+ Nội dung phỏng vấn chính: khối lƣợng rác, tần suất thu gom, thời gian thu gom, phí thu gom, phân loại rác, thành phần % rác sinh hoạt, mức độ hài lòng của ngƣời dân về dịch vụ thu gom rác hiện tại, nhận thức của ngƣời dân về lợi ích của phân loại rác tại nguồn, góp ý của ngƣời dân để công tác quản lý rác đƣợc hoàn thiện hơn, ...
- Đối với công nhân, thông tin phỏng vấn gồm:
+ Thông tin cá nhân: họ tên công nhân, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, địa chỉ, thâm niên làm việc.
+ Nội dung phỏng vấn chính: tần suất thu gom, thời gian thu gom, trang bị bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm và trợ cấp, tham gia lớp tập huấn, ảnh hƣởng sức khỏe khi làm việc, ý kiến đóng góp của công nhân để công tác thu gom thực hiện tốt hơn,…
- Đối với cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý CTR, thông tin phỏng vấn gồm:
+ Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, chức vụ, đơn vị công tác.
+ Nội dung phỏng vấn chính: thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTRSH, thuận lợi và khó khăn khi thu phí vệ sinh hiện trạng, phƣơng thức và quy trình thu gom rác, quy trình và biện pháp xử lý rác,…
3.2.2. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những ngừời trực tiếp làm việc trong công tác vệ sinh cùng với các cơ quan liên quan (Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng tỉnh Đồng Tháp, Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc và MTĐT Đồng Tháp) và cán bộ giảng dạy có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu nhằm tháo gỡ những thắc mắc trong quá trình làm luận văn.
3.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa các điểm tập kết rác của thành phố, bãi rác Đập Đá, để có những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Dùng ứng dụng GPS Test trên điện thoại Sam Sung xác định vị trí các điểm hẹn, bãi rác Đập Đá,… tại thành phố Cao Lãnh.
3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tổng hợp, phân tích số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel. Thiết lập CSDL và vẽ bản đồ bằng phần mềm MapInfo 10.5.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Tháp
Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan quản lý chất thải rắn tại thành phố Cao Lãnh. Lƣợng CTRSH phát sinh ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của con ngƣời ngày một tăng cao. Do đó, nếu không có biện pháp quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý một cách phù hợp thì lƣợng CTR này sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho cộng đồng.
Công tác tổ chức thu gom và vận chuyển CTRSH ở thành phố Cao Lãnh do Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc và MTĐT quản lý và giao cho Xí nghiệp DV-MT Đô thị Đồng Tháp chịu trách nhiệm thực hiện. Mỗi ngày tổng lƣợng rác sinh hoạt toàn thành phố phát sinh khoảng 192,55 tấn/ngày, trung bình 1,151 kg.ngƣời/ngày, lƣợng rác thu gom khoảng 65 tấn/ngày đạt 33,76%. CTRSH ở thành phố Cao Lãnh có tỉ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy tƣơng đối cao khoảng 78,69%, 1,8% là các rác nguy hại ( pin, bóng đèn, đồ điện tử…), còn lại là các chất khó phân hủy.
Công ty TNHH MTV Cấp nước và MTĐT Đồng Tháp
Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc và MTĐT tọa lạc tại số 01 - Tôn Đức Thắng - Phƣờng 1- thành phố Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất, cung cấp nƣớc sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác; xây dựng, khai thác, duy tu, bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn; thi công xây dựng dân dụng, công nghiệp cấp thoát nƣớc; tƣ vấn, khảo sát, thiết kế các công trình cấp thoát nƣớc và môi trƣờng đô thị; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tƣ, sản phẩm chuyên ngành cấp thoát nƣớc, dịch vụ đô thị; khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn…
Phó tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Chi nhánh số 3
Chi nhánh số 1 Chi nhánh số 2 Chi nhánh số 4 Chi nhánh số 5 Chi nhánh số 6
Xí nghiệp Xây lắp và Vật tƣ Xí nghiệp Dich vụ - Môi trƣờng Đô thị Xí nghiệp Tƣ vấn Xây dựng và Cấp thoát nƣớc Phòng hành chính – quản trị Phòng tài chính Phòng công nghệ thông tin Phòng môi trƣờng Phòng quản lý dự án Phòng kĩ thuật Phòng dịch vụ khách hàng Phòng điều độ chi nhánh Tổng giám đốc Chủ tịch
4.1.1. Thu gom, phân loại
4.1.1.1. Công tác thu gom
Hiện nay, công ty trang bị 6 xe ép rác (4 xe trọng tải 4,5 tấn, 2 xe trọng tải 2,5 tấn), 7 xe ba gác đạp, 1 xe ba gác máy làm phƣơng tiện thu gom và vận chuyển rác ở địa bàn thành phố Cao Lãnh. Tổng số công nhân thu gom có 29 ngƣời trong đó có 6 tài xế xe ép rác, 13 công nhân đi theo xe ép rác làm công việc đổ rác từ thùng chứa rác lên xe, 8 công nhân trực tiếp thu gom bằng xe ba gác đạp, 2 công nhân thu gom bằng xe ba gác máy.
Hình 4.2: Thu gom rác bằng xe ba gác máy
Ảnh chụp, ngày 5/9/2013
Hình 4.3: Thu gom rác bằng xe ba gác đạp
Trên địa bàn thành phố Cao Lãnh hiện có 35 điểm tập kết rác. Hằng ngày CTRSH từ các khu dân cƣ, đƣờng phố, trƣờng học, cơ quan, chợ… trong nội ô thành phố đƣợc công nhân Công ty thu gom bằng các xe ba gác máy, xe ba gác đạp, sau đó vận chuyển đến các điểm tập kết rác tạm thời và cuối cùng đƣợc vận chuyển đến bãi rác Đập Đá bằng xe ép rác. Công tác thu gom rác sinh hoạt chủ yếu vào ban đêm và cuối buổi chiều, tuy nhiên do một số tuyến đƣờng ở phƣờng 6 không có đèn chiếu sáng nên công tác thu gom đƣợc thực hiện vào buổi sáng và xe ép rác đến vận chuyển rác vào đầu giờ chiều, còn rác chợ sẽ đƣợc thu gom từ 4h - 10h sáng.
Hình 4.4: Quy trình thu gom rác ở thành phố Cao Lãnh
Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình, cơ quan, trƣờng học, chợ…đƣợc công nhân vệ sinh thu gom hàng ngày theo thời gian đã đƣợc qui định. Đến thời gian thu gom công nhân vệ sinh sẽ bắt đầu thu gom ở các tuyến đƣờng đã đƣợc phân công, đảm bảo thời gian, khối lƣợng công việc đƣợc giao, đồng thời đảm bảo công tác thu gom rác, triệt để sạch sẽ, không làm rơi vãi, không làm mất mỹ quan đƣờng phố trong khi thu gom.
- Đối với xe ba gác: công nhân thu gom rác từ các tuyến đƣờng nhỏ, đổ lên xe, khi xe đầy rác, công nhân vệ sinh sẽ di chuyển xe đến điểm tập kết gần nhất, sau đó thu gom rác ở các tuyến còn lại.
- Đối với xe ép rác: tùy thuộc vào tuyến đƣờng và khối lƣợng công việc mà mỗi xe sẽ có 1 tài xế, 2 hoặc 3 công nhân theo xe để thu gom rác ở các điểm tập kết và rác của hộ dân ở tuyến đƣờng lớn.
Xe ba gác Thu gom rác từ các tuyến đƣờng nhỏ Điểm tập kết, đổ rác vào các thùng 240 lít và 660 lít Bãi rác Đập Đá Xe ép rác Thu gom rác từ hộ gia đình, cơ quan, trƣờng học, chợ… ở các tuyến đƣờng
lớn
Công nhân theo xe ép rác thu gom
Ở gia đình thƣờng sử dụng các thùng chứa rác thải bằng nhựa, một số gia đình tận dụng các thùng xốp, giỏ tre, nứa đã hƣ hỏng làm thùng chứa rác… Phổ biến nhất hiện nay, ngƣời dân sử dụng các túi nilon, túi xốp để chứa chất thải rắn. Tất cả các loại túi nilon chứa chất thải rắn tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu với chất liệu PVC (polyvinylclorua) khó phân huỷ với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Đến thời gian thu gom rác, các hộ dân đem túi nilon hoặc thùng chứa rác để trƣớc cửa đợi công nhân đến mang đi. Các loại túi này nếu không đƣợc thu lại mà thải ra BCL sẽ làm giảm nhanh diện tích của bãi chôn lấp do thời gian tồn tại của chúng là rất lâu.
Ở tại chợ, rác đƣợc thải bỏ tại các lối đi do diện tích mặt bằng đều đƣợc ngƣời kinh doanh tận dụng để chứa hàng. Sau khi tan chợ, rác tại các quầy sạp, lối đi sẽ đƣợc công nhân vệ sinh hoặc các tiểu thƣơng bán hàng thu dọn để tập trung thành đống trƣớc chợ đợi xe ép rác đến lấy. Tại khu vực buôn bán hàng tƣơi sống (rau, cá…) không đƣợc đảm bảo vệ sinh, rác và nƣớc rửa thực phẩm hoà lẫn vào nhau gây khó khăn cho việc thu gom, mặt khác gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho ngƣời đi chợ.
Hình 4.5: Rác được tập trung trước chợ Tân Việt Hòa
Ảnh chụp, ngày 14/10/2013
Đối với rác sinh hoạt phát sinh tại trƣờng học, cơ quan, nhà hàng, khách sạn… sẽ đƣợc lƣu giữ bằng các thùng chứa nhỏ trang bị tại đơn vị, sau đó rác đƣợc mang ra thùng chứa lớn hơn rồi đƣợc công nhân đến thu gom.
4.1.1.2. Ph n loại
Hầu hết CTRSH ở thành phố Cao Lãnh đều chƣa đƣợc phân loại, toàn bộ lƣợng rác đƣợc thu gom sẽ đƣa vào bãi rác, trong số này có không ít chất thải nguy hại, vật
sắc nhọn, rác xây dựng nằm xen với chất thải sinh hoạt làm tăng trọng lƣợng rác, dễ gây tai nạn cho công nhân, gây khó khăn cho công việc thu gom .
Hình 4.6: Thủy tinh, sành sứ vỡ để riêng tại điểm tập kết
Ảnh chụp, ngày 14/10/2013
Hoạt động phân loại rác tại nguồn trƣớc đây đã đƣợc triển khai tại phƣờng 2, thành phố Cao Lãnh vào năm 2009 thực hiện trong thời gian ngắn nhƣng đã thất bại., thƣờng thì rác sẽ đƣợc phân thành 2 loại chính là: loại có thể tận dụng hoặc bán phế liệu đƣợc và loại thải bỏ. Một lực lƣợng khác cũng thực hiện công tác phân loại rác này là công nhân phụ trách thu gom, việc phân loại rác song song với quá trình thu gom chƣa đƣợc công ty đƣa ra qui định, công nhân có quyền phân loại để kiếm thêm thu nhập nhƣng phải đảm bảo không làm rơi vãi rác, không làm mất mĩ quan,…
Theo tình hình thực tế tại bãi rác Đập Đá, mỗi ngày tiếp nhận khoảng 97 tấn rác chƣa đƣợc phân loại mỗi ngày nên Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc và MTĐT đã tổ chức đấu thầu cho thuê phân loại rác tại bãi. Hoạt động phân loại, thu hồi tái chế phế liệu này đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho bãi chôn lấp, đồng thời giải quyết một phần lƣợng rác khó phân hủy. Mặt tích cực của hoạt động này là tạo thêm thu nhập cho công nhân vệ sinh và lực lƣợng lao động sinh sống bằng thu gom phế liệu.
Hình 4.7: Hoạt động phân loại rác tại bãi rác Đập Đá
Ảnh chụp, ngày 14/10/2013
4.1.2. Trung chuyển, vận chuyển
Hiện nay trên địa bàn thành phố Cao Lãnh không có trạm trung chuyển rác, CTRSH sau khi đƣợc thu gom bằng xe ba gác sẽ đƣợc công nhân vệ sinh cào chuyển sang thùng chứa rác tại các điểm tập kết tạm thời và đợi xe ép rác chở thẳng đến bãi rác Đập Đá. Điểm tập kết ở đây chủ yếu đƣợc hình thành tại nơi sát lề các con đƣờng chính hoặc các bãi đất trống đủ chỗ cho khoảng 2 đến 8 cần xé, thùng rác 240 L và 660 L tập trung đợi xe vận chuyển đến, các địa điểm đƣợc chọn làm nơi tập kết thƣờng đặt phía sau hoặc cạnh các cơ quan, trƣờng học và ở góc đƣờng. Trong quá trình vận chuyển, công nhân phun xịt thuốc khử mùi và diệt ruồi lên từng máng rác, từng lớp rác trƣớc khi đƣợc ép vào xe, phun xịt xung quanh vị trí tập kết rác để giảm mùi hôi và ngăn chặn mùi hôi của rác phát tán ra môi trƣờng không khí xung quanh khi xe đi chuyển trên đƣờng. Sau khi công tác thu gom và vận chuyển hoàn tất, xe thu gom và xe ép rác sẽ đƣợc xịt rửa, vệ sinh rồi tập trung tại bãi xe thu gom tại Xí nghiệp DV-MT Đô thị.
Vị trí các điểm tập kết rác đƣợc xác định bằng thiết bị GPS và sử dụng công cụ MapInfo 10.5 để biểu diễn trên bản đồ nhƣ sau (Hình 4.8):
Hình 4.9: Các điểm tập kết rác ở thành phố Cao Lãnh
Hình 4.8: Một số điểm tập kết trên địa bàn thành phố Cao Lãnh
Bảng 4.1: Vị trí và tọa độ các điểm tập kết rác ở thành phố Cao Lãnh
Stt Tên điểm tập kết Tọa độ X Tọa độ Y
1 Sau VNPT 105.6356658 10.45654389
2 Trƣờng THPT Tp Cao Lãnh 105.6393508 10.45820139
3 Liên Đoàn Lao Động tỉnh 105.6366806 10.45737083
4 Số nhà 24 góc đƣờng Lý Thƣờng Kiệt và Nguyễn
Quang Diêu 105.6326600 10.46286583
5 Sau trƣờng THCS Kim Hồng 105.6391372 10.45977694
6 Sau Nhà Văn Hóa Lao Động 105.6391372 10.46411611
7 Ngoại ngữ Anh-Việt-Úc 105.6329778 10.46413611
8 Hoa viên Trần Hƣng Đạo 105.6384431 10.46746833
9 Ngang hẻm Vinaconex 105.6278269 10.46738444
10 Gần vật liệu xây dựng Trƣờng Sơn 105.6344300 10.45216556
11 Sau Ngân hàng Agribank 105.6356506 10.45447167
12 Số nhà 143 góc Chu Văn An và Hai Bà Trƣng 105.6352997 10.45054722
13 Dốc cầu Kinh 16 105.6410750 10.45228111
14 Số nhà C741 góc Tây Hồ 105.6405717 10.45466611
15 Số nhà 21 Phạm Nhơn Thuần 105.6383056 10.45034222
16 Số nhà 204 Nguyễn Thái Học 105.4655278 10.45436278
17 Chợ Tân Việt Hòa 105.6354942 10.42896639
18 Cà phê Cây Sung 105.6337944 10.43077944
19 Cà phê Vƣờn Tao Ngộ 105.6310500 10.44264889
20 Dốc cầu Cái Tôm 105.6305236 10.44477472
21 Sau kho bạc 105.6380614 10.45904722
22 Nhà thiếu nhi Nguyễn Đình Chiểu và Trƣơng
Định 105.6347428 10.45715250
23 Trƣờng Lê Văn Tám cũ 105.6234894 10.47083194
24 Chợ Mỹ Ngãi 105.6242600 10.46960056
25 Ngang số nhà 64 Nguyễn Thị Lựu 105.6273575 10.45753111
26 Dốc cầu Cái Sâu 105.6301803 10.45063556
27 Ngang số nhà 66 Nguyễn Thái Học 105.6300583 10.45875750
Stt Tên điểm tập kết Tọa độ X Tọa độ Y
29 Đƣờng vào trƣờng Thiên Hộ Dƣơng 105.6317292 10.42791278
30 Số nhà 206 Phạm Hữu Lầu 105.6299058 10.44762028
31 Ngang số nhà 970 Phạm Hữu Lầu 105.6405031 10.42273806
32 Chợ Cao Lãnh 105.6371383 10.45423139
33 Góc đƣờng Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Thị
Riêng 105.6301497 10.46526611
34 Ngang phòng khám bác sĩ Châu Thị Phƣợng 105.6275025 10.46822361
35 Phà Cao Lãnh 105.6444830 10.41677100
4.1.3. Xử lý CTR
Bãi rác Đập Đá tọa lạc tại xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh với tổng diện tích 25 ha, do Công ty TNHH MTV Cấp nƣớc và MTĐT làm chủ đầu tƣ và đƣa vào hoạt động từ tháng 1 năm 2009. Hàng ngày bãi rác tiếp nhận rác của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh với khối lƣợng 97 tấn mỗi ngày, bãi rác chỉ tiếp nhận rác sinh hoạt, rác chợ không đƣợc trộn lẫn rác y tế, xác súc vật chết.
Rác đƣợc vận chuyển tới bãi rác đổ lộ thiên, dần từ trong ra ngoài, rác sẽ đƣợc các phƣơng tiện san ủi, đầm nén để giảm thể tích. Mùa nắng rác sẽ đƣợc xử lý bằng cách đốt kết hợp với rải thuốc bột TOCAZEO (TC-2) và phun chế phẩm EM để hạn chế mùi hôi, làm tăng khả năng phân hủy rác của vi sinh vật với tần suất phun xịt là 02 lần/ngày, đối với côn trùng, sử dụng thuốc Ostim, Anhimvibasu và rắc vôi bột để xử lý. Vào mùa mƣa, sẽ tăng cƣờng phun xịt thuốc để đảm bảo không gây phát tán mùi hôi ra môi trƣờng xung quanh.
Hình 4.10: Bãi rác Đập Đá
Ảnh chụp, ngày 14/10/2013
Hiện tại bãi rác đã có hệ thống thu gom nƣớc rỉ rác, nƣớc rỉ sẽ đƣợc trữ ở hai hồ, khi nƣớc rỉ đầy thì sẽ tràn qua hầm xử lý sinh học và chƣa có biện pháp xử lý triệt