Phương pháp toán học thống kê

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 11 trường THPT cao bá quát gia lâm (Trang 25)

Được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý số liệu đã thu nhập được của quá trình nghiên cứu từ đó rút ra kết luận của bài tập đã chọn.

Là phương pháp được chúng tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu thập được của quá trình nghiên cứu.

- Số trung bình cộng: =

n xi

 với n 30

- Phương sai: với n 30

- So sánh 2 số trung bình: B B A A B A n n X X t 2 2     

Trong đó: X A: Là số trung bình của nhóm A

XB : Là số trung bình của nhóm B 2 : Phương sai xi: Là giá trị từng cá thể nA : Kích thước tập hợp mẫu nhóm A nB : Kích thước tập hợp mẫu nhóm B  : Ký hiệu tổng. 2.3. Tổ chức nghiên cứu

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm thu đƣợc

11/2014 - 1/2015

- Xác định tên đề tài. - Xây dựng đề cương. - Bảo vệ đề cương.

- Đề cương nghiên cứu khoa học.

3/2015- 4/2015

- Thu thập tài liệu có liên quan, viết tổng quan của đề tài.

- Hoàn thành tổng quan đề tài.

- Điều tra đánh giá thực trạng công tác huấn kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh nữ khối 11 trường THPT

- Thông tin số liệu về các em học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm. - Tổng quan đề tài.

- Thực trạng hiệu quả công tác huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá

Cao Bá Quát - Gia Lâm. - Lựa chọn hệ thống bài tập. - Ứng dụng và đánh giá hệ thống bài tập.

Quát - Gia Lâm. - Hệ thống bài tập.

- Kết quả của hệ thống các bài tập.

4/2015- 5/2015

- Hoàn thiện khóa luận và

bảo vệ khóa luận. - Hoàn thành khóa luận.

2.3.2. Điạ điểm nghiên cứu

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. - Trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm.

2.3.3. Đối tượng nghiên cứu

- Chủ thể: Bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay.

CHƢƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 11 trƣờng THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm sinh nữ khối 11 trƣờng THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm

3.1.1. Thực trạng phong trào TDTT ở trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm

Trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm là một trường hàng đầu của huyện Gia Lâm. Môn thể dục đã có từ khi thành lập trường, với mục đích rèn luyện sức khỏe và giải trí sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh. GDTC đã được nhà trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ. Ngoài ra, trường cũng tổ chức và phát động phong trào hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh vào các buổi chiều trong tuần như: Thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, các môn điền kinh (chạy, nhảy cao, nhảy xa...).

Nhiệm vụ chính của công tác GDTC trong nhà trường:

- Giảng dạy và hoàn thành môn học TD cho học sinh các khối trong nhà trường theo đúng quy định của Bộ GD - ĐT.

- Tổ chức và phát động phong trào hoạt động TDTT cho học sinh trong trường.

- Tuyển chọn và phát hiện những tài năng thể thao để thành lập các đội tuyển thể thao tham gia hoạt động thi đấu của địa phương và Ngành Giáo dục tổ chức.

3.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên

Trong quá trình xây dựng và phát triển, trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm đã không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng, đội ngũ giáo viên TDTT để đáp ứng nhu cầu mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Với số lượng đội ngũ giáo viên TDTT của trường là 6 giáo viên (2 giáo viên chuyên sâu cầu lông, 1 giáo viên chuyên sâu bóng đá, 3

giáo viên chuyên sâu điền kinh) đều có trình độ đại học được đào tạo ở các trường đại học trên toàn quốc. Với kiến thức lý luận và thực tiễn về TDTT, năng động, sáng tạo đã đóng góp to lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ GDTC trong nhà trường như: Giảng dạy, tổ chức tập luyện TDTT, chỉ đạo phát triển phong trào TDTT cho học sinh. Người có thâm niên công tác cao nhất là 20 năm. Tuy nhiên số lượng giáo viên trẻ chiếm khá lớn nên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy vì vậy chất lượng giảng dạy còn có nhiều hạn chế…Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm

Tổng

số GV GV nữ

GV nam

Số năm công tác Chuyên ngành đào tạo > 20 > 15 < 5 2 Cầu lông 6 1 5 3 2 1 1 Bóng đá 16.67% 83.33% 50% 33.33% 16.67% 3 Điền kinh

Phân tích bảng 3.1 ta thấy hầu đội ngũ giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm dày dặn tuy nhiên chưa có giáo viên giảng dạy chuyên ngành bóng chuyền, trong quá trình giảng dạy và tập luyện đều dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của các thầy cô và các em học sinh.

3.1.3. Thực trạng cơ sở vật chất

Mặc dù đã được nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và huấn luyện GDTC, song vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy chưa đảm bảo tốt cho việc học tập nội khoá cũng như ngoại khoá của học

sinh. Đặc biệt đối với học sinh nữ thì yêu cầu về sân bãi dụng cụ để phục vụ cho huấn luyện phát triển thể lực là rất cần thiết. Tuy nhiên với điều kiện hiện tại, ngoài việc tiếp tục đề nghị nhà trường nâng cấp sân bãi, dụng cụ thì việc khắc phục bằng cách lựa chọn những phương pháp giảng dạy và huấn luyện, bài tập hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế là điều hết sức cấp bách.

Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường được chúng tôi trình bày thông qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trƣờng

STT Sân bãi dụng cụ Thực trạng

Số lƣợng Chất lƣợng

1 Sân bóng chuyền 1 Trung bình

2 Sân cầu lông 1 Trung bình

3 Sân bóng rổ 1 Trung bình

4 Sân bóng đá 1 Trung bình

5 Sân điền kinh 1 Trung bình

6 Sân đá cầu 1 Trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích bảng 3.2 ta thấy hầu như các sân phục cho các môn đều có nhưng chất lượng theo sự đánh giá của giáo viên thì chất lượng trung bình, số lượng chưa đảm bảo cho học sinh tham gia học tập.

3.1.4. Thực trạng giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm khối 11 trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm

* Thực trạng giảng dạy trong các giờ học chính khoá.

Môn thể dục được giảng 2 tiết/1tuần/lớp. Theo phân phối chương trình mỗi tiết 45’ s giảng 3 nội dung. Môn bóng chuyền cũng vậy, theo phân phối chương

trình có 14 tiết/1 năm/1 khối lớp, trong đó phải dành 1 tiết cho kiểm tra, 13 tiết cho tập kỹ thuật và phát triển thể lực.

* Thực trạng giảng dạy trong các giờ học ngoại khoá.

Nhà trường có tổ chức một số loại hình ngoại khoá phân cho giáo viên phụ trách trong đó bóng chuyền hình thành được các lớp mỗi tuần thực hành 3 buổi, đây là thời điểm cho giáo viên sửa chữa những sai lầm thường mắc cho học sinh vì thời gian trên lớp hạn chế.

Để đánh giá thực trạng giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm trong các giờ học ngoại khoá, chúng tôi tiến hành điều tra một số trường THPT huyện Gia Lâm về mức độ ưu tiên sử dụng bài tập trong tuần và thời gian tập luyện bài tập trong 1 buổi để sửa chữa những sai lầm thường mắc khi tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm.

Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả điều tra việc sử dụng buổi tập/ tuần và thời gian tập luyện/ (buổi) kỹ thuật chuyền bóng cao tay tại một số trƣờng THPT huyện

Gia Lâm

STT Tên trƣờng Số buổi/(tuần) Thời gian/(buổi)

1 THPT Dương Xá 2 50’ – 60’

2 THPT Lý Thường Kiệt 3 65’– 70’

3 THPT Cao Bá Quát 1 45’ – 50’

Phân tích bảng 3.3 cho thấy: Các trường THPT huyện Gia Lâm như: THPT Dương Xá, THPT Lý Thường Kiệt có số buổi tập từ 2 - 3 buổi/tuần, thời gian tập luyện bài tập/buổi từ 50’ – 70’. Bên cạnh đó THPT Cao Bá Quát chỉ sử dụng 1 buổi/tuần và thời gian từ 45’ – 50’/buổi. Với thời gian và số buổi tập quá

thấp không đủ để các em học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát kịp thời nắm bắt, thực hiện theo đúng yêu cầu bài tập đưa ra nhằm nâng cao kỹ thuật chuyền bóng cao tay.

3.1.5. Thực trạng hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm trong tập luyện khối 11 trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm trong tập luyện

Để điều tra thực trạng việc sử dụng kỹ thuật chuyền bóng cao tay của học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm trong tập luyện, chúng tôi tiến hành điều tra quan sát thực tiễn một số buổi tập ngoại khóa. Qua quá trình điều tra quan sát chúng tôi đã thống kê được những sai lầm thường mắc khi thực hiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay:

1.Tư thế chuyền bóng không đúng.

2. Hình tay và tư thế thân người không đúng 3. Chuyền dính bóng.

4. Dùng sức đột ngột.

5. Khi chuyền bóng tay đưa xuống thấp. 6. Tiếp xúc bóng quá cao hoặc quá thấp. 7. Đón bóng đến không đúng hướng. 8. Phối hợp động tác không nhịp nhàng.

Trên đây là 8 sai lầm thường mắc đối với người tập luyện kỹ thuật này, xong để xem xét những sai lầm nào thường mắc nhất chúng tôi tiến hành theo 2 phương pháp đó là: Phương pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn.

Bảng 3.4: Kết quả quan sát sự phạm (tính theo tỷ lệ %, n = 40).

STT Tên sai lầm Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Tư thế chuyền bóng không đúng 20 50 2 Hình tay và tư thế thân người không đúng 17 42.5

3 Chuyền dính bóng 33 82.5

4 Dùng sức đột ngột 35 87.5

5 Khi chuyền bóng tay đưa xuống thấp 34 85 6 Tiếp xúc bóng quá cao hoặc quá thấp 20 50 7 Đón bóng đến không đúng hướng 17 42.5 8 Phối hợp động tác không nhịp nhàng 34 85 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích bảng 3.4 cho thấy các sai lầm chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả là: - Chuyền dính bóng.

- Dùng sức đột ngột.

- Khi chuyền bóng tay đưa xuống thấp. - Phối hợp động tác không nhịp nhàng.

Nhằm đảm bảo tính khách quan chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, HLV, GV để tìm ra những sai lầm khi thực hiện kỹ thuật. Kết quả thu được ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn những sai lầm thƣờng mắc (tính theo tỷ lệ %, n = 30).

STT Tên sai lầm Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Tư thế chuyền bóng không đúng 15 50 2 Hình tay và tư thế thân người không đúng 16 53.3

3 Chuyền dính bóng 23 76.7

4 Dùng sức đột ngột 24 80

5 Khi chuyền bóng tay đưa xuống thấp 23 76.7 6 Tiếp xúc bóng quá cao hoặc quá thấp 15 50 7 Đón bóng đến không đúng hướng 13 43.3 8 Phối hợp động tác không nhịp nhàng 25 83.3

Kết quả so sánh cho thấy sự trùng lặp giữa 2 phương pháp. Các sai lầm chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả là:

- Chuyền dính bóng. - Dùng sức đột ngột.

- Khi chuyền bóng tay đưa xuống thấp. - Phối hợp động tác không nhịp nhàng.

Từ đó có thể coi các sai lầm này là các sai lầm cơ bản người tập hay mắc nhất. Do vậy chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu 4 sai lầm trên. Để khắc phục các sai lầm đó chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân để có những biện pháp sửa chữa thích hợp.

Bảng 3.6: Những sai lầm thƣờng mắc và nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó.

STT Sai lầm thƣờng mắc Nguyên nhân

1 Chuyền dính bóng - Chưa biết cách dùng lực phối hợp được các ngón tay, cổ tay

2 Dùng sức đột ngột.

- Chưa có tính nhịp điệu, phối hợp thiếu nhịp nhàng khi thực hiện động tác.

- Chưa có cảm giác dùng sức, chưa biết tạo lực hoãn xung.

3 Khi chuyền bóng tay đưa xuống thấp

- Trình độ kỹ thuật kém.

- Chưa có cảm giác dùng sức, chưa biết tạo lực hoãn xung.

4 Phối hợp động tác không nhịp nhàng

- Chưa có tính nhịp điệu, phối hợp thiếu nhịp nhàng khi thực hiện động tác.

Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành lựa chọn và phỏng vấn các giáo viên, HLV để tìm ra biện pháp khắc phục và những bài tập để sửa chữa các sai lầm trên.

3.2 Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập khắc phục những sai lầm thƣờng mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 11 trƣờng THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm

3.2.1. Cơ sở thực tiễn

Để đạt được mục đích, yêu cầu của chuyền bóng cao tay trong thi đấu, kỹ thuật chuyền bóng cao tay phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Sức bền, sự linh hoạt, độ chính xác.

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay đòi hỏi phải có nền tảng thể lực, kỹ thuật tốt, sự di chuyển linh hoạt và phán đoán cao. Việc lựa chọn bài tập khắc phục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu. Nó giúp cho các em học sinh ngày một hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật của mình đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của môn bóng chuyền.

Để khắc phục những sai lầm đó chúng tôi lựa chọn các bài tập chuyên môn sau:

* Nhóm bài tập kỹ thuật

1. Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng khi không có bóng.

2. Dùng hình tay cơ bản đ y và bắt bóng nhồi 1kg ở trước trán. 3. Mỗi người 1 bóng tự chuyền trên đầu tại chỗ và di động. 4. Tại chỗ chuyền bóng nhịp nhàng vào tường.

5. Chuyền bóng trúng đích.

6. Tung bóng đến phía trước và ra sau đầu học sinh, yêu cầu học sinh tiến lùi để chuyền bóng.

7. Hai người đứng đối diện chuyền bóng cự ly 3 – 4m. 8. Hai người đứng đối diện chuyền bóng cự ly 6 – 8m.

9. Hai người đứng đối diện cách nhau 4-5 m chuyền bóng nhồi 10. Hai người đứng đối diện qua lưới chuyền bóng cách nhau 5-6m 11. Tập phối hợp hai bên sân chuyền bóng.

* Nhóm bài tập thể lực

12. Chạy lên dốc 30, 60m 13. Chạy biến tốc 100m 14. Nằm sấp chống đ y

15. Nhảy dây trong thời gian 90 giây

Xong để đảm bảo tính khách quan và lựa chọn các bài tập có tính chất đặc trưng nhất. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên đang giảng dạy thể dục

tại trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm và các trường THPT lân cận. Kết quả

Một phần của tài liệu Lựa chọn bài tập khắc phục những sai lầm thường mắc trong tập luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay cho học sinh nữ khối 11 trường THPT cao bá quát gia lâm (Trang 25)