THỰC HIỆN KIỂMTOÁN

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty tnhh kiểm toán việt úc (vaal) (Trang 46)

4.2.1. Tài liệu yêu cầu Khách hàng cung cấp

- Hóa đơn đầu ra của công ty - Nhật kí chung

- Sổ cái

- Báo cáo kiểm toán năm trƣớc

- Bảng phân loại chi tiết số dƣ các con nợ theo tuổi nợ - Sổ chi tiết phải thu khách hàng

- Bảng lập dự phòng và mức trích lập dự phòng trong năm đối với những khoản công nợ khó đòi. Chính sách lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi (nếu có).

- Các biên bản đối chiếu công nợ vào ngày cuối năm tài chính

4.2.2. Thủ tục chung

4.2.2.1. Đối với khách hàng A

Thủ tục 1: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm

trƣớc và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Sau quá trình kiểm tra thì KTV thu thập đƣợc kết quả:

- Chính sách công nợ

+ Chƣa quy định hạn mức nợ

+ Chƣa quy định cụ thể thời gian thu hồi nợ + Chủ yếu là kế toán sẽ đôn đốc thu tiền Đại lý + Khi bán hàng thì chƣa có kí duyệt hạn mức nợ - Quy trình bán hàng theo dõi công nợ trong nƣớc

+ Đơn vị ghi nhận doanh thu và công nợ phải thu căn cứ vào hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa tại kho công ty, hóa đơn bán hàng.

+ Kế toán đối chiếu số lƣợng, chủng loại hàng, đơn giá giữa phiếu xuất kho với biên bản giao nhận hàng, hợp đồng mua bán và hóa đơn tài chính.

Nhận xét: Thủ tục trên cho thấy phƣơng pháp kế toán đối với khoản mục

nợ phải thu khách hàng và dự phòng nợ phải thu khó đòi của đơn vị nhất quán với năm trƣớc, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Thủ tục 2: Kiểm tra số dƣ đầu kì 2013

Lập bảng số liệu tổng hợp so sánh số dƣ đầu kì 2013 và số dƣ cuối kì 2012. Đối chiếu các số dƣ đầu kì 2013 (lấy từ Báo cáo tài chính 2013), số dƣ cuối kì 2012 (lấy từ Báo cáo kiểm toán 2012), số dƣ cuối kì 2012 của Bảng Cân đối phát sinh. Thủ tục này giúp KTV kiểm trađối chiếu sự khớp đúng của số dƣ đầu kì 2013 và số dƣ cuối kì 2012. Bảng 4.5: Bảng số liệu tổng hợp của Khách hàng A Đơn vị tính: đồng TK Diễn giải SDĐKCĐPS 2013 SDCK BCKT2012 SDĐKBCTC 2013

1311 Phải thu của

khách hàng 25.945.608.580 25.945.608.580 25.945.608.580 1312 Khách hàng trả tiền trƣớc (55.742.421) (55.742.421) (55.742.421) 139 Dự phòng nợ phải thu khó đòi (1.314.958.063) (1.314.958.063) (1.314.958.063)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công ty A

Chú giải:

SDĐK CĐPS: Số dƣ đầu kì của Bảng cân đối phát sinh SDCK BCKT: Số dƣ cuối kì của Báo cáo kiểm toán SDĐK BCTC: Số dƣ đầu kì của Báo cáo tài chính

Nhận xét:Sau khi tiến hành lập Bảng số liệu tổng hợp, KTV nhận thấy

không có sự chênh lệch xảy ra giữa số dƣ cuối kì trong Báo cáo kiểm toán năm 2012, số dƣ đầu kì của Báo cáo tài chínhnăm 2013 và số dƣ đầu kì của Bảng Cân đối phát sinh năm 2013. Qua đó, KTV đƣa ra kết luận số dƣ đầu kìcủa các khoản Phải thu của khách hàng, Khách hàng trả tiền trƣớc và Dự phòng nợ phải thu khó đòi đƣợc trình bày phù hợp.

Đánh giá: KTV thực hiện khá đầy đủ thủ tục chung, đã kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trƣớc và phù hợp với quy định

của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, đối chiếu số dƣ đầu kì 2013 và số dƣ cuối kì 2012.

4.2.2.2. Đối vớikhách hàng B

Thủ tục 1: Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trƣớc và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Sau quá trình kiểm tra thì KTV thu thập đƣợc kết quả:

-Chính sách công nợ:

+ Chƣa có quy định hạn mức nợ.

+ Thời gian thu hồi nợ đƣợc quy định cụ thể trong từng hợp đồng bán sản phẩm.

+ Tổng giám đốc là ngƣời phê duyệt hợp đồng bán hàng cho nợ tiền.

+ Kế toán công nợ căn cứ thời hạn thanh toán ghi nhận trên hợp đồng để tiến hành thu hồi nợ.

+ Khách hàng trễ hạn thanh toán từ 7 ngày kế toán thanh toán sẽ lập danh sách để theo dõi riêng, đôn đốc khách hàng thanh toán.

-Quy trình bán hàng theo dõi công nợ trong nƣớc:

+ Đơn vị ghi nhận doanh thu và công nợ phải thu căn cứ vào hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa tại kho công ty, hóa đơn bán hàng;

+ Kế toán đối chiếu số lƣợng, loại hàng, đơn giá giữa phiếu xuất kho với biên bản giao nhận hàng, hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính. -Quy trình bán hàng theo dõi công nợ ngoài nƣớc (xuất khẩu):

+ Đơn vị căn cứ vào hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, tờ khai xuất khẩu, Bill tàu, xuất hóa đơn xuất khẩu.

+ Căn cứ các chứng từ trên đơn vị tiến hành ghi nhận doanh thu xuất khẩu và công nợ phải thu.

-Ngƣời mua trả tiền trƣớc:

+ Căn cứ điều khoản thanh toán ghi nhận trên hợp đồng mua bán và chứng từ thu tiền, kế toán ghi nhận bên có TK131.

Nhận xét:Thủ tục trên cho thấy phƣơng pháp kế toán đối với khoản mục

nợ phải thu khách hàng và dự phòng nợ phải thu của đơn vị nhất quán với năm trƣớc và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Thủ tục 2: Kiểm tra số dƣ đầu kì 2013

Lập bảng số liệu tổng hợp so sánh số dƣ đầu kì 2013 và số dƣ cuối kì 2012. Đối chiếu các số dƣ đầu kì 2013 (lấy từ Báo cáo tài chính 2013), số dƣ cuối kì 2012 (lấy từ Báo cáo kiểm toán 2012), số dƣ đầu kì 2013 của Bảng Cân đối phát sinh. Thủ tục này giúp KTV kiểm tra chiếu sự khớp đúng của số dƣ đầu kì 2013 và số dƣ cuối kì 2012. Bảng 4.6: Bảng số liệu tổng hợp của Khách hàng B Đơn vị tính: đồng TK Diễn giải SDĐK CĐPS 2013 SDCK BCKT 2012 SDĐK BCTC 2013

1311 Phải thu của khách

hàng 12.763.710.049 12.763.710.049 12.763.710.049 1312 Khách hàng trả tiền

trƣớc (319.588.601) (319.588.601) (319.588.601) 139 Dự phòng nợ phải

thu khó đòi - - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công ty B

Chú giải:

SDĐK CĐPS: Số dƣ đầu kì của Bảng cân đối phát sinh SDCK BCKT: Số dƣ cuối kì của Báo cáo kiểm toán SDĐK BCTC: Số dƣ đầu kì của Báo cáo tài chính

Nhận xét:

Do là Công ty B là Khách hàng mới, kiểm toán trong năm đầu tiên, nên KTV phải mƣợn lại Báo cáo tài chính năm 2012 đã đƣợc kiểm toán của Khách hàng B do Công ty Kiểm toán trƣớc đã kiểm toán

Sau khi tiến hành lập Bảng số liệu tổng hợp, KTV nhận thấy không có sự chênh lệch xảy ra giữa số dƣ cuối kì trong Báo cáo kiểm toán của năm 2012, số dƣ đầu kì của Báo cáo tài chính năm 2013 và số dƣ đầu kì của Bảng Cân đối phát sinh năm 2013. Qua đó, KTV đƣa ra kết luận số dƣ đầu kì của các khoản Phải thu của khách hàng, Khách hàng trả tiền trƣớc và Dự phòng nợ phải thu khó đòi đƣợc trình bày phù hợp.

Đánh giá: KTV thực hiện khá đầy đủ thủ tục chung, đã kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trƣớc và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, đối chiếu số dƣ đầu kì 2013 và số dƣ cuối kì 2012.

► Lý do của sự khác biệt của các thủ tục chung giữa 2 Khách hàng: Nhìn chung do Công ty A là Khách hàng cũ, Công ty B là Khách hàng mới nên mọi việc tìm hiểu, thực hiện các thủ tục, các thử nghiệm của B đều đƣợc các KTV làm tƣơng đối đầy đủ và chi tiết nhất có thể nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tại Công ty A, do đã kiểm toán cho Khách hàng A vào những năm trƣớc, KTV có thể mƣợn lại Báo cáo kiểm toán năm 2012 mà VAAL đã kiểm toán cho công ty A và dễ dàng sử dụng số liệu trên giấy tờ làm việc 2012 để đối chiếu.

- Tại Công ty B, do là Công ty B là Khách hàng mới, kiểm toán trong năm đầu tiên, nên KTV phải mƣợn lại Báo cáo kiểm toán năm 2012 đã đƣợc kiểm toán của Khách hàng B do Công ty Kiểm toán trƣớc đã kiểm toán

4.2.3. Thủ tục phân tích

4.2.3.1. Đối với Khách hàng A

Thủ tục: So sánh số dƣ năm nay với năm trƣớc, để đánh giá tính hợp lý

của số dƣ nợ cuối năm cũng nhƣ khả năng lập dự phòng.

So sánh số dƣ phải thu khách hàng, doanh thu thuần, tài sản ngắn hạn, tổng tài sản, hệ số quay vòng các khoản phải thu và số ngày thu tiền bình quân năm nay với năm trƣớc để đánh giá tính hợp lý của số dƣ nợ cuối năm cũng nhƣ khả năng lập dự phòng.

Trƣớc tiên KTV liệt kê số dƣ cuối kì năm 2013 dựa vào Bảng cân đối số phát sinh do công ty A cung cấp. Sau đó, KTV cũng liệt kê số dƣ năm 2012 dựa vào Báo cáo kiểm toán năm 2012. Tiếp theo, KTV sẽ phân tích biến động của các tỷ số tài chính năm 2013 so với năm 2012. Phân tích này bao gồm phân tích biến động tuyệt đối và biến động tƣơng đối. Từ đó, KTV tìm hiểu nguyên nhân sự biến động và lƣu ý các biến động quá lớn hoặc bất thƣờng.

Sau khi thực hiện thủ tục trên KTV tổng hợp kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.7:Các chỉ số tài chính của Khách hàngA

Đơn vị tính: đồng

SDCK 2013 SDCK 2012 Chênh lệch Tỷ lệ

(%)

Phải thu khách hàng 28.549.772.831 25.945.608.580 2.604.164.251 10,04 Doanh thu thuần 294.703.457.641 236.837.090.825 57.866.366.816 24,43

Vòng quay các

khoản phải thu 10,82 9,13 1,69 18,49

Số ngày thu nợ bình

quân 33 39 (6) (15,6)

Tài sản ngắn hạn 212.026.789.502 141.980.835.932 70.045.953.570 49,33 Tổng tài sản 275.558.223.399 208.947.108.207 66.611.115.192 31,88 Tỉ lệ phải thu trên tài

sản ngắn hạn 20% 26%

Tỉ lệ phải thu trên

tổng tài sản 10% 12%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công ty A

Chú giải:

SDCK: Số dƣ cuối kì

Nhận xét:

Qua thủ tục phân tích trên KTV nhận thấy tình hình Phải thu khách hàng và Doanh thu thuần đều tăng. Mối quan hệ tỷ lệ thuận của Phải thu Khách hàng và Doanh thu thuầnnày là phù hợp với tình hình phát triển của công ty. Mặc dù số lƣợng Khách hàng nợ lại nhiều nhƣng số ngày thu nợ bình quân đã giảm đáng kể vì công ty đã có chính sách chiết khấu cho các khách hàng trả tiền sớm hơn, nên vòng quay Nợ phải thu khách hàng đã tăng nhẹ và số ngày thu nợ bình quân đã giảm nhẹ. Số liệu cụ thể nhƣ sau:

- Phải thu khách hàng tăng hơn 2,6 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 10,04%. - Doanh thu thuần tăng hơn 57,86 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 24,43%.

- Vòng quay nợ phải thu tăng từ 9,13 vòng trong năm 2012 lên 10,82 vòng trong năm 2013 chiếm tỷ lệ 18,49%.

- Số ngày thu nợ bình quân giảm 6 ngày, từ 39 ngày trong năm 2012 giảm xuống 33 ngày trong năm 2013 chiếm tỷ lệ 15,6% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản ngắn hạn tăng hơn 49,33%, tổng tài sản tăng hơn 31,88%, trong khi đó Khoản phải thu khách hàng tăng 10,04% từ đó dẫn tới tỷ lệ phải thu trên tài sản ngắn hạn, tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản đều giảm. Cụ thể nhƣ sau:

- Tỷ lệ phải thu trên tài sản ngắn hạn giảm từ 26% trong năm 2012 xuống 20% trong năm 2013.

- Tỷ lệ phải thu trên Tổng tài sản giảm từ 12% trong năm 2012 xuống 10% trong năm 2013

Đánh giá:

KTV có thực hiện các thủ tục phân tích cho Khách hàng A, mặc dù không thực hiện đầy đủ các thủ tục phân tích theo VACPA nhƣng cũng đã phản ánh tình hình hoạt động và phát triển của công ty thông qua các chỉ số tài chính.

4.2.3.2. Đối với Khách hàng B

Thủ tục: So sánh tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản và tỷ lệ phải thu trên tài

sản ngắn hạn của năm nay và năm trƣớc.

KTV nhận thấy rằng công ty chƣa quy định hạn mức nợ và chƣa quy định cụ thể thời gian thu hồi nợ nên KTV không phân tích dựa trên vòng quay Nợ phải thu và số ngày thu nợ bình quân.

KTV áp dụng thủ tục phân tích: so sánh tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản và tỷ lệ phải thu trên tài sản ngắn hạn của năm nay và năm trƣớc.

Bảng4.8: Các chỉ số tài chính của khách hàng B

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Số dƣ Khoản phải thu

khách hàng 21.434.263.084 12.763.710.049 8.670.553.035 67,93 Tài sản ngắn hạn 190.453.849.890 130.265.012.095 60.188.837.795 46,20 Tổng tài sản 326.461.199.801 288.063.575.308 38.397.624.493 13,33 Tỉ lệ phải thu trên tài sản

ngắn hạn 11,25% 9,80%

Tỉ lệ phải thu trên tổng

tài sản 6,57% 4,43%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu công ty B

Nhận xét:

Qua thủ tục phân tích trên KTV nhận thấy tình hình Phải thu khách hàng biến động là phù hợp với tình hình đang phát triển của công ty, tỷ lệ thuận với sự biến động của Tài sản ngắn hạn, cụ thể nhƣ sau:

- Phải thu ngắn hạn khách hàng tăng hơn 8,67 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 67,93%.

Tài sản ngắn hạn tăng46,20%, tổng tài sản tăng 13,33%, trong khi đó khoản phải thu khách hàng tăng 67,93% từ đó dẫn tới tỷ lệ phải thu trên tài sản ngắn hạn và tỷ lệ phải thu trên tổng tài sản đều tăng. Cụ thể nhƣ sau:

- Tỷ lệ phải thu trên tài sản ngắn hạn tăng từ 9,8% trong năm 2012 đến 11,25% trong năm 2013.

- Tỷ lệ phải thu trên Tổng tài sản tăng từ 4,43% trong năm 2012 đến 6,57% trong năm 2013.

Đánh giá:KTV chỉ áp dụng một thủ tục phân tích cho Khách hàng B,

chƣa phản ánh đầy đủ các tỷ số tài chính của Nợ phải thu khách hàng. Vì vậy KTV cần thực hiện đầy đủ các thử nghiệm chi tiết cần thiết.

4.2.3.3. Thử nghiệm chi tiết

Đối với Khách hàng A

Thử nghiệm 1: Kiểm tra bảng kê chi tiết số dƣ cuối kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra bảng kê chi tiết số dƣ cuối kỳ các khoản phải thu theo từng khách hàng và đối chiếu tổng số phải thu với Bảng Cân đối kế toán, Sổ cái 131 và so sánh với số dƣ cuối kì năm trƣớc.

KTV sẽ tổng hợp số dƣ công nợ theo từng đối tƣợng và kiểm tra đối chiếu tổng số phải thu với Bảng Cân đối kế toán

Bảng 4.9: Bảng kê chi tiết số dƣ cuối kì (tóm tắt)

Đơn vị tính: đồng

TK TÊN

Số dƣ đầu kì Số phát sinh Số dƣ cuối kì

Nợ Nợ Nợ 131F Khách hàng nƣớc ngoài 9.027.738.495 - 83.088.693.753 81.784.708.571 10.331.723.677 - 131F06 Cty TNHH Kỹ Sao 7.009.250.152 - 60.920.735.305 59.144.810.035 8.785.175.422 131F02 Extreme International 1.998.355.998 - 21.167.155.571 21.837.312.384 1.328.199.185 131F07 Iden International - - 991.117.857 802.586.152 188.531.705 131F08 Garpa Garten&Park Einrichtungen 20.132.345 - 9.685.020 - 29.817.365 131F09 Newco Industrial - - 1.485.869.520 1.485.869.520 - 131I Khách hàng trong nƣớc 16.917.870.085 55.742.421 165.548.965.896 164.234.966.670 18.218.049.154 41.922.264

131I063 Cty TNHH Tân Thời - - 8.366.547.595 5.937.556.877 2.428.990.718 -

131I016 Cty TNHH China Ecotek - - 29.460.193.272 27.143.369.344 2.316.823.928 -

131I031 DNTN DV&TM Tiến Cƣờng 2.687.291.080 - 46.772.672.880 47.208.401.612 2.251.562.348 -

131I017 Cty TNHH SXTM Quân Đạt 418.115.279 - 5.376.823.028 3.960.569.041 1.834.369.266 -

131I054 Cty TNHH Ta Shuan 627.306.900 - 6.218.388.842 5.257.306.192 1.588.389.550 -

TK TÊN

Số dƣ đầu kì Số phát sinh Số dƣ cuối kì

Nợ Nợ Nợ

131I008 Cty TNHH TM DV Đông Hoa 3.898.009.297 - 29.408.110.381 32.266.398.233 1.039.721.445 -

131I071 Cty TNHH Clearwater Metal - - 2.740.188.220 1.883.497.000 856.691.220 -

131I033 Cty TNHH Tân Đài Việt 1.293.958.063 - - 780.000.000 513.958.063 -

131I043 Cty TNHH Thúy Mỹ Tƣ VN 409.764.611 - - 50.000.000 359.764.611 -

131I023 Cty CP CN Chính Xác VN 1.014.971.574 - 8.453.191.156 9.148.532.293 319.630.437 -

131I049 Cty TNHH TMXNK Minh Đạt 458.435.244 - 1.832.106.667 1.974.353.367 316.188.544 -

131I039 Cty TNHH MTV Kỹ Nghệ Sói - 7.920.550 87.135.400 58.997.400 20.217.450 -

131I052 CN Cty TNHH Cơ Khí XD - 575.942 90.937.385 77.653.327 12.708.116 -

131I038 Cty XD Phúc Thịnh - 34.523.429 - - - 34.523.429

131I060 Đinh Thế Ngọc - 8.500.000 8.500.000 - - -

131I062 Liao Chin Hung - 4.222.500 4.222.500 - - -

Một phần của tài liệu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng tại công ty tnhh kiểm toán việt úc (vaal) (Trang 46)