Tổng quan về thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu ứng dụng gis vào công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 32)

2.4.1. Điều kiện tự nhiên

2.4.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đƣợc hình thành theo Nghị định 10/2007/NĐ-CP vào ngày 16/01/2007 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Cao Lãnh trƣớc đây. Thành phố Cao Lãnh nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30, cách TP.HCM 154km, Thành phố Cần Thơ 80 km; phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh, phía Nam giáp huyện Lấp Vò đều cùng tỉnh, phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Thành phố Cao Lãnh có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 08 phƣờng và 07 xã: phƣờng 1, 2, 3, 4, 6, 11, Hòa Thuận, Mỹ Phú; xã Mỹ Tân, Hòa An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi.

Tên gọi "Cao Lãnh" bắt nguồn từ hai chữ "Câu Đƣơng", là tên một nhân vật gốc Quảng Nam di cƣ vào Nam theo đợt chiêu mộ của Nguyễn Hữu Cảnh. Ông Câu đƣơng tên thật là Đỗ Công Tƣờng, tự Lãnh, đến lập nghiệp ở phủ Tân Thành, lập một ngôi chợ và làm chủ. Vì thế dân gọi tắt là chợ "Câu Lãnh", sau đọc trại ra thành "Cao Lãnh".

Hình 2.4: Một góc thành phố Cao Lãnh

Một trong những điểm mạnh của thành phố là du lịch văn hóa lịch sử và sinh thái. Thành phố có một số điểm đến thu hút du khách nhƣ: khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, Bia Tiền Hiền Nguyễn Tú, di tích lịch sử cách mạng Hoà An - nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh, Bảo tàng Đồng Tháp, đền Đỗ Công Tƣờng, Văn Miếu Cao Lãnh và các điểm du lịch miệt vƣờn...

2.4.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình tự nhiên của thành phố Cao Lãnh rất bằng phẳng, cao độ địa hình trung bình thay đổi từ 4,3m tới 7m. Khu vực Thành phố có nhiều sông rạch chia cắt địa hình thành nhiều khu vực nhỏ nhƣ sông Đình Trung, kênh Thầy Cừ, rạch Chùa, rạch Xếp Lá,… địa hình của thành phố Cao Lãnh thay đổi theo từng khu vực nhƣ sau:

- Khu vực trung tâm thành phố: gồm các phƣờng 1, 2, 3, một phần phƣờng 4, khu Trần Quốc Toản và khu các công trình thể thao tại xã Mỹ Trà là các khu vực có mật độ xây dựng cao đã đƣợc tôn nền tới cao độ trung bình từ 2,2m tới 6,1m.

- Khu vực dọc sông Cao Lãnh, dọc đƣờng Phạm Hữu Lầu ra bến phà Cao Lãnh có cao độ địa hình tƣơng đối cao, cao trình tự nhiên trung bình từ 4,8m tới 6,2m.

- Các khu vực khác phần lớn là đất ruộng, vƣờn có cao độ địa hình tƣơng đối thấp, cao độ trung bình từ 4,3m tới 5,7m.

Các sông lớn trong phạm vi thành phố Cao Lãnh có tác dụng giao thông thuỷ, tiêu thoát nƣớc và tạo cảnh quan cho Thành phố gồm có:

- Sông Tiền đoạn qua phạm vi thành phố Cao Lãnh có chiều dài khoảng 20km, bờ sông tƣơng đối ổn định không bị xói lở. Đây là tuyến giao thông thuỷ quốc gia và cũng góp phần quan trọng trong việc tiêu thoát lũ cho thành phố Cao Lãnh.

- Sông Cao Lãnh chảy qua trung tâm thành phố có chiều dài khoảng 13km, chiều rộng trung bình từ 25m tới 50m, sâu trung bình từ 4,7m tới 7m.

- Sông Đình Trung đoạn qua thành phố có chiều dài khoảng 7,5km, rộng trung bình từ 20m tới 50m, sâu trung bình từ 4m tới 6m.

2.4.1.3. Đặc điểm khí hậu

a) Lƣợng mƣa

Thành phố Cao Lãnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và khí hậu thành phố có đặc điểm là nhiệt độ ổn định và đồng nhất. Độ ẩm cao và lƣợng mƣa tƣơng đối phong phú. Thành phố Cao Lãnh có đặc điểm khí tƣợng chung của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở vùng ĐBSCL chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, khí hậu đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô:

Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lƣợng mƣa chiếm 90% - 92% lƣợng mƣa cả năm, trong đó chỉ riêng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10) lƣợng mƣa chiếm đến 30% - 40% lƣợng mƣa cả năm, thời gian còn lại (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) là mùa khô, thời gian này lƣợng mƣa chỉ chiếm từ 8% - 10% lƣợng mƣa cả năm.

b) Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình của thành phố Cao Lãnh qua các năm biến động từ 27,0 - 27,30C. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn, khoảng 4,30

C. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 29,50C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 25,20C

c) Độ ẩm tƣơng đối của không khí

Độ ẩm tƣơng đối của không khí bình quân năm là 82 - 85% và thay đổi theo mùa. Mùa mƣa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào tháng 9, 10 khoảng 88%. Mùa khô, độ ẩm thấp đạt cực tiểu vào tháng 2, 3 khoảng 78 - 80%.

d) Lƣợng bốc hơi

Lƣợng bốc hơi bình quân 3,1 mm/ngày và có khuynh hƣớng giảm dần xuống theo hƣớng Nam. Các tháng mùa khô có lƣợng bốc hơi lớn, trung bình 3,1 - 4,6 mm/ngày, các tháng mùa mƣa có lƣợng bốc hơi nhỏ 2,3 - 3,3 mm/ngày.

e) Gió

Trong năm thịnh hành 2 hƣớng gió chính: gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4; gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió nhìn chung không cao, trung bình năm 1,0 - 1,5 m/s.

f) Chế độ thủy văn

Chế độ thuỷ văn thành phố Cao Lãnh chịu tác động của 3 yếu tố: lũ, mƣa nội đồng và thuỷ triều biển Đông. Hằng năm hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa lũ trùng với mùa mƣa, mùa kiệt trùng với mùa khô.

Mùa kiệt: mùa kiệt đƣợc nối tiếp sau mùa lũ từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau. Chế độ thuỷ văn trên sông, kênh chịu tác động trực tiếp của thuỷ triều biển Đông, mực nƣớc giảm dần đến tháng 1, tháng 2 trở đi bắt đầu thấp hơn mặt sông, trừ một số khu vực phía Nam có thể lợi dụng thuỷ triều khai thác tƣới tự chảy.

Mùa lũ: lũ xuất hiện ở Đồng Tháp từ tháng 7 đến tháng 11 vào loại sớm ở khu vực ĐBSCL, ở thành phố Cao Lãnh lũ về muộn hơn so với các huyện đầu nguồn, trƣớc đây từ 5 - 6 năm có một trận lũ lớn, gần đây lũ lớn xảy ra liên tiếp gây ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân, gây thiệt hại đáng kể về tài sản và cơ sở hạ tầng trong địa phƣơng.

2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.4.2.1. Tình hình kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) năm 2010 ƣớc đạt 17,4% (kế hoạch là 17%); trong đó khu vực thƣơng mại - dịch vụ tăng 18,38% (kế hoạch 18%); khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 18,96% (kế hoạch 18,6%); khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 4,36% (kế hoạch 6%).

Về cơ cấu kinh tế (theo giá so sánh 1994), ƣớc tính tỷ trọng thƣơng mại - dịch vụ đạt 63,13% (chỉ tiêu 63%); công nghiệp - xây dựng đạt 29,6% (chỉ tiêu 29,3%); nông - lâm - thủy sản đạt 7,27% (chỉ tiêu 7,7%).

Nếu tính cơ cấu kinh tế theo giá thực tế, ƣớc tính tỷ trọng thƣơng mại - dịch vụ đạt 61,03% (năm 2009 là 60,34%); công nghiệp - xây dựng đạt 29,04% (năm 2009 là 28,81%); nông - lâm - thủy sản đạt 9,93% (năm 2009 là 10,85%).

Mức sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, GDP bình quân đạt 27,7 triệu đồng/ngƣời/năm, tƣơng đƣơng 1.420 USD/ngƣời/năm (chỉ tiêu 28 triệu đồng/ngƣời/năm), tăng 8,75% so với năm 2009.

Bảng 2.2: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cao Lãnh 5 năm (2006-2010)

ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Ước thực hiện năm 2009 Ước thực hiện năm 2010 I. GDP và cơ cấu kinh tế

GDP theo giá thực tế Triệu đồng 1.910.527 2.458.502 2.925.406 3.565.859 4.172.055 GDP theo giá năm 94 Triệu đồng 1.287.638 1.548.640 1.861.095 2.164.791 2.532.805 Tăng trƣởng GDP (giá 94) % 18,86 19,04 20,08 16,32 17 GDP bình quân đầu ngƣời Triệu đồng 12,650 16,210 (1.007,76 USD) 19,206 (1.171 USD) 25,472 (1.592 USD) 28,000 (1.660 USD) Cơ cấu kinh

tế: + Công nghiệp - Xây dựng % 28,07 28,45 28,83 29,22 29,3 + Thương mại - Dịch vụ % 60,41 61,30 62,05 62,61 63 + Nông - Lâm - Ngư nghiệp % 11,52 10,25 9,12 8,17 7,7

ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Ước thực hiện năm 2009 Ước thực hiện năm 2010 II. Công nghiệp -Xây dựng

ông nghiệp điện năng % 1,70 1,70 1,70 1.23 1,86 N khai thác vật liệu y dựng % 10,22 10,22 10,22 10,53 9,52 N chế biến % 88,08 88,08 88,08 88,24 88,62

III. Thương mại - dịch vụ

Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa Triệu đồng 1.819.818 2.317.804 2.879.336 3.668.289 Dịch vụ vận tải + hối lư ng vận chuyển Hàng hóa Tấn 447.000 465.000 567.000 + vận chuyển hành khách Người 69.304.000 70.465.000 116.543.000 Dịch vụ khách sạn, ăn uống Triệu đồng 1.494.452 2.051.177 2.695.122

ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Ước thực hiện năm 2009 Ước thực hiện năm 2010 IV. Nông - Lâm - Ngư nghiệp

- Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng 405.651 517.850 631.744 770.864 + Trồng trọt Triệu đồng 202.556 267.340 353.596 + hăn nuôi Triệu

đồng 51.591 85.066 106.683 + Dịch vụ nông nghiệp Triệu đồng 20.332 29.819 36.823 + m nghiệp Triệu đồng 10.315 10.044 10.136 + Thủy sản Triệu đồng 46.094 52.049 87.650 V. Y tế - Số lƣợt ngƣời khám và điều trị Lƣợt ngƣời 257.972 248.393 238.359 316.482 320.450 - Số ngƣời tham gia KHHGĐ Ngƣời 19.436 19.897 19.780 20.650 20.870 - Số trẻ em đƣợc TCRM Trẻ em 2.280 2.250 2.419 2.354 2.370

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - ã hội năm 2010, thành phố ao ãnh.

a) Thƣơng mại - Dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ từ ƣớc đạt 4.491,83 tỷ đồng; tăng 25,68% so với năm 2009; đã cấp 674 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nâng tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn là 8.712 hộ, với tổng vốn đầu tƣ 459,355 tỷ đồng.

Ƣớc tổng mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn là 7,58%; tăng mạnh nhất là nhóm hàng ăn uống, dịch vụ, lƣơng thực thực phẩm, vật liệu xây dựng,… nguyên nhân tăng là do giá gas, xăng dầu, điện tăng; đồng thời tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra ở nhiều nơi nên ảnh hƣởng đến nguồn cung thực phẩm.

Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tƣ đƣợc triển khai và thực hiện ngay từ đầu năm đạt đƣợc một số kết quả nhất định, trong đó, tiến độ triển khai một số dự án trọng điểm trên địa bàn nhƣ: Công ty cổ phần Phát triển đô thị Sen Vàng đang tiến hành khảo sát lập phƣơng án đền bù tại Khu đô thị mới Phƣờng 3; đang phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tƣ phát triển nhà và KCN Đồng Tháp thực hiện đầu tƣ thay đổi công năng nhà lồng chợ Mỹ Trà thành siêu thị tổng hợp, theo chủ trƣơng của tỉnh; phối hợp với nhà đầu tƣ điều chỉnh quy hoạch và lập phƣơng án đầu tƣ khu dịch vụ, thƣơng mại ấp 1, xã Mỹ Tân; lập báo cáo khả thi dự án nâng cấp đô thị từ nguồn vốn ODA; tiếp xúc

ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Ước thực hiện năm 2009 Ước thực hiện năm 2010 VI. Dân số - Dân số trung bình Ngƣời 157.393 152.241 155.243 159.157 161.099 - Dân số nữ Ngƣời 75.978 76.011 77.825 79.897 81.022 + T lệ tăng D tự nhiên Phần nghìn 1,03 1,02 1,01 0,98 0,9 + T lệ tăng D cơ học Phần nghìn 1,17 1,16 1,2 1,19 1,2 + Mức giảm sinh Phần nghìn 0,3 0,2 0,17 0,2 0,15

b) Công nghiệp - Xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tiếp tục đà tăng trƣởng và có xu hƣớng tăng cao, ƣớc đạt 7.805,09 tỷ đồng, tăng 26,57% so với năm 2009. Tăng trƣởng chủ yếu ở các ngành có mức tăng trƣởng cao về sản lƣợng đã làm tăng tốc chung của toàn ngành nhƣ: chế biến lƣơng thực - thực phẩm, chế biến thủy sản - thức ăn thủy sản, dƣợc phẩm,… Đạt đƣợc hiệu quả trên nhờ chính sách kích cầu đầu tƣ và các giải pháp chống suy giảm kinh tế của Chính phủ đã phát huy hiệu quả; thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc đƣợc phục hồi và mở rộng sau khủng hoảng; việc tuyên truyền - vận động “ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” đƣợc triển khai mạnh mẽ đã kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng nội địa tăng mạnh, thu nhập dân cƣ tăng dẫn đến sức mua tăng theo; đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà sản xuất - kinh doanh mạnh dạn đầu tƣ vốn để tạo thêm năng lực sản xuất mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Ngành xây dựng tiếp tục tăng trƣởng do có sự tập trung đầu tƣ nâng cấp hạ tầng đô thị, tăng vốn đầu tƣ phát triển, đã phần nào thúc đẩy các doanh nghiệp và ngƣời dân đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới nhà ở, văn phòng làm việc, trụ sở kinh doanh - dịch vụ,...

c) Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp

Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của thành phố Cao Lãnh. 6 tháng đầu năm 2010, khu vực này chỉ chiếm 10,45% trong cơ cấu GDP của thành phố. Sản xuất nông nghiệp của thành phố đang từng bƣớc đƣợc chuyên nghiệp hoá, bố trí tập trung theo từng vùng, từng địa phƣơng nhƣ: sản xuất lúa giống, xây dựng các khu vƣờn cây ăn trái kiểu mẫu, an toàn kết hợp phát triển dịch vụ du lịch, phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ven sông Tiền.

Chủ trƣơng phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố, bƣớc đầu đã hình thành nhiều tổ hợp tác sản xuất theo từng loại cây trồng vật nuôi, nông dân quan tâm học tập kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật và mạnh dạn áp dụng các mô hình nông nghiệp đô thị. Tuy nhiên, để cải thiện đƣợc mức sống của ngƣời nông dân, vấn đề đƣợc mùa mất giá trong lĩnh vực nông nghiệp cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa, cụ thể là về quy hoạch cây trồng vật nuôi, về thu mua, bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

2.4.2.2. Xã hội

a) Dân số

Tổng dân số của thành phố Cao Lãnh là 153.000 ngƣời , mật độ dân số đạt 1.411 ngƣời/1km2, bình quân đạt 4.5 ngƣời/1 hộ ( năm 2010). Trong đó:

- Dân số nội thành: 86.374 ngƣời. - Dân số ngoại thành: 64.653 ngƣời.

b) Giáo dục

Hệ thống giáo dục của thành phố khá hoàn chỉnh, với đủ các cấp học. Trên địa bàn thành phố có Trƣờng Đại học Đồng Tháp, Trƣờng Cao đẳng Cộng Đồng, Trung tâm dạy nghề, Trƣờng nghiệp vụ thể dục thể thao, Trƣờng Trung học Y tế, 03 Trƣờng trung học phổ thông, có 09 trƣờng trung học cơ sở, hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo đƣợc đầu tƣ khá hoàn chỉnh.

Năm học 2009 - 2010, thành phố có 100% giáo viên đạt chuẩn; 9/56 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia; công tác phổ cập giáo dục đƣợc duy trì ở 15 xã, phƣờng. Công tác xã hội hoá giáo dục đƣợc đẩy mạnh. Hiện, thành phố đang khẩn trƣơng triển khai xây dựng các trƣờng học từ nguồn vốn xổ số kiến thiết và vốn trái phiếu Chính phủ, dự kiến đến trong năm 2010 hoàn thành và đƣa vào sử dụng thêm 01 trƣờng (Mầm non Hoa Sữa).

c) Y tế

Thành phố Cao Lãnh có bệnh viện đa khoa, bệnh viện y học dân tộc, viện điều dƣỡng cán bộ, quân y viện, riêng hệ thống y tế do thành phố quản lý có phòng khám đa khoa khu vực và 15 trạm y tế tại các phƣờng, xã. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc thực hiện tốt. Đặc biệt, tiếp tục duy trì thực hiện các chƣơng trình mục tiêu về bảo vệ bà mẹ và trẻ em thông qua chƣơng trình tiêm chủng mở rộng, chƣơng trình phòng chống suy dinh dƣỡng. Năm 2010 thành phố có 13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, giảm 02 trạm so với năm 2009, đạt 86,67% chỉ tiêu (lý

Một phần của tài liệu ứng dụng gis vào công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 32)