Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại thành phố Cao Lãnh,

Một phần của tài liệu ứng dụng gis vào công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 58)

tỉnh Đồng Tháp

4.2.1. Thu gom, phân loại

4.2.1.1. Thu gom

Trên địa bàn thành phố đã triển khai công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, vì vậy các đƣờng phố, khu công cộng và khu trung tâm hành chính của thành phố luôn đƣợc giữ gìn sạch sẽ, tạo cảnh quan đô thị trong sạch. Mặc dù công tác thu gom chất thải rắn ngày càng đƣợc tăng cƣờng nhƣng đến nay hoạt động này vẫn chƣa đáp ứng đƣợc so với nhu cầu thực tế, chủ yếu thu gom ở khu vực nội ô thành phố, còn khu vực ngoại ô vẫn chƣa đƣợc thu gom, điều này dẫn đến ngƣời dân phải tự xử lý trong vƣờn nhà hoặc đem rác vức bừa bãi ra lề đƣờng, sông hồ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Khối lƣợng thu gom đƣợc khoảng 65 tấn/ngày so với khối lƣợng rác thải sinh ra 192,55 tấn/ngày thì tỉ lệ thu gom chỉ đạt 33,76%.

Mặc dù đã triển khai thu gom rác sinh hoạt ở các phƣờng nội ô thành phố (phƣờng 1,2,3,4,6) tuy nhiên, kết quả khảo sát 35 hộ ở các phƣờng nội ô thì có 2 hộ trả lời vẫn chƣa đƣợc thu gom rác chiếm tỉ lệ 5,7 %; có 3/33 hộ đƣợc thu gom mỗi ngày 2 lần, số còn lại chỉ đƣợc thu gom mỗi ngày 1 lần, 1/33 hộ đánh giá thời gian thu gom hiện nay chƣa hợp lý, cần phải đƣợc thu gom 2 lần/ngày và điều chỉnh thời gian thu gom để tránh ùn ứ rác, đa số hộ dân cho rằng giờ thu gom hiện nay là hợp lý vì họ đều có mặt ở nhà nên có thể mang rác đi đổ đúng giờ quy định.

Có 29/33 hộ dân chiếm 87,9% hài lòng về công tác thu gom rác của công nhân, 4 hộ còn lại không có ý kiến. Nhìn chung công tác thu gom rác ở thành phố Cao Lãnh thực hiện đúng giờ, đúng lịch trình đã thông báo, không có trƣờng hợp bỏ thu gom, thu gom sạch sẽ, công nhân thu gom lịch sự.

Phƣơng tiện thu gom còn hạn chế, xe ép rác quá ít, trọng tải xe nhỏ nên khả năng thu gom vận chuyển kém, xe thu gom tự chế, dễ làm rơi vãi rác khi di chuyển, một số xe xuống cấp làm chảy nƣớc rỉ rác xuống đƣờng gây mùi hôi khó chịu.

Có 3/10 công nhân cho biết công việc thu gom của họ bị quá tải, thƣờng vào các dịp lễ, Tết, đám tiệc, cuối tuần, ngƣời dân không mang rác đi đổ mà dồn rác vào ngày hôm sau,…công nhân xử lý bằng cách tăng thêm chuyến để đảm bảo thu gom hết lƣợng rác sinh ra.

Khi đƣợc hỏi chỉ có 7/10 công nhân trả lời rằng họ có tham gia các lớp tập huấn về cách thức thu gom, phân loại rác và giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, 3/10 công nhân không tham gia. Một số công nhân không tham gia các lớp tập huấn này bởi vì đây chỉ là các lớp tuyên truyền, hƣớng dẫn và không có tính bắt buộc từ Xí nghiệp DV-MT Đô thị (Hình 4.14).

Hình 4.14: Tỉ lệ công nhân tham gia các lớp tập huấn

Trong quá trình thu gom công nhân phải làm bằng tay, công việc lại nặng nhọc, ảnh hƣởng nhiều đến sức khỏe của ngƣời lao động. 10/10 công nhân nhận xét công việc này có ảnh hƣởng đến sức khỏe của họ: 50% có nguy cơ bệnh hô hấp, 20% có nguy cơ bị tai nạn giao thông, 20% mắc bệnh xƣơng, khớp, 10% nguy cơ bị tai nạn do vật sắc nhọn (Hình 4.15).

Hình 4.15: Tỉ lệ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bởi công việc

Tất cả dụng cụ hỗ trợ thu gom rác và bảo hộ lao động của công nhân đều đƣợc Xí nghiệp DV-MT Đô thị cung cấp đầy đủ bào gồm: khẩu trang, giày ủng, bao tay nhựa, cuốc xẻng,… 2/10 công nhân yêu cầu Xí nghiệp nâng cao số lƣợng trang thiết bị, chủ yếu là bao tay, vì công nhân sử dụng bao tay nhựa dễ bị rách khi tiếp xúc với vật sắc nhọn.

100% công nhân đƣợc khám sức khỏe định kì mỗi năm 1 lần, một số đƣợc khám 2 lần trong năm khi họ có yêu cầu.

100% công nhân trả lời họ đƣợc nhận đầy đủ chế độ bảo hiểm và trợ cấp, có 3/10 công nhân làm thêm nghề tay trái để tằng thêm thu nhập chủ yếu là làm ruộng và 1 ngƣời đảm nhận trách nhiệm đi thu phí vệ sinh.

4.2.1.2. Ph n loại

Tại phƣờng 2, thành phố Cao Lãnh đã thí điểm triển khai công tác phân loại rác tại nguồn, nhƣng kết quả đạt đƣợc rất thấp và hiện nay không còn thực hiện nữa. Do thành phố không còn thực hiện phân loại rác tại nguồn nên việc thu hồi tái chế CTR vẫn không đƣợc thực hiện, mặc dù trong thực tế các công nhân trong quá trình thu gom vẫn phân loại CTR có khả năng tái sử dụng để tăng thêm thu nhập.

Có 14/35 hộ đƣợc khảo sát thực hiện phân loại rác tại nhà chiếm 40% (Hình 4.16). Trong số 8 hộ dân đƣợc phỏng vấn có địa chỉ ở phƣờng 2 thì có 4 hộ vẫn còn tiếp tục công việc phân loại chủ yếu vì kiếm thêm thu nhập, 3/8 hộ trả lời chƣa đƣợc tham gia lớp tập huấn phân loại rác tại nguồn cho thấy, mặc dù là nơi thí điểm phân loại rác nhƣng việc cung cấp thêm kiến thức để ngƣời dân thực hiện phân loại rác vẫn chƣa đƣợc chú ý.

Hình 4.16: Tỉ lệ hộ dân phân loại rác tại nhà

Đối với các loại đồ nhựa nhƣ chai nƣớc suối, ống nƣớc, dép nhựa,… đã qua sử dụng thì có 85,71% hộ dân giữ lại để bán ve chai, 8,57 % hộ dân đem bỏ và 5,71% hộ sử dụng lại.

Đối với các loại giấy: giấy tập, báo chí, bìa cac-ton, giấy in,… thì có 88,57% bán ve chai, 5,71% đem bỏ và 5,71% sử dụng lại.

Đối với kim loại: vỏ lon bia, nƣớc ngọt, đồ dung bằng sắt, nhôm,… thì có 94,29% hộ đem bán ve chai, 2,86% đem bỏ và 2,86% sử dụng lại.

Còn đối chai, lọ bằng thủy tinh thì có 51,43% hộ đem bán ve chai, 45,7% đem bỏ, 2,88% sử dụng lại.

Một số nguyên nhân phân loại rác tại nguồn thất bại:

- Dù đã có tập huấn cách phân loại rác nhƣng do họ không có thói quen nên tiện đâu bỏ đó.

- Biện pháp xử lý rác hiện nay chủ yếu là chôn lấp và xe thu gom, xe chở rác không có 2 ngăn thu gom riêng cho từng loại, dù ngƣời dân đã phân loại nhƣng đơn vị thu gom lại đổ chung rác lại với nhau dẫn đến tâm lý ngƣời dân không còn mặn mà với việc phân loại rác tại nguồn nữa.

- Các thùng rác đƣợc trang bị cho thí điểm phân loại rác thƣờng bị mất trộm nên không duy trì đƣợc công tác phân loại rác tại nguồn.

Khi đƣợc gợi ý về những lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn thì có:

- 3 ý kiến cho rằng phân loại rác tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ

- 3 ý kiến cho rằng phân loại rác giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên thông qua việc nâng cao hiệu quả của quá trình tái sinh, tái chế.

- 1 ý kiến chọn giảm chi phí xử lý chất thải rắn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 4 ý kiến chọn giảm diện tích bãi chôn lấp

- 5 ý kiến chọn giảm ô nhiễm môi trƣờng

- 25 ý kiến chọn tất cả các lợi ích khi gợi ý

- 1 ý kiến cho rằng phân loại rác không có lợi ích gì

4.2.2. Trung chuyển, vận chuyển

Trạm trung chuyển là nơi để tập kết rác từ các phƣơng tiện nhỏ để đƣa lên phƣơng tiện lớn, ngoài chức năng tập kết và lƣu chứa rác, trạm trung chuyển còn làm nơi đậu đỗ và bảo quản các phƣơng tiện vận chuyển và thu gom rác. Thành phố Cao Lãnh có cự ly gần với khu xử lý rác nên sẽ không xây dựng trạm trung chuyển, rác thải sau khi thu gom sẽ tập trung lại điểm tập kết và đƣợc chở thẳng đến bãi rác.

Hầu hết rác sinh hoạt đƣợc thu gom và tập trung tại các điểm tập kết tạm thời là lề đƣờng, vỉa hè. Các điểm tập kết tạm thời này đã trở nên mối lo ngại của cộng đồng do hoạt động tại đây gây ra một số vấn đề nhƣ: cản trở giao thông, mất vẽ mỹ quan đô thị và không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Mặc dù, ở những điểm tập kết có phun xịt thuốc xử lý mùi nhƣng vẫn không đảm bảo xử lý hết mùi do rác gây ra.

Hình 4.18: Rác bị vứt bữa bãi tại điểm tập kết

Ảnh chụp, ngày 14/10/2013

4.2.3. Xử lý CTR

Bãi rác Đập Đá hiện mới sử dụng 0,35 ha diện tích và vẫn còn khả năng tiếp nhận rác trong tƣơng lai. Theo khảo sát thì bãi rác nằm ở giữa đồng vắng, thƣa thớt dân cƣ, môi trƣờng xung quanh bãi rác vẫn chƣa bị ô nhiễm nghiêm trọng tuy nhiên do đây là bãi rác lộ thiên ngƣời dân làm lúa xung quanh bãi rác phản ánh tình trạng rác bốc mùi hôi khó chịu mặc dù đã có phun xịt chế phẩm khử mùi, nƣớc rỉ rác bị rịn ra ngoài đê đi vào kênh, mƣơng khu vực xung quanh vào mùa mƣa.

Hình 4.19: Ao chứa nước rỉ rác tại bãi rác Đập Đá

Ảnh chụp, ngày 14/10/2013

Vì bãi rác Đập Đá vẫn đang tiếp tục xây dựng các hạng mục công trình song song với quá trình vận hành, cơ sở hạ tầng chƣa hoàn chỉnh, chƣa đồng bộ, nên các vấn đề về môi trƣờng nhƣ mùi hôi, nƣớc rỉ rác là những ƣu tiên hàng đầu cần phải giải quyết. Khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý, xử lý rác nhƣ hiện nay sẽ không bền vững trong tƣơng lai, hầu hết đều là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh về lâu dài sẽ ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhất là môi trƣờng nƣớc mặt và nƣớc ngầm ngoài ra còn gây ô nhiễm đến môi trƣờng đất.

Một phần của tài liệu ứng dụng gis vào công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 58)