản nợ nào cần đƣợc trích lập dự phòng cho năm nay hay không.
- Trong Thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2012, KTV nhận thấy Công ty B có giao dịch với Khách hàng ngoài nƣớc bằng ngoại tệ, KTV cần xem xét các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và xem xét đơn vị có đánh giá chênh lệch cuối kì hay không.
4.1.4. Xác lập mức trọng yếu
4.1.4.1. Đối với Khách hàng A
Bảng 4.3: Xác lập mức trọng yếu của Khách hàng A
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Giá trị của
chỉ tiêu
Giá trị ngƣỡng dƣới của chỉ tiêu
Giá trị ngƣỡng trên của chỉ tiêu
Tổng tài sản (1%-2%) 275.558.223.399 2.755.582.234 5.511.164.468 Doanh thu (0,5%-1%) 294.703.457.641 1.473.517.288 2.947.034.576 Lợi nhuận trƣớc thuế (5%-10%) 6.267.942.419 313.397.121 626.794.242 Mức trọng yếu tổng thể (PM) 2.271.248.322
Mức trọng yếu thực hiện (TE) 1.703.436.241 Sai số bắt buộc điều chỉnh 681.374.497 Sai số không cần điều chỉnh 68.137.450 Sai số nằm trong khoản có cần
điều chỉnh hay không (ER) 68.137.450 < ER <681.374.497
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công ty A
Dựa trên cách xác định mức trọng yếu đã trình bày trong phần Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng, mức trọng yếu của tổng thể đƣợc xác định là số nhỏ nhất hoặc bình quân của các giá trị ngƣỡng trên, ngƣỡng dƣới của các chỉ tiêu.
Để xác định mức trọng yếu của tổng thể một cách khách quan giữa các chỉ tiêu, KTV quyết định xác định mức trọng yếu của tổng thể bằng bình quân của các ngƣỡng trên, ngƣỡng dƣới của các chỉ tiêu, cụ thể nhƣ sau:
Mức trọng yếu tổng thể PM = 2.271.248.322
Mức trọng yếu tổng thể PM đƣợc tính bằng cách trung bình cộng các giá trị của các ngƣỡng trên, ngƣỡng dƣới của các chỉ tiêu.
PM = 2.271.248.322
Mức trọng yếu thực hiện TE = 75% x PM = 1.703.436.241 Sai số bắt buộc điều chỉnh=30% x PM = 681.374.497 Sai số không cần điều chỉnh = 4% x TE = 68.137.450 Sai số nằm trong khoản có cần điều chỉnh hay không ER
68.137.450 < ER <681.374.497
(xem cách trình bày theo giấy tờ làm việc của KTV tại phụ lục số 05)
4.1.4.2. Đối với Khách hàng B
Bảng 4.4 Xác lập mức trọng yếu của khách hàng
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Giá trị của
chỉ tiêu
Giá trị ngƣỡng dƣới của chỉ tiêu
Giá trị ngƣỡng trên của chỉ tiêu
Tổng tài sản (1%-2%) 326.461.199.801 3.264.611.998 6.529.223.996 Doanh thu (0,5%-1%) 181.424.327.445 907.121.637 1.814.243.274 Lợi nhuận trƣớc thuế (5%-10%) 2.151.855.147 107.592.757 215.185.515 Mức trọng yếu tổng thể (PM) 2.139.663.196
Mức trọng yếu thực hiện (TE) 1.604.747.394 Sai số bắt buộc điều chỉnh 641.898.959 Sai số không cần điều chỉnh 64.189.896 Sai số nằm trong khoản có cần
điều chỉnh hay không (ER) 64.189.896< ER <641.898.959
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công ty B
Dựa trên cách xác định mức trọng yếu đƣợc trình bày trong phần Quy trình Kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng, mức trọng yếu của tổng thể đƣợc xác định là số nhỏ nhất của các ngƣỡng trên, ngƣỡng dƣới của các mức chỉ tiêu hoặc bình quân của các giá trị ngƣỡng trên ngƣỡng dƣới của các chỉ tiêu.
Để xác định mức trọng yếu của tổng thể một cách khách quan giữa các chỉ tiêu, KTV quyết định xác định mức trọng yếu của tổng thể bằng bình quân của các ngƣỡng trên, ngƣỡng dƣới của các chỉ tiêu, cụ thể nhƣ sau:
PM = 2.139.663.196
Mức trọng yếu thực hiện TE = 75% x PM = 1.604.747.394 Sai số bắt buộc điều chỉnh I = 30% x PM = 641.898.959